GENEVE —
Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hãy mở cửa biên giới để đón nhận những người phải rời bỏ nhà cửa để tránh tình trạng mất an ninh và bạo lực tại Miến Điện. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc nói rằng cơ quan này vô cùng quan tâm về những vụ chết đuối hồi gần đây của các thuyền nhân Hồi giáo Rohingya, đã rời bang Rakhine bên Miến Điện để tìm một nơi nương thân an toàn.
Trong hai tuần qua, hai chiếc tàu đã chìm trong vịnh Bengal, với tổng cộng khoảng 240 người trên cả 2 tàu. Cơ quan tị nạn LHQ cho biết trong số các nạn nhân có nhiều người Rohingya đến từ bang Rakhine của Miến Điện.
Người phát ngôn của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, bà Melissa Fleming nói rằng một tàu tuần tra của hải quân Bangladesh và ngư dân địa phương đã giải cứu được 40 người từ các tàu đang chìm. Bà nói:
"Người ta trông thấy nhiều xác chết nổi lên trên mặt nước, vì thế chúng tôi tin rằng số phận của 200 người còn lại chắc cũng không sáng sủa gì. Hai tai nạn này đánh dấu một khởi đầu đáng báo động cho mùa dùng tàu vượt biển truyền thống ... mùa vượt biển trong vịnh Bengal, khi các nhóm người tị nạn và những nhóm di cư thường đánh cuộc với mạng sống của họ khi dùng các tàu đánh cá để vượt biển với hy vọng sẽ tìm được sự an toàn và một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Đông Nam Á."
Ước lượng có từ 7.000 đến 8.000 người đã rời khỏi Miến Điện qua vịnh Bengal trong mùa vượt biển trước, kéo dài từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012. Cao Ủy Tỵ Nạn nói họ lo ngại rằng nhiều người hơn nữa có thể theo chân các nhóm đi trước trong những tuần sắp tới do căng thẳng leo thang giữa đa số theo Phật giáo và thiểu số Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine.
Những vụ bạo động giữa các cộng đồng này đã nổ ra hồi tháng Sáu năm nay. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn hồi tháng 10, vì những vụ xung đột sắc tộc mới làm hàng chục người thiệt mạng, hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy và buộc hơn 110.000 người phải rời nhà cửa đi sơ tán.
Bà Fleming nói rằng Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc lo sợ rằng nhiều người Rohingya vì tuyệt vọng, sợ hãi và cảm thấy đã tới đường cùng, có thể hy sinh mạng sống bằng cách vượt vịnh Bengal trên những chiếc tàu ọp ẹp, không được trang bị để đi biển. Bà nói:
"Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến điện hãy tức thời hành động để giải quyết một số yếu tố mà chúng tôi gọi là động cơ đẩy họ tới chỗ liều mạng ra đi. Những vấn đề này cũng liên kết với các vấn đề liên quan tới quyền công dân và quy chế vô tổ quốc của thiểu số người Hồi giáo Rohingya .... Một tình trạng bình yên mong manh đã trở về trên khu vực này, nhưng căng thẳng vẫn rất cao và có nhiều lo sợ rằng bạo động có thể lại bùng nổ trở lại."
Người Hồi giáo Rohingya đã sống ở Miến Điện qua nhiều thế hệ, nhưng chưa bao giờ được hưởng quyền công dân. Họ vẫn là những người vô tổ quốc, bị tước mọi quyền hạn và quyền lợi mà các công dân Miến Điện được hưởng.
Bà Fleming thuộc Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc nhận định đây là một tình trạng không thể kéo dài. Bà nói Miến Điện đang là tâm điểm của sự chú ý của thế giới trong lúc này, và với sự ra đời của một tân chính phủ có và sự tham gia của khôi nguyên giải Nobel Aung San Su Kyi, giờ có một tia hy vọng rằng vấn đề kéo dài bấy lâu nay, rốt cuộc có thể được giải quyết.
Trong hai tuần qua, hai chiếc tàu đã chìm trong vịnh Bengal, với tổng cộng khoảng 240 người trên cả 2 tàu. Cơ quan tị nạn LHQ cho biết trong số các nạn nhân có nhiều người Rohingya đến từ bang Rakhine của Miến Điện.
Người phát ngôn của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, bà Melissa Fleming nói rằng một tàu tuần tra của hải quân Bangladesh và ngư dân địa phương đã giải cứu được 40 người từ các tàu đang chìm. Bà nói:
"Người ta trông thấy nhiều xác chết nổi lên trên mặt nước, vì thế chúng tôi tin rằng số phận của 200 người còn lại chắc cũng không sáng sủa gì. Hai tai nạn này đánh dấu một khởi đầu đáng báo động cho mùa dùng tàu vượt biển truyền thống ... mùa vượt biển trong vịnh Bengal, khi các nhóm người tị nạn và những nhóm di cư thường đánh cuộc với mạng sống của họ khi dùng các tàu đánh cá để vượt biển với hy vọng sẽ tìm được sự an toàn và một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Đông Nam Á."
Ước lượng có từ 7.000 đến 8.000 người đã rời khỏi Miến Điện qua vịnh Bengal trong mùa vượt biển trước, kéo dài từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012. Cao Ủy Tỵ Nạn nói họ lo ngại rằng nhiều người hơn nữa có thể theo chân các nhóm đi trước trong những tuần sắp tới do căng thẳng leo thang giữa đa số theo Phật giáo và thiểu số Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine.
Những vụ bạo động giữa các cộng đồng này đã nổ ra hồi tháng Sáu năm nay. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn hồi tháng 10, vì những vụ xung đột sắc tộc mới làm hàng chục người thiệt mạng, hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy và buộc hơn 110.000 người phải rời nhà cửa đi sơ tán.
Bà Fleming nói rằng Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc lo sợ rằng nhiều người Rohingya vì tuyệt vọng, sợ hãi và cảm thấy đã tới đường cùng, có thể hy sinh mạng sống bằng cách vượt vịnh Bengal trên những chiếc tàu ọp ẹp, không được trang bị để đi biển. Bà nói:
"Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến điện hãy tức thời hành động để giải quyết một số yếu tố mà chúng tôi gọi là động cơ đẩy họ tới chỗ liều mạng ra đi. Những vấn đề này cũng liên kết với các vấn đề liên quan tới quyền công dân và quy chế vô tổ quốc của thiểu số người Hồi giáo Rohingya .... Một tình trạng bình yên mong manh đã trở về trên khu vực này, nhưng căng thẳng vẫn rất cao và có nhiều lo sợ rằng bạo động có thể lại bùng nổ trở lại."
Người Hồi giáo Rohingya đã sống ở Miến Điện qua nhiều thế hệ, nhưng chưa bao giờ được hưởng quyền công dân. Họ vẫn là những người vô tổ quốc, bị tước mọi quyền hạn và quyền lợi mà các công dân Miến Điện được hưởng.
Bà Fleming thuộc Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc nhận định đây là một tình trạng không thể kéo dài. Bà nói Miến Điện đang là tâm điểm của sự chú ý của thế giới trong lúc này, và với sự ra đời của một tân chính phủ có và sự tham gia của khôi nguyên giải Nobel Aung San Su Kyi, giờ có một tia hy vọng rằng vấn đề kéo dài bấy lâu nay, rốt cuộc có thể được giải quyết.