Gần 200 quốc gia tham dự những cuộc thảo luận về khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Doha đã đồng ý gia hạn Nghị định thư Kyoto cho đến năm 2020.
Thỏa thuận năm 1997 đòi hỏi các nước công nghiệp hóa cắt giảm khí thải nhà kính, được qui định hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm nay.
Hội nghị 12 ngày chấm dứt vào ngày thứ Sáu, nhưng kéo dài cho đến ngày thứ Bảy vì các đại biểu vẫn còn chia rẽ về cách thức chấm dứt khí hậu biến đổi và chi tiêu cho việc này như thế nào.
Các quốc gia đang phát triển thúc đẩy gia hạn Nghị định thư Kyoto. Những nước này cũng kêu gọi cam kết rõ ràng của các nước đã phát triển nâng trợ cấp cho họ lên đến 100 tỉ đô la mỗi năm vào năm 2020 - một lời hứa tổng quát đã được đưa ra cách đây 3 năm. Các nước giàu nói không muốn cam kết vào một mục tiêu rõ rệt, nêu lên sự xáo trộn tài chánh của thế giới và áp lực đối với ngân sách của họ.
Một vài quốc gia đã phát triển, kể cả Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Những quốc gia khác không tham dự giai đoạn hai gồm có Canada, Nhật Bản, New Zealand và Nga. Những sự vắng mặt này có nghĩa là việc gia hạn Nghị định thư Kyoto chỉ bao gồm những quốc gia đã phát triển chịu trách nhiệm 15% hay ít hơn khí thải toàn cầu.
Thỏa thuận năm 1997 đòi hỏi các nước công nghiệp hóa cắt giảm khí thải nhà kính, được qui định hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm nay.
Hội nghị 12 ngày chấm dứt vào ngày thứ Sáu, nhưng kéo dài cho đến ngày thứ Bảy vì các đại biểu vẫn còn chia rẽ về cách thức chấm dứt khí hậu biến đổi và chi tiêu cho việc này như thế nào.
Các quốc gia đang phát triển thúc đẩy gia hạn Nghị định thư Kyoto. Những nước này cũng kêu gọi cam kết rõ ràng của các nước đã phát triển nâng trợ cấp cho họ lên đến 100 tỉ đô la mỗi năm vào năm 2020 - một lời hứa tổng quát đã được đưa ra cách đây 3 năm. Các nước giàu nói không muốn cam kết vào một mục tiêu rõ rệt, nêu lên sự xáo trộn tài chánh của thế giới và áp lực đối với ngân sách của họ.
Một vài quốc gia đã phát triển, kể cả Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Những quốc gia khác không tham dự giai đoạn hai gồm có Canada, Nhật Bản, New Zealand và Nga. Những sự vắng mặt này có nghĩa là việc gia hạn Nghị định thư Kyoto chỉ bao gồm những quốc gia đã phát triển chịu trách nhiệm 15% hay ít hơn khí thải toàn cầu.