Người đứng đầu cơ quan nhân đạo của Liên Hiệp Quốc đã mô tả tình cảnh của các tín đồ Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện là “thảm khốc”, trong khi bà tới thị sát các trại tị nạn đông nghẹt những người đã bỏ chạy khỏi tình trạng bạo lực cộng đồng gây chết người.
Giám đốc phụ trách vấn đề nhân đạo Valerie Amos cho biết, khi bà tới thăm một số trại tại bang Rakhine ở miền tây ngày hôm nay, bà đã chứng kiến hàng ngàn người trong “những chỗ tạm trú đông nghẹt, không đạt tiêu chuẩn và tình trạng vệ sinh tồi tệ.”
Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 115.000 người đã rơi vào cảnh thất tán khắp bang Rakhine sau khi bạo lực giữa tín đồ Hồi giáo và Phật giáo bùng nổ hồi tháng Sáu và tái diễn một lần nữa vào tháng Mười, làm mấy chục người thiệt mạng và phá hủy hàng nghìn nhà cửa.
Dù bạo lực chết chóc đã lắng dịu, bà Amos nói rằng tình trạng căng thẳng giữa các cộng đồng vẫn còn ‘rất cao’, và nhiều người vẫn đang ‘sống trong sợ hãi’. Bà bầy tỏ sự kinh hoàng trước việc các binh sĩ Miến Điện tách lìa các cộng đồng để làm tìm cách xoa dịu tình hình.
Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích Miến Điện tước đoạt nhiều người Rohingya nhiều quyền cơ bản, trong đó có quyền công dân.
Bà Amos hôm nay nói rằng nhiều người Rohingya bị thất tán không có công ăn việc làm, trẻ con không đi học và không thể rời các trại tị nạn vì bị hạn chế đi lại.
Dù bà Amos cho biết sự phối hợp giữa chính phủ Miến Điện và các cơ quan LHQ ‘đã được cải thiện đáng kể’, bà kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của nước này hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ của LHQ.
Bà Amos cho biết nhà lãnh đạo nên giải thích cho các cộng đồng địa phương tại sao LHQ đang cung cấp cứu trợ, và nói rằng các mối đe dọa an ninh đối với các nhân viên cứu trợ là một ‘thách thức lớn’.
LHQ vẫn đang tìm cách huy động hơn 60% trong số 68 triệu đôla mà tổ chức này nói là cần để xử lý tình trạng nhân đạo tại Miến Điện.
Giám đốc phụ trách vấn đề nhân đạo Valerie Amos cho biết, khi bà tới thăm một số trại tại bang Rakhine ở miền tây ngày hôm nay, bà đã chứng kiến hàng ngàn người trong “những chỗ tạm trú đông nghẹt, không đạt tiêu chuẩn và tình trạng vệ sinh tồi tệ.”
Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 115.000 người đã rơi vào cảnh thất tán khắp bang Rakhine sau khi bạo lực giữa tín đồ Hồi giáo và Phật giáo bùng nổ hồi tháng Sáu và tái diễn một lần nữa vào tháng Mười, làm mấy chục người thiệt mạng và phá hủy hàng nghìn nhà cửa.
Dù bạo lực chết chóc đã lắng dịu, bà Amos nói rằng tình trạng căng thẳng giữa các cộng đồng vẫn còn ‘rất cao’, và nhiều người vẫn đang ‘sống trong sợ hãi’. Bà bầy tỏ sự kinh hoàng trước việc các binh sĩ Miến Điện tách lìa các cộng đồng để làm tìm cách xoa dịu tình hình.
Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích Miến Điện tước đoạt nhiều người Rohingya nhiều quyền cơ bản, trong đó có quyền công dân.
Bà Amos hôm nay nói rằng nhiều người Rohingya bị thất tán không có công ăn việc làm, trẻ con không đi học và không thể rời các trại tị nạn vì bị hạn chế đi lại.
Dù bà Amos cho biết sự phối hợp giữa chính phủ Miến Điện và các cơ quan LHQ ‘đã được cải thiện đáng kể’, bà kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của nước này hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ của LHQ.
Bà Amos cho biết nhà lãnh đạo nên giải thích cho các cộng đồng địa phương tại sao LHQ đang cung cấp cứu trợ, và nói rằng các mối đe dọa an ninh đối với các nhân viên cứu trợ là một ‘thách thức lớn’.
LHQ vẫn đang tìm cách huy động hơn 60% trong số 68 triệu đôla mà tổ chức này nói là cần để xử lý tình trạng nhân đạo tại Miến Điện.