BANGKOK —
Người đứng đầu các công tác nhân đạo Liên Hiệp Quốc nói một trại tị nạn Hồi giáo Rohingya dành cho những nạn nhân của bạo động giữa các cộng đồng mới đây “đông người quá mức.”
Theo như tường trình của Thông tín viên Ron Corben cho Đài VOA từ Bangkok, bà Valeri Amos của Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế làm áp lực với Miến Điện để giải quyết vấn đề quốc tịch cho những người Rohingyas vô quốc gia và tiến hành những nỗ lực hòa giải trong cộng đồng.
Bà Valerie Amos, đứng đầu các công tác nhân đạo của Liên Hiệp Quốc nói chuyện với các phóng viên ngày thứ Bảy vào cuối chuyến đi thăm chính thức Miến Điện 4 ngày. Bà nói những điều kiện của các trại dành cho các nạn nhân bạo động giữa các cộng đồng nằm trong số những tình trạng tồi tệ nhất bà chứng kiến về mặt quá tải và vệ sinh.
Bà Amos viếng thăm 8 trại tị nạn tại miền Tây bang Rakhine, nơi những cuộc xung đột và đốt phá trong năm nay làm gần 200 người thiệt mạng và khoảng 115.000 phải sơ tán.
Bà nói trong khi điều kiện tại các trại khác nhau, nhưng trại tị nạn Myebon là nơi “đặc biệt gây nhiều xúc động.”
“Mọi người chen chúc nhau, đàn ông, phụ nữ, trẻ em sống trong những lều trại căn bản là dùng cho số người ở ít hơn. Tình trạng vệ sinh rất tồi tệ. Nước cho người; tiếp cận được với nước để tắm rửa, nấu nướng.. thật là khủng khiếp. Không có trường học và trẻ em không thể đi đến trường.”
Người đứng đầu công tác nhân đạo nói - Miến Điện cũng còn gọi là Myanmar, đối mặt với một số thách đố nhân đạo với 500.000 người phải sơ tán vì các cuộc tranh chấp địa phương.
Bà nói bạo động đã để lại những chia rẻ sâu đậm trong các cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo.
Trong khi hoan nghênh những cải cách chính trị dưới thời Tổng thống Thein Sein mà bà đã gặp và thảo luận, bà Amos cũng kêu gọi chính phủ giải quyết những quan ngại của Liên Hiệp Quốc và đưa ra những giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề quốc tịch của những người Hồi giáo Rohingyas vô quốc gia rất nhạy cảm tại Miến Điện. Nhiều người Phật giáo cho rằng người Rohingyas là người Bengal.
Bà Amos nói “Các người trao tặng và các quốc gia cần tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Miến Điện giải quyết vấn đề quốc tịch và đồng thời bắt đầu tiến trình hòa giải.”
Liên Hiệp Quốc cho biết đã nhận được 27 triệu đô la tiền cứu trợ những người sơ tán ở bang Rakhine nhưng cần thêm 41 triệu đô la vào tháng 6 năm 2013.
Bà Amos cũng nêu ra những quan tâm đối với hàng ngàn người sơ tán tại bang Kachin miền đông Miến Điện. Khoảng 75.000 người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vì giao tranh giữa quân đội Kachin và quân đội Miến Điện. Bà nói cứu trợ rất cần thiết để giúp 40.000 trong những khu vực mà Liên Hiệp Quốc không tiếp cận được.
Kêu gọi trợ giúp và cải cách của Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện được tổ chức nhân quyền Mạng lưới Thay thế ASEAN hoan nghênh. Nhưng tổ chức này cảnh báo là cộng đồng quốc tế nên đảm bảo là chính phủ tại thủ đô Naypyidaw, sẽ chấp nhận những khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc. Bà Debbie Stothard là phát ngôn viên của tổ chức nói:
“Nếu Naypyidaw không làm gì cả hay trên thực tế bắt đầu hành xử theo một chiều hướng tiêu cực hơn thì tôi nghĩ đây là một lời đánh thức đối với cộng đồng quốc tế - một viên chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc đã đến, được thuyết trình về các vấn đề liên hệ và hiện có một hình ảnh rõ rệt về tình hình mà bà đã công bố công khai.”
Các tổ chức nhân quyền nói điều khẩn thiết đối với cộng đồng quốc tế là tiếp cận được những người sơ tán trong nước, đặc biệt là những người Kachin đang phải đối đầu với mùa đông sắp tới tại miền bắc Miến Điện và cần nhiều hơn là những tấm plastic để làm nơi tạm trú.
Người đứng đầu cơ quan nhân đạo Liên Hiệp Quốc Amos nói cộng đồng Rakhine cũng cảm thấy bị “bỏ rơi đằng sau” về phương diện phát triển trên toàn cõi Miến Điện, bà chỉ rõ cần phải ngay lập tức giải quyết những thống khổ của họ.
Theo như tường trình của Thông tín viên Ron Corben cho Đài VOA từ Bangkok, bà Valeri Amos của Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế làm áp lực với Miến Điện để giải quyết vấn đề quốc tịch cho những người Rohingyas vô quốc gia và tiến hành những nỗ lực hòa giải trong cộng đồng.
Bà Valerie Amos, đứng đầu các công tác nhân đạo của Liên Hiệp Quốc nói chuyện với các phóng viên ngày thứ Bảy vào cuối chuyến đi thăm chính thức Miến Điện 4 ngày. Bà nói những điều kiện của các trại dành cho các nạn nhân bạo động giữa các cộng đồng nằm trong số những tình trạng tồi tệ nhất bà chứng kiến về mặt quá tải và vệ sinh.
Bà Amos viếng thăm 8 trại tị nạn tại miền Tây bang Rakhine, nơi những cuộc xung đột và đốt phá trong năm nay làm gần 200 người thiệt mạng và khoảng 115.000 phải sơ tán.
Bà nói trong khi điều kiện tại các trại khác nhau, nhưng trại tị nạn Myebon là nơi “đặc biệt gây nhiều xúc động.”
“Mọi người chen chúc nhau, đàn ông, phụ nữ, trẻ em sống trong những lều trại căn bản là dùng cho số người ở ít hơn. Tình trạng vệ sinh rất tồi tệ. Nước cho người; tiếp cận được với nước để tắm rửa, nấu nướng.. thật là khủng khiếp. Không có trường học và trẻ em không thể đi đến trường.”
Người đứng đầu công tác nhân đạo nói - Miến Điện cũng còn gọi là Myanmar, đối mặt với một số thách đố nhân đạo với 500.000 người phải sơ tán vì các cuộc tranh chấp địa phương.
Bà nói bạo động đã để lại những chia rẻ sâu đậm trong các cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo.
Trong khi hoan nghênh những cải cách chính trị dưới thời Tổng thống Thein Sein mà bà đã gặp và thảo luận, bà Amos cũng kêu gọi chính phủ giải quyết những quan ngại của Liên Hiệp Quốc và đưa ra những giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề quốc tịch của những người Hồi giáo Rohingyas vô quốc gia rất nhạy cảm tại Miến Điện. Nhiều người Phật giáo cho rằng người Rohingyas là người Bengal.
Bà Amos nói “Các người trao tặng và các quốc gia cần tiếp tục gây áp lực lên chính phủ Miến Điện giải quyết vấn đề quốc tịch và đồng thời bắt đầu tiến trình hòa giải.”
Liên Hiệp Quốc cho biết đã nhận được 27 triệu đô la tiền cứu trợ những người sơ tán ở bang Rakhine nhưng cần thêm 41 triệu đô la vào tháng 6 năm 2013.
Bà Amos cũng nêu ra những quan tâm đối với hàng ngàn người sơ tán tại bang Kachin miền đông Miến Điện. Khoảng 75.000 người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa vì giao tranh giữa quân đội Kachin và quân đội Miến Điện. Bà nói cứu trợ rất cần thiết để giúp 40.000 trong những khu vực mà Liên Hiệp Quốc không tiếp cận được.
Kêu gọi trợ giúp và cải cách của Liên Hiệp Quốc tại Miến Điện được tổ chức nhân quyền Mạng lưới Thay thế ASEAN hoan nghênh. Nhưng tổ chức này cảnh báo là cộng đồng quốc tế nên đảm bảo là chính phủ tại thủ đô Naypyidaw, sẽ chấp nhận những khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc. Bà Debbie Stothard là phát ngôn viên của tổ chức nói:
“Nếu Naypyidaw không làm gì cả hay trên thực tế bắt đầu hành xử theo một chiều hướng tiêu cực hơn thì tôi nghĩ đây là một lời đánh thức đối với cộng đồng quốc tế - một viên chức cao cấp của Liên Hiệp Quốc đã đến, được thuyết trình về các vấn đề liên hệ và hiện có một hình ảnh rõ rệt về tình hình mà bà đã công bố công khai.”
Các tổ chức nhân quyền nói điều khẩn thiết đối với cộng đồng quốc tế là tiếp cận được những người sơ tán trong nước, đặc biệt là những người Kachin đang phải đối đầu với mùa đông sắp tới tại miền bắc Miến Điện và cần nhiều hơn là những tấm plastic để làm nơi tạm trú.
Người đứng đầu cơ quan nhân đạo Liên Hiệp Quốc Amos nói cộng đồng Rakhine cũng cảm thấy bị “bỏ rơi đằng sau” về phương diện phát triển trên toàn cõi Miến Điện, bà chỉ rõ cần phải ngay lập tức giải quyết những thống khổ của họ.