HONG KONG —
Trước khi Hồng Kông được giao hoàn cho Trung Quốc vào năm 1997, những người ở thuộc địa Anh này đã ồ ạt di cư sang Mỹ, Canada và Australia vì nỗi sợ hãi phải sống dưới chế độ Cộng Sản. Làn sóng di cư đó đã chậm lại trong lúc Trung Quốc chứng tỏ là họ sẵn sàng tôn trọng qui chế bán tự trị của Hồng Kông dựa theo nguyên tắc “một quốc gia hai thể chế”. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA tại Hồng Kông, các yếu tố chính trị và xã hội lại một lần nữa làm cho nhiều người Hồng Kông rủ nhau đi định cư ở các nước khác.
Hồi đầu tuần này, tờ Trung Quốc Thời báo ở Đài Loan cho biết số người Hồng Kông xin định cư ở Đài Loan đã tăng gấp 6 lần trong nửa năm qua, với số đơn xin định cư lên tới 700 hồi tháng 9.
Bà Mary Chan, một chuyên gia tư vấn về di trú của Công ty Rothe International Canada, xác nhận là văn phòng ở Hồng Kông của công ty bà đã bị tràn ngập bởi những người muốn định cư ở nước ngoài.
Trước đây, những xu thế tương tự đã xuất hiện vì cuộc chuyển giao chủ quyền năm 1997, vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 và vụ bộc phát bệnh SARS năm 2003. Nhưng bà Chan nói rằng làn sóng di dân hiện nay phát sinh từ những yếu tố khác.
Họ không cảm thấy thích thú với tình hình hiện nay ở Hồng Kông. Đa số những người này quan tâm tới vấn đề giáo dục của con cái, vì con họ rất khó có thể vào được những trường tốt. Giá nhà là mối quan tâm thứ nhì. Đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, giá nhà ở đây đã vượt khỏi khả năng tài chánh của họ.
Trong nửa đầu năm nay có gần 4.000 người Hồng Kông đã đi định cư ở các nước khác, tăng 8% so với năm ngoái. Nghị viên Fernando Cheung của Viện Lập pháp Hồng Kông, nói rằng dân chúng ở đây bây giờ ai nấy cũng nói tới việc di dân.
“Chi phí sinh hoạt rõ ràng là một yếu tố quan trọng, ông Cheung cho biết như vậy và nói thêm rằng người dân ở đây phải bỏ ra một triệu đô la để mua một căn chung cư bé tí teo ở khu trung tâm thành phố."
Mặc dù vậy, ông Cheung cũng cho rằng một động cơ khác thúc đẩy làn sóng di dân mới nhất này là sự bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Hồng Kông và đối với sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ ở Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
"Chính phủ không có sự ủng hộ của người dân. Không có một nền dân chủ thật sự và sự thao túng trực tiếp của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của Hồng Kông mỗi lúc một nhiều. Trong vụ việc mới đây nhất về vấn đề cấp phép lập đài truyền hình công miễn phí, có những bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc đã tìm cách ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu của các nhà lập pháp Hồng Kông. Chúng tôi đang mất đi quyền tự trị của mình và dân chúng đang nghĩ tới việc vĩnh viễn rời bỏ nơi này."
Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra. Chỉ riêng trong năm 2012, có hơn 35 triệu người ở Hoa Lục đến Hồng Kông.
Nhiều người trong số đó đã đến Hồng Kông bằng thị thực do Bắc Kinh cấp phát, chứ không phải thị thực của giới hữu trách Hồng Kông. Trong thập niên qua có tới nửa triệu người Hoa Lục đến định cư ở Hồng Kông, là nơi dân số chỉ có 7 triệu người.
Dân chúng Hồng Kông giờ đây gọi những người đến từ Hoa Lục là 'hoàng trùng' hay 'giặc châu chấu' vì tác hại của những người này đối với các nguồn lực của Hồng Kông và sức ép mà họ gây ra cho cơ sở hạ tầng ở thành phố này, trong đó có trường học và bệnh viện.
Hồi tháng 9, trước khi bắt đầu năm học mới, hàng vạn người Hồng Kông đã xếp hàng ròng rã nhiều ngày để chờ ghi danh cho con họ đi học mẫu giáo, trước khi số chỗ ở các trường bị giành mất bởi những đứa trẻ của các gia đình người Hoa Lục.
Một phụ nữ họ Vương có hai đứa con nhỏ. Bà cho biết bà đang làm giấy tờ để đưa gia đình sang định cư ở Bắc Mỹ. Bà đã suýt bật khóc khi nói tới việc phải rời bỏ quê hương.
"Chúng tôi rất buồn khi phải ra đi. Chúng tôi yêu Hồng Kông. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không làm được gì cả. Cho dù chúng tôi có tranh đấu thì cũng chẳng có kết quả gì. Tôi lo sợ là vụ thảm sát Thiên an môn sẽ lập lại ở đây."
Chính phủ ở Bắc Kinh biết rõ là người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn đối với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Điều làm cho Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là một phong trào do những người thuộc thành phần ưu tú của Hồng Kông đề xướng. Phong trào này định chiếm cứ trung tâm thương mại của thành phố này vào mùa hè năm tới.
Chiến dịch chiếm cứ này sẽ nêu bật vấn đề Bắc Kinh không thực thi lời cam kết về quyền phổ thông đầu phiếu. Nghị viên Fernando Cheung nói rằng ông không biết chính phủ trung ương sẽ ứng phó như thế nào với khối người nói tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông. Ông so sánh tình cảnh của những người này với những người ở Tân Cương và Tây Tạng.
"Nhiều người ở đơn vị mà tôi đại diện cảm thấy là Đại Lục đã cố tình tạo ra làn sóng nhập cư này để làm loãng khối dân ở Hồng Kông. Họ dùng những thủ đoạn mà họ đã và đang sử dụng ở Tân Cương để duy trì sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với những sắc dân thiểu số ở đó.'
Vào cuối tuần này, tiếp theo sau Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc, ông Lý Phi, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ở Hồng Kông về vấn đề cải cách chính trị.
Trong lúc dân chúng chờ đợi những sự thay đổi, các số liệu của chính phủ xác nhận là hiện nay số người rời Hồng Kông để định cư ở nước khác nhiều hơn số người đến lập nghiệp tại thành phố này. Đây là lần thứ 8 trong vòng nửa thế kỷ nay Hồng Kông rơi vào một tình huống như vậy.
Hồi đầu tuần này, tờ Trung Quốc Thời báo ở Đài Loan cho biết số người Hồng Kông xin định cư ở Đài Loan đã tăng gấp 6 lần trong nửa năm qua, với số đơn xin định cư lên tới 700 hồi tháng 9.
Bà Mary Chan, một chuyên gia tư vấn về di trú của Công ty Rothe International Canada, xác nhận là văn phòng ở Hồng Kông của công ty bà đã bị tràn ngập bởi những người muốn định cư ở nước ngoài.
Trước đây, những xu thế tương tự đã xuất hiện vì cuộc chuyển giao chủ quyền năm 1997, vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 và vụ bộc phát bệnh SARS năm 2003. Nhưng bà Chan nói rằng làn sóng di dân hiện nay phát sinh từ những yếu tố khác.
Họ không cảm thấy thích thú với tình hình hiện nay ở Hồng Kông. Đa số những người này quan tâm tới vấn đề giáo dục của con cái, vì con họ rất khó có thể vào được những trường tốt. Giá nhà là mối quan tâm thứ nhì. Đối với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, giá nhà ở đây đã vượt khỏi khả năng tài chánh của họ.
Trong nửa đầu năm nay có gần 4.000 người Hồng Kông đã đi định cư ở các nước khác, tăng 8% so với năm ngoái. Nghị viên Fernando Cheung của Viện Lập pháp Hồng Kông, nói rằng dân chúng ở đây bây giờ ai nấy cũng nói tới việc di dân.
“Chi phí sinh hoạt rõ ràng là một yếu tố quan trọng, ông Cheung cho biết như vậy và nói thêm rằng người dân ở đây phải bỏ ra một triệu đô la để mua một căn chung cư bé tí teo ở khu trung tâm thành phố."
Mặc dù vậy, ông Cheung cũng cho rằng một động cơ khác thúc đẩy làn sóng di dân mới nhất này là sự bất mãn của dân chúng đối với chính phủ Hồng Kông và đối với sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ ở Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
"Chính phủ không có sự ủng hộ của người dân. Không có một nền dân chủ thật sự và sự thao túng trực tiếp của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của Hồng Kông mỗi lúc một nhiều. Trong vụ việc mới đây nhất về vấn đề cấp phép lập đài truyền hình công miễn phí, có những bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc đã tìm cách ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu của các nhà lập pháp Hồng Kông. Chúng tôi đang mất đi quyền tự trị của mình và dân chúng đang nghĩ tới việc vĩnh viễn rời bỏ nơi này."
Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra. Chỉ riêng trong năm 2012, có hơn 35 triệu người ở Hoa Lục đến Hồng Kông.
Nhiều người trong số đó đã đến Hồng Kông bằng thị thực do Bắc Kinh cấp phát, chứ không phải thị thực của giới hữu trách Hồng Kông. Trong thập niên qua có tới nửa triệu người Hoa Lục đến định cư ở Hồng Kông, là nơi dân số chỉ có 7 triệu người.
Dân chúng Hồng Kông giờ đây gọi những người đến từ Hoa Lục là 'hoàng trùng' hay 'giặc châu chấu' vì tác hại của những người này đối với các nguồn lực của Hồng Kông và sức ép mà họ gây ra cho cơ sở hạ tầng ở thành phố này, trong đó có trường học và bệnh viện.
Hồi tháng 9, trước khi bắt đầu năm học mới, hàng vạn người Hồng Kông đã xếp hàng ròng rã nhiều ngày để chờ ghi danh cho con họ đi học mẫu giáo, trước khi số chỗ ở các trường bị giành mất bởi những đứa trẻ của các gia đình người Hoa Lục.
Một phụ nữ họ Vương có hai đứa con nhỏ. Bà cho biết bà đang làm giấy tờ để đưa gia đình sang định cư ở Bắc Mỹ. Bà đã suýt bật khóc khi nói tới việc phải rời bỏ quê hương.
"Chúng tôi rất buồn khi phải ra đi. Chúng tôi yêu Hồng Kông. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không làm được gì cả. Cho dù chúng tôi có tranh đấu thì cũng chẳng có kết quả gì. Tôi lo sợ là vụ thảm sát Thiên an môn sẽ lập lại ở đây."
Chính phủ ở Bắc Kinh biết rõ là người dân Hồng Kông ngày càng bất mãn đối với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Điều làm cho Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là một phong trào do những người thuộc thành phần ưu tú của Hồng Kông đề xướng. Phong trào này định chiếm cứ trung tâm thương mại của thành phố này vào mùa hè năm tới.
Chiến dịch chiếm cứ này sẽ nêu bật vấn đề Bắc Kinh không thực thi lời cam kết về quyền phổ thông đầu phiếu. Nghị viên Fernando Cheung nói rằng ông không biết chính phủ trung ương sẽ ứng phó như thế nào với khối người nói tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông. Ông so sánh tình cảnh của những người này với những người ở Tân Cương và Tây Tạng.
"Nhiều người ở đơn vị mà tôi đại diện cảm thấy là Đại Lục đã cố tình tạo ra làn sóng nhập cư này để làm loãng khối dân ở Hồng Kông. Họ dùng những thủ đoạn mà họ đã và đang sử dụng ở Tân Cương để duy trì sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với những sắc dân thiểu số ở đó.'
Vào cuối tuần này, tiếp theo sau Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc, ông Lý Phi, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ở Hồng Kông về vấn đề cải cách chính trị.
Trong lúc dân chúng chờ đợi những sự thay đổi, các số liệu của chính phủ xác nhận là hiện nay số người rời Hồng Kông để định cư ở nước khác nhiều hơn số người đến lập nghiệp tại thành phố này. Đây là lần thứ 8 trong vòng nửa thế kỷ nay Hồng Kông rơi vào một tình huống như vậy.