Hồng Kông đã ngăn một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc thực hiện một chuyến đi được cho là đến nhóm đảo tranh chấp ở biển Hoa Ðông hôm thứ Tư, ngăn được một cuộc đối đầu ngoại giao với Nhật Bản.
15 nhà hoạt động Hồng Kông và Trung Quốc cùng thủy thủ đoàn đã chất thực phẩm, biểu ngữ phản đối và những thứ đồ dùng khác lên tàu đánh cá của họ sáng ngày thứ Tư, nói rằng họ chuẩn bị đi "câu cá" ở quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, nhà chức trách Hồng Kông đã lên tàu kiểm tra và đọc một thông báo cảnh cáo họ chỉ có thể hoạt động trong vùng biển Hồng Kông trong khi dẫn lại tin tức nói trong thực tế, họ chuẩn bị đi đến nhóm đảo Senkaku/Ðiếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền.
Hồi tháng 8, một nhóm các nhà hoạt động từ Hồng Kông đã qua mắt lực lượng tuần duyên Nhật Bản lẻn lên đảo phất cờ Ðài Loan và Trung Quốc, gây nên một vụ tranh cãi ngoại giao giữa lúc quan hệ Bắc Kinh và Tokyo đang căng thẳng.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đã xấu đi thấy rõ sau khi Nhật Bản mua lại ba trong số những đảo đang tranh chấp với Trung Quốc từ một chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9 năm 2012, làm dấy lên những cuộc biểu tình và tẩy chay hàng hóa Nhật Bản trên khắp Trung Quốc.
15 nhà hoạt động Hồng Kông và Trung Quốc cùng thủy thủ đoàn đã chất thực phẩm, biểu ngữ phản đối và những thứ đồ dùng khác lên tàu đánh cá của họ sáng ngày thứ Tư, nói rằng họ chuẩn bị đi "câu cá" ở quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, nhà chức trách Hồng Kông đã lên tàu kiểm tra và đọc một thông báo cảnh cáo họ chỉ có thể hoạt động trong vùng biển Hồng Kông trong khi dẫn lại tin tức nói trong thực tế, họ chuẩn bị đi đến nhóm đảo Senkaku/Ðiếu Ngư mà Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền.
Hồi tháng 8, một nhóm các nhà hoạt động từ Hồng Kông đã qua mắt lực lượng tuần duyên Nhật Bản lẻn lên đảo phất cờ Ðài Loan và Trung Quốc, gây nên một vụ tranh cãi ngoại giao giữa lúc quan hệ Bắc Kinh và Tokyo đang căng thẳng.
Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á đã xấu đi thấy rõ sau khi Nhật Bản mua lại ba trong số những đảo đang tranh chấp với Trung Quốc từ một chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9 năm 2012, làm dấy lên những cuộc biểu tình và tẩy chay hàng hóa Nhật Bản trên khắp Trung Quốc.