LONDON —
Các nhà lãnh đạo của 8 quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu thế giới sẽ họp tại Anh vào tuần tới trong hội nghị thượng đỉnh G8 thường niên về kinh tế và các vấn đề thế giới. Từ London, thông tín viên VOA Al Pessin ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Các nhà lãnh đạo sẽ họp tại địa điểm nghỉ mát bên hồ ở Bắc Ireland. Họ sẽ có hai ngày thoải mái, tránh xa các cuộc biểu tình như cuộc biểu tình ở London của những người tự nhận là chống tư bản, và lánh xa mọi cuộc phản kháng như cuộc phản kháng hồi tháng giêng chỉ cách Belfast có hơn 100 kilomet.
Ðó là điều nhắc nhở rằng mấy chục năm căng thẳng giữa các phe Tin Lành và Công giáo ở Bắc Ireland vẫn còn chưa lắng dịu. Nhưng đấy không phải là hình ảnh mà Anh Quốc muốn có cho cuộc họp thượng đỉnh.
Các giới chức đang tìm cách có được một điểm gì tương tự với diễn biến năm ngoái ở khu nghỉ mát Camp David của Tổng thống Hoa Kỳ. Thủ tướng Anh David Cameron muốn tập trung vào thương mại, thuế khóa và sự minh bạch, và ít nhất vào một vấn đề quốc tế chủ chốt là vụ xung đột ở Syria.
Ông Cameron nói: “Chúng ta nên nhân hội nghị G8 để tìm cách và đem áp lực từ mọi phía để đi đến những gì mà tất cả chúng ta đều muốn có, đó là một hội nghị hòa bình, một tiến trình hòa bình và một quyết định hướng tới một chính phủ chuyển tiếp ở Syria.”
Việc Hoa Kỳ chính thức xác định rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học sẽ tăng cường quyết tâm của Tây phương tại hội nghị thượng đỉnh. Nhưng có phần chắc là thành viên Nga trong khối G8 sẽ tiếp tục chống đối bất kỳ quyết định nào từ bên ngoài đòi lật đổ chế độ ở Syria.
Ông Kardri Liik là một chuyên gia về Nga thuộc Hội đồng Ðối ngoại Âu Châu.
Ông Liik nói: “Họ không nhất thiết đồng ý với cac quan điểm Tây phương nhằm giải quyết vụ xung đột Syria, nhưng đồng thời họ cũng không có ảnh hưởng và quyền lực để đòi phải theo giải pháp của họ.”
Trong khi đó các nỗ lực của khối G8 nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế thế giới sẽ gặp trở ngại qua sự kiện không có nhiều nước đóng vai chủ chốt tại bàn hội nghị, nổi bật là Trung Quốc và các nước đã giành được thế mạnh kinh tế kể từ khi các hội nghị thượng đỉnh này bắt đầu cách đây 38 năm.
Ông Stephen Pickford thuộc tổ chức Chatham House của Anh nêu nhận định:
“Nhiều vấn đề mà họ muốn giải quyết thực sự rất khó mà giải quyết nếu không có sự tham gia của các thị trường đang trỗi dậy. Tuy nhiên, có thể G8 sẽ biểu dương vai trò lãnh đạo của mình một chút và tìm cách thúc đẩy mọi chuyện.”
Ðối với khối G8, thúc đẩy mọi chuyện có thể mang ý nghĩa thực tiễn hơn là trông đợi vào những khai thông quan trọng.
Các nhà lãnh đạo sẽ họp tại địa điểm nghỉ mát bên hồ ở Bắc Ireland. Họ sẽ có hai ngày thoải mái, tránh xa các cuộc biểu tình như cuộc biểu tình ở London của những người tự nhận là chống tư bản, và lánh xa mọi cuộc phản kháng như cuộc phản kháng hồi tháng giêng chỉ cách Belfast có hơn 100 kilomet.
Ðó là điều nhắc nhở rằng mấy chục năm căng thẳng giữa các phe Tin Lành và Công giáo ở Bắc Ireland vẫn còn chưa lắng dịu. Nhưng đấy không phải là hình ảnh mà Anh Quốc muốn có cho cuộc họp thượng đỉnh.
Các giới chức đang tìm cách có được một điểm gì tương tự với diễn biến năm ngoái ở khu nghỉ mát Camp David của Tổng thống Hoa Kỳ. Thủ tướng Anh David Cameron muốn tập trung vào thương mại, thuế khóa và sự minh bạch, và ít nhất vào một vấn đề quốc tế chủ chốt là vụ xung đột ở Syria.
Ông Cameron nói: “Chúng ta nên nhân hội nghị G8 để tìm cách và đem áp lực từ mọi phía để đi đến những gì mà tất cả chúng ta đều muốn có, đó là một hội nghị hòa bình, một tiến trình hòa bình và một quyết định hướng tới một chính phủ chuyển tiếp ở Syria.”
Việc Hoa Kỳ chính thức xác định rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học sẽ tăng cường quyết tâm của Tây phương tại hội nghị thượng đỉnh. Nhưng có phần chắc là thành viên Nga trong khối G8 sẽ tiếp tục chống đối bất kỳ quyết định nào từ bên ngoài đòi lật đổ chế độ ở Syria.
Ông Kardri Liik là một chuyên gia về Nga thuộc Hội đồng Ðối ngoại Âu Châu.
Ông Liik nói: “Họ không nhất thiết đồng ý với cac quan điểm Tây phương nhằm giải quyết vụ xung đột Syria, nhưng đồng thời họ cũng không có ảnh hưởng và quyền lực để đòi phải theo giải pháp của họ.”
Trong khi đó các nỗ lực của khối G8 nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế thế giới sẽ gặp trở ngại qua sự kiện không có nhiều nước đóng vai chủ chốt tại bàn hội nghị, nổi bật là Trung Quốc và các nước đã giành được thế mạnh kinh tế kể từ khi các hội nghị thượng đỉnh này bắt đầu cách đây 38 năm.
Ông Stephen Pickford thuộc tổ chức Chatham House của Anh nêu nhận định:
“Nhiều vấn đề mà họ muốn giải quyết thực sự rất khó mà giải quyết nếu không có sự tham gia của các thị trường đang trỗi dậy. Tuy nhiên, có thể G8 sẽ biểu dương vai trò lãnh đạo của mình một chút và tìm cách thúc đẩy mọi chuyện.”
Ðối với khối G8, thúc đẩy mọi chuyện có thể mang ý nghĩa thực tiễn hơn là trông đợi vào những khai thông quan trọng.