Các phái đoàn đại diện của hai phe lâm chiến ở Nam Sudan sẽ bắt đầu thương thuyết với nhau tại Ethiopia trong ngày hôm nay, sau nhiều tuần lễ bạo động làm hơn 1.000 người thiệt mạng. Cuộc hòa đàm diễn ra một ngày sau khi binh sĩ chính phủ và các lực lượng trung thành với lãnh tụ phiến quân Riek Machar lại giao tranh với nhau ở thành phố Bor, thủ phủ của tiểu bang Jonglei của Nam Sudan.
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở tiểu bang Jonglei và tiểu bang Unity có nhiều dầu lửa. Lệnh báo động an ninh này được ban hành trong lúc ông Kiir tìm cách chấm dứt vụ khủng hoảng đang đe dọa tới quốc gia mới giành được độc lập cách nay hai năm.
Bà Hilde Johnson, người đứng đầu phái bộ Liên hiệp quốc ở Nam Sudan, phát biểu như sau trước khi cuộc hòa đàm bắt đầu ở Addis Ababa.
"Quốc gia này đang đứng trước một ngã rẽ. Quốc gia này đang đứng trước một ngã ba đường, nhưng họ có thể tránh được một sự tăng mạnh của bạo động."
Vụ đổ máu tại quốc gia trẻ nhất thế giới này đã bùng ra hồi trung tuần tháng 12, khi ông Kiir tố cáo Phó Tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chánh.
Một ngày trước ngày khai mạc của cuộc hòa đàm do một tổ chức khu vực ở Đông Phi điều giải, ông Machar nói với đài VOA rằng không thể nào có được hòa bình dưới sự lãnh đạo của ông Kiir.
"Ông ta làm cho đất nước bị chia rẽ với những vụ thảm sát ở Juba, với chiến dịch thanh tẩy sắc tộc ở Juba. Tôi không nghĩ là ông Salva Kirr có thể làm cho đất nước đoàn kết lại với nhau được nữa."
Những người mục kích cho biết một số vụ bạo động có tính chất sắc tộc, với những vụ tấn công lẫn nhau giữa những người ủng hộ ông Kirr, thuộc sắc dân Dinka, và những người ủng hộ ông Machar, thuộc bộ lạc Nuer.
Mấy mươi ngàn người đã vào ẩn náu tại các doanh trại của Liên hiệp quốc. Một phụ nữ đi tản cư với 11 đứa con cho biết bà không thể về nhà vào lúc này.
"Làm sao tôi có thể trở về cộng đồng đó, nơi mà người Dinka đang tấn công và giết hại chúng tôi. Tổng thống là người của họ nên chúng tôi không thể trở về. Chúng tôi được an toàn ở nơi này."
Hơn 70 nhân viên cảnh sát người Bangladesh mới đây đã tới Nam Sudan để giúp bảo vệ an ninh cho các doanh trại của Liên hiệp quốc. Bà Johnson cho biết như sau về nhiệm vụ của những cảnh sát viên này.
"Chúng tôi dùng họ để tuần tra các doanh trại và để giúp đỡ. Thí dụ, một trong những việc chúng tôi phải làm là khám xét để tìm kiếm khí giới, nhằm bảo đảm là doanh trại được an ninh, an toàn."
Liên hiệp quốc cho biết bạo động ở Nam Sudan đã làm cho hơn 180.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở tiểu bang Jonglei và tiểu bang Unity có nhiều dầu lửa. Lệnh báo động an ninh này được ban hành trong lúc ông Kiir tìm cách chấm dứt vụ khủng hoảng đang đe dọa tới quốc gia mới giành được độc lập cách nay hai năm.
Bà Hilde Johnson, người đứng đầu phái bộ Liên hiệp quốc ở Nam Sudan, phát biểu như sau trước khi cuộc hòa đàm bắt đầu ở Addis Ababa.
"Quốc gia này đang đứng trước một ngã rẽ. Quốc gia này đang đứng trước một ngã ba đường, nhưng họ có thể tránh được một sự tăng mạnh của bạo động."
Vụ đổ máu tại quốc gia trẻ nhất thế giới này đã bùng ra hồi trung tuần tháng 12, khi ông Kiir tố cáo Phó Tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chánh.
Một ngày trước ngày khai mạc của cuộc hòa đàm do một tổ chức khu vực ở Đông Phi điều giải, ông Machar nói với đài VOA rằng không thể nào có được hòa bình dưới sự lãnh đạo của ông Kiir.
"Ông ta làm cho đất nước bị chia rẽ với những vụ thảm sát ở Juba, với chiến dịch thanh tẩy sắc tộc ở Juba. Tôi không nghĩ là ông Salva Kirr có thể làm cho đất nước đoàn kết lại với nhau được nữa."
Những người mục kích cho biết một số vụ bạo động có tính chất sắc tộc, với những vụ tấn công lẫn nhau giữa những người ủng hộ ông Kirr, thuộc sắc dân Dinka, và những người ủng hộ ông Machar, thuộc bộ lạc Nuer.
Mấy mươi ngàn người đã vào ẩn náu tại các doanh trại của Liên hiệp quốc. Một phụ nữ đi tản cư với 11 đứa con cho biết bà không thể về nhà vào lúc này.
"Làm sao tôi có thể trở về cộng đồng đó, nơi mà người Dinka đang tấn công và giết hại chúng tôi. Tổng thống là người của họ nên chúng tôi không thể trở về. Chúng tôi được an toàn ở nơi này."
Hơn 70 nhân viên cảnh sát người Bangladesh mới đây đã tới Nam Sudan để giúp bảo vệ an ninh cho các doanh trại của Liên hiệp quốc. Bà Johnson cho biết như sau về nhiệm vụ của những cảnh sát viên này.
"Chúng tôi dùng họ để tuần tra các doanh trại và để giúp đỡ. Thí dụ, một trong những việc chúng tôi phải làm là khám xét để tìm kiếm khí giới, nhằm bảo đảm là doanh trại được an ninh, an toàn."
Liên hiệp quốc cho biết bạo động ở Nam Sudan đã làm cho hơn 180.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.