Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với các cá nhân của cả hai bên trong cuộc xung đột ở Nam Sudan, nơi các cuộc giao tranh giữa phe ủng hộ và phe chống chính phủ đã khiến cho hàng ngàn người thiệt mạng kể từ tháng 12 năm ngoái. Hơn 1,2 triệu người bị thất tán bởi chiến tranh và bạo động sắc tộc.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry loan báo lệnh trừng phạt trong cuộc họp báo chung với trưởng ban chính sách của Liên hiệp Âu châu Catherine Ashton hôm thứ Ba ở Washington.
Ngoại trưởng Kerry cho biết Hoa Kỳ sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt tài chánh đối với ông Marial Chanuong, một tư lệnh của quân đội chính phủ, và ông Peter Gadet, một thủ lãnh quân đội trung thành với cựu phó tổng thống Riek Machar.
Ông Kerry nói cả hai người này phải chịu trách nhiệm về việc “gây ra bạo động không thể tưởng tượng được nhắm vào thường dân.” Ông nói: "Thỏa thuận giảm thiểu những hành động thù nghịch ký hồi tháng Giêng giữa chính phủ Nam Sudan và phe đối lập rõ ràng không được tôn trọng. Và những vụ tấn công mới đây do chính phủ Nam Sudan và các lực lượng chống chính phủ thực hiện—cả hai đều dứt khoát không thể chấp nhận được, và Hoa Kỳ cực lực lên án những hành động đó."
Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ sẽ làm hết khả năng để giữ cho Nam Sudan không “rơi trở lại vào tình trạng bạo động và tuyệt vọng đã xâu xé đất nước này quá lâu.”
Ông Kerry cho biết: "Chúng tôi tiếp tục đứng về phía nhân dân Nam Sudan kêu gọi hòa bình và thừa nhận rằng đường lối duy nhất để giải quyết vụ xung đột này là thông qua đối thoại chính trị."
Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ phong tỏa tài sản của ông Chanuong và ông Gadet ở Mỹ. Các lệnh trừng phạt này còn có việc cấm công dân và doanh nghiệp Mỹ làm ăn với hai người Nam Sudan này.
Bà Ashton nói rằng Liên hiệp Âu châu cũng đang xem xét các lệnh trừng phạt đối với Nam Sudan. Bà nói: "Tôi lo ngại rằng Nam Sudan đang trên bờ vực của một cuộc nối chiến vì những động cơ sắc tộc. Những nguy cơ đói kém, thảm họa nhân đạo đang ngày càng hiện rõ tại nước này. Do đó chúng ta cần phải làm việc chung với nhau. Chúng ta cần phải hành động để bảo đảm rằng những nhà lãnh đạo ở Nam Sudan thực sự cần phải hành động theo đường hướng mà chúng ta đã xác định là họ cần phải làm."
Ngoại trưởng Kerry hồi tuần trước đã họp với Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. Ông Kiir đã đồng ý thương thuyết hòa bình với đối thủ của ông là ông Machar tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon trong phát biểu hôm thứ Ba ở thủ đô Juba của Nam Sudan đã không nói đến việc ông Machar sẽ đối thoại với ông Kiir.
Ông Ban cũng nói rằng ông Machar có thể sẽ không đến được Addis Ababa vào thứ Sáu, tức là ngày được định ra cho cuộc thương thuyết, bởi vì cứ địa của ông Machar ở nơi xa xôi.
Tình trạng bất ổn ở Nam Sudan bắt nguồn từ việc tranh chấp quyền lực giữa ông Kiir và ông Machar và cuộc tranh đã trở nên tệ hại hơn vào tháng 12 năm ngoái. Hai bên đã đồng ý ngưng bắn vào tháng Giêng, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry loan báo lệnh trừng phạt trong cuộc họp báo chung với trưởng ban chính sách của Liên hiệp Âu châu Catherine Ashton hôm thứ Ba ở Washington.
Ngoại trưởng Kerry cho biết Hoa Kỳ sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt tài chánh đối với ông Marial Chanuong, một tư lệnh của quân đội chính phủ, và ông Peter Gadet, một thủ lãnh quân đội trung thành với cựu phó tổng thống Riek Machar.
Ông Kerry nói cả hai người này phải chịu trách nhiệm về việc “gây ra bạo động không thể tưởng tượng được nhắm vào thường dân.” Ông nói: "Thỏa thuận giảm thiểu những hành động thù nghịch ký hồi tháng Giêng giữa chính phủ Nam Sudan và phe đối lập rõ ràng không được tôn trọng. Và những vụ tấn công mới đây do chính phủ Nam Sudan và các lực lượng chống chính phủ thực hiện—cả hai đều dứt khoát không thể chấp nhận được, và Hoa Kỳ cực lực lên án những hành động đó."
Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ sẽ làm hết khả năng để giữ cho Nam Sudan không “rơi trở lại vào tình trạng bạo động và tuyệt vọng đã xâu xé đất nước này quá lâu.”
Ông Kerry cho biết: "Chúng tôi tiếp tục đứng về phía nhân dân Nam Sudan kêu gọi hòa bình và thừa nhận rằng đường lối duy nhất để giải quyết vụ xung đột này là thông qua đối thoại chính trị."
Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ phong tỏa tài sản của ông Chanuong và ông Gadet ở Mỹ. Các lệnh trừng phạt này còn có việc cấm công dân và doanh nghiệp Mỹ làm ăn với hai người Nam Sudan này.
Bà Ashton nói rằng Liên hiệp Âu châu cũng đang xem xét các lệnh trừng phạt đối với Nam Sudan. Bà nói: "Tôi lo ngại rằng Nam Sudan đang trên bờ vực của một cuộc nối chiến vì những động cơ sắc tộc. Những nguy cơ đói kém, thảm họa nhân đạo đang ngày càng hiện rõ tại nước này. Do đó chúng ta cần phải làm việc chung với nhau. Chúng ta cần phải hành động để bảo đảm rằng những nhà lãnh đạo ở Nam Sudan thực sự cần phải hành động theo đường hướng mà chúng ta đã xác định là họ cần phải làm."
Ngoại trưởng Kerry hồi tuần trước đã họp với Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. Ông Kiir đã đồng ý thương thuyết hòa bình với đối thủ của ông là ông Machar tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-Moon trong phát biểu hôm thứ Ba ở thủ đô Juba của Nam Sudan đã không nói đến việc ông Machar sẽ đối thoại với ông Kiir.
Ông Ban cũng nói rằng ông Machar có thể sẽ không đến được Addis Ababa vào thứ Sáu, tức là ngày được định ra cho cuộc thương thuyết, bởi vì cứ địa của ông Machar ở nơi xa xôi.
Tình trạng bất ổn ở Nam Sudan bắt nguồn từ việc tranh chấp quyền lực giữa ông Kiir và ông Machar và cuộc tranh đã trở nên tệ hại hơn vào tháng 12 năm ngoái. Hai bên đã đồng ý ngưng bắn vào tháng Giêng, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn.