BẮC KINH —
Một bộ luật mới ở Trung Quốc yêu cầu những người trưởng thành phải cung cấp hỗ trợ tinh thần và tài chính cho cha mẹ già, nếu không sẽ bị phạt tiền và những hình phạt khác. Luật này đã được thi hành hồi đầu tháng này, đè thêm gánh nặng lên một thế hệ những người con duy nhất ở thành thị phải chật vật để theo đúng các tiêu chuẩn truyền thống về báo hiếu.
Các gia đình Trung Quốc thường sống chung cả ba thế hệ dưới một mái nhà, nhưng áp lực công việc ngày càng tăng đang khiến các thành viên gia đình phải tản mạn ra các nơi khác nhau. Trước nhu cần tìm ra công ăn việc làm, theo đuổi sự nghiệp và có được sự độc lập về tài chính, nhiều người trẻ đã rời khỏi nhà. Cha mẹ già thường bị bỏ lại phía sau.
Căng thẳng giữa các thế hệ
Ông Han Yujing, giám đốc nhà dành cho nguời già Qianhe ở Bắc Kinh, các thế hệ trẻ gồm những người con một rất dễ mất liên lạc với cha mẹ.
“Họ sống trong một thời kỳ chuyển tiếp vào lúc phải trông nom cả các thế hệ trẻ lẫn thế hệ già. Họ có công việc và sự nghiệp. Họ phải tìm cách xử lý cha mẹ già, gia đình và công việc, phân bổ mức năng lượng và nguồn lực thích đáng.”
Viện dưỡng lão này đã bắt đầu hoạt động trong năm nay. Viện có chỗ cho khoảng 50 nguời mà con cái quan tâm đến việc đem lại sự chăm sóc thể chất và tâm thần mà chính họ không có khả năng cung cấp.
Ông Han Yujing nói: “Con cái của những người sống ở đây biết rằng, ngoài nhu cầu vật chất, đời sống tinh thần cũng rất quan trọng.”
Theo ông Han, một trong các lý do chính các gia đình sẵn sàng chi ra một khoản khoảng 650 đôla Mỹ, tức 4.000 đồng nguyên, là vì họ muốn cha mẹ họ sống một cách đàng hoàng và không bị cô quạnh trong những năm cuối đời phải xa cách người thân.
Ông Lu Jiehua, một giáo sư về nghiên cứu dân số tại trường Ðại học Bắc Kinh, nói 90% những người già sống nhờ sự giúp đỡ của gia đình. Tuy nhiên, trong khi số con giảm bớt vì chính sách kế hoạch hóa gia đình, có ít nguồn lực hỗ trợ hơn dành cho người lớn tuổi.
“Và nay chúng ta có một số dân trôi nổi khoảng hơn 200 triệu, có nghĩa là có nhiều gia đình người gia neo đơn hay người già sống một mình.”
Vấn nạn về người cao niên
Bà Lu Xinling, 80 tuổi, là một giáo viên về hưu ở Bắc Kinh. Bà cảm thấy mình là một gánh nặng khi sống ở nhà cùng với gia đình. Người thân của bà không có thời giờ dành cho bà và bà thường ở nhà một mình.
Bà nói: “Lũ trẻ về nhà ban đêm và chúng tôi chỉ có Thứ bảy và Chủ nhật để hội họp với nhau. Phần thời gian còn lại thì chúng đi làm trước khi tôi thức dậy và lúc chúng về thì tôi đã đi ngủ rồi.”
Các công việc thường nhật, như nấu nướng hay giặt quần áo, sẽ khơi ra xung đột trong đơn vị gia đình. Bà Lu bắt đầu cảm thấy sự cách biệt về thế hệ.
Bà nói: “Những người vừa muốn có một sự nghiệp vừa muốn gầy dựng một gia đình mang một gánh nặng khổng lồ; có có tấm lòng, nhưng không có sức mạnh.”
Hồi đầu năm nay, bà Lu Xinling đã dọn vào nhà già ở Qianhe, sau khi đọc một bài quảng cáo về cơ sở này trong một tờ báo. Dường như đó là giải pháp hoàn hảo: Có một bệnh viện ở gần, có những căn phòng làm bà liên tưởng đến gia đình và bà còn được giảm phí hàng tháng.
Bà nói: “Tôi không cô độc ở đây, nếu tôi muốn sinh hoạt tôi chỉ việc đi ra ngoài gặp gỡ mọi người, nếu không thì tôi cứ ở trong phòng và xem tivi.”
Bà Lu Xinling cho biết bà đã tìm được tình bạn bè nơi những người ở cùng trong nhà, chia sẻ các ý thích và các trò giải trí và tán gẫu về những vấn đề mà họ phải đối phó. Bà nói bà vẫn giữ mối liên lạc với gia đình, thường gọi điện về nhà và dùng mạng Internet.
Kinh doanh phục vụ một xã hội ngày càng nhiều người cao niên
Tính đến cuối năm nay ở Trung Quốc sẽ có hơn 200 triệu người trên 60 tuổi. Với bộ luật mới đòi hỏi những người trưởng thành phải giúp đỡ cha mẹ già, nhiều người nhìn thấy có cơ hội kinh doanh.
Những trang web như Taobao, một nơi mua bán trên mạng, dành các dịch vụ đi thăm cha mẹ già thay mặt cho gia đình.
Kể từ đầu tháng này, hơn 100 cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao niên đã đăng ký trên website này. Họ đem lại cho các gia đình một phương sách thay thế để bày tỏ lòng hiếu đễ, với giá cả từ khoảng 2 đôla cho đến hơn 300 đôla.
Tuy nhiên, Giáo sư Lu Jiehua nói chăm sóc cho các nhu cầu tình cảm của cha mẹ thường khó khăn hơn là bảo đảm phúc lợi vật chất cho họ. Sự chú ý thay thế bằng các dịch vụ bên ngoài không bù dắp được sự thiếu tình thương.
Ông Lu phân tích: “Những người làm việc ở một thành phố khác thường gửi tiền về nhà cho cha mẹ già và cung cấp hỗ trợ vật chất. Nhưng vấn đề lớn nhất là khi cha mẹ họ đau ốm, ai sẽ chăm nom cho họ? Những người con này sống xa hàng dặm. Và những người già cả cũng đau khổ về tình cảm.”
Và còn các vấn đề đạo đức mà luật lệ không thể giải quyết được.
Ông Lu nói: “Vấn đề hiếu đễ và chăm sóc cha mẹ già có liên quan đến các khía cạnh đạo đức mà không thể giải quyết được bằng cách áp dụng luật lệ. Cho dù luật lệ có thể tạo được sự khác biệ, nó cũng có thể làm tan rã tình thân trong gia đình, tình bạn và lòng yêu thương dành cho người lớn tuổi.”
Hồi đầu tháng 7, một phụ nữ ở tỉnh Giang Tô là người đầu tiên kiện con gái mình về tội bỏ rơi cha mẹ. Một toà án đã ra lệnh cho người con gái trả tiền bồi thường và đến thăm mẹ 2 tháng 1 lần.
Chăm sóc lâu dài
Ðể cất bớt gánh nặng cho các thế hệ trẻ khỏi phải là những người duy nhất chịu trách nhiệm về phúc lợi của cha mẹ, chính phủ Trung Quốc nay đang quảng bá sự hỗ trợ của cộng đồng và các cơ quan dành cho người cao niên.
Mặc dầu nhiều người hoan nghênh luật này, bà Lu Xinling thông cảm với các thế hệ trẻ bị đặt dưới áp lực.
Bà nói: “Chúng ta không thể nói là họ không có hiếu. Ðơn giản là họ không thể bày tỏ lòng hiếu thảo đó được.”
Các gia đình Trung Quốc thường sống chung cả ba thế hệ dưới một mái nhà, nhưng áp lực công việc ngày càng tăng đang khiến các thành viên gia đình phải tản mạn ra các nơi khác nhau. Trước nhu cần tìm ra công ăn việc làm, theo đuổi sự nghiệp và có được sự độc lập về tài chính, nhiều người trẻ đã rời khỏi nhà. Cha mẹ già thường bị bỏ lại phía sau.
Căng thẳng giữa các thế hệ
Ông Han Yujing, giám đốc nhà dành cho nguời già Qianhe ở Bắc Kinh, các thế hệ trẻ gồm những người con một rất dễ mất liên lạc với cha mẹ.
“Họ sống trong một thời kỳ chuyển tiếp vào lúc phải trông nom cả các thế hệ trẻ lẫn thế hệ già. Họ có công việc và sự nghiệp. Họ phải tìm cách xử lý cha mẹ già, gia đình và công việc, phân bổ mức năng lượng và nguồn lực thích đáng.”
Viện dưỡng lão này đã bắt đầu hoạt động trong năm nay. Viện có chỗ cho khoảng 50 nguời mà con cái quan tâm đến việc đem lại sự chăm sóc thể chất và tâm thần mà chính họ không có khả năng cung cấp.
Ông Han Yujing nói: “Con cái của những người sống ở đây biết rằng, ngoài nhu cầu vật chất, đời sống tinh thần cũng rất quan trọng.”
Theo ông Han, một trong các lý do chính các gia đình sẵn sàng chi ra một khoản khoảng 650 đôla Mỹ, tức 4.000 đồng nguyên, là vì họ muốn cha mẹ họ sống một cách đàng hoàng và không bị cô quạnh trong những năm cuối đời phải xa cách người thân.
Ông Lu Jiehua, một giáo sư về nghiên cứu dân số tại trường Ðại học Bắc Kinh, nói 90% những người già sống nhờ sự giúp đỡ của gia đình. Tuy nhiên, trong khi số con giảm bớt vì chính sách kế hoạch hóa gia đình, có ít nguồn lực hỗ trợ hơn dành cho người lớn tuổi.
“Và nay chúng ta có một số dân trôi nổi khoảng hơn 200 triệu, có nghĩa là có nhiều gia đình người gia neo đơn hay người già sống một mình.”
Vấn nạn về người cao niên
Bà Lu Xinling, 80 tuổi, là một giáo viên về hưu ở Bắc Kinh. Bà cảm thấy mình là một gánh nặng khi sống ở nhà cùng với gia đình. Người thân của bà không có thời giờ dành cho bà và bà thường ở nhà một mình.
Bà nói: “Lũ trẻ về nhà ban đêm và chúng tôi chỉ có Thứ bảy và Chủ nhật để hội họp với nhau. Phần thời gian còn lại thì chúng đi làm trước khi tôi thức dậy và lúc chúng về thì tôi đã đi ngủ rồi.”
Các công việc thường nhật, như nấu nướng hay giặt quần áo, sẽ khơi ra xung đột trong đơn vị gia đình. Bà Lu bắt đầu cảm thấy sự cách biệt về thế hệ.
Bà nói: “Những người vừa muốn có một sự nghiệp vừa muốn gầy dựng một gia đình mang một gánh nặng khổng lồ; có có tấm lòng, nhưng không có sức mạnh.”
Hồi đầu năm nay, bà Lu Xinling đã dọn vào nhà già ở Qianhe, sau khi đọc một bài quảng cáo về cơ sở này trong một tờ báo. Dường như đó là giải pháp hoàn hảo: Có một bệnh viện ở gần, có những căn phòng làm bà liên tưởng đến gia đình và bà còn được giảm phí hàng tháng.
Bà nói: “Tôi không cô độc ở đây, nếu tôi muốn sinh hoạt tôi chỉ việc đi ra ngoài gặp gỡ mọi người, nếu không thì tôi cứ ở trong phòng và xem tivi.”
Bà Lu Xinling cho biết bà đã tìm được tình bạn bè nơi những người ở cùng trong nhà, chia sẻ các ý thích và các trò giải trí và tán gẫu về những vấn đề mà họ phải đối phó. Bà nói bà vẫn giữ mối liên lạc với gia đình, thường gọi điện về nhà và dùng mạng Internet.
Kinh doanh phục vụ một xã hội ngày càng nhiều người cao niên
Tính đến cuối năm nay ở Trung Quốc sẽ có hơn 200 triệu người trên 60 tuổi. Với bộ luật mới đòi hỏi những người trưởng thành phải giúp đỡ cha mẹ già, nhiều người nhìn thấy có cơ hội kinh doanh.
Những trang web như Taobao, một nơi mua bán trên mạng, dành các dịch vụ đi thăm cha mẹ già thay mặt cho gia đình.
Kể từ đầu tháng này, hơn 100 cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao niên đã đăng ký trên website này. Họ đem lại cho các gia đình một phương sách thay thế để bày tỏ lòng hiếu đễ, với giá cả từ khoảng 2 đôla cho đến hơn 300 đôla.
Tuy nhiên, Giáo sư Lu Jiehua nói chăm sóc cho các nhu cầu tình cảm của cha mẹ thường khó khăn hơn là bảo đảm phúc lợi vật chất cho họ. Sự chú ý thay thế bằng các dịch vụ bên ngoài không bù dắp được sự thiếu tình thương.
Ông Lu phân tích: “Những người làm việc ở một thành phố khác thường gửi tiền về nhà cho cha mẹ già và cung cấp hỗ trợ vật chất. Nhưng vấn đề lớn nhất là khi cha mẹ họ đau ốm, ai sẽ chăm nom cho họ? Những người con này sống xa hàng dặm. Và những người già cả cũng đau khổ về tình cảm.”
Và còn các vấn đề đạo đức mà luật lệ không thể giải quyết được.
Ông Lu nói: “Vấn đề hiếu đễ và chăm sóc cha mẹ già có liên quan đến các khía cạnh đạo đức mà không thể giải quyết được bằng cách áp dụng luật lệ. Cho dù luật lệ có thể tạo được sự khác biệ, nó cũng có thể làm tan rã tình thân trong gia đình, tình bạn và lòng yêu thương dành cho người lớn tuổi.”
Hồi đầu tháng 7, một phụ nữ ở tỉnh Giang Tô là người đầu tiên kiện con gái mình về tội bỏ rơi cha mẹ. Một toà án đã ra lệnh cho người con gái trả tiền bồi thường và đến thăm mẹ 2 tháng 1 lần.
Chăm sóc lâu dài
Ðể cất bớt gánh nặng cho các thế hệ trẻ khỏi phải là những người duy nhất chịu trách nhiệm về phúc lợi của cha mẹ, chính phủ Trung Quốc nay đang quảng bá sự hỗ trợ của cộng đồng và các cơ quan dành cho người cao niên.
Mặc dầu nhiều người hoan nghênh luật này, bà Lu Xinling thông cảm với các thế hệ trẻ bị đặt dưới áp lực.
Bà nói: “Chúng ta không thể nói là họ không có hiếu. Ðơn giản là họ không thể bày tỏ lòng hiếu thảo đó được.”