Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta nói rằng “có một cửa sổ cơ hội rất nhỏ” để bảo đảm cho hòa bình ở Nam Sudan. Ông Kenyatta cho biết như thế trong lúc các nhà lãnh đạo vùng Đông Phi đang họp tại thủ đô Nairobi của nước ông để thảo luận về vụ khủng hoảng đang tiếp diễn ở Nam Sudan. Liên hiệp quốc cho biết giao tranh giữa các nhóm sắc tộc ở đó đã gây tử vong cho hơn 1.000 người kể từ khi bạo động bùng ra cách nay gần 2 tuần.
Nam Sudan đang chìm ngập trong bạo động với những vụ giao tranh giữa những người thuộc sắc tộc Dinka và những người thuộc sắc tộc Nuer.
Liên hiệp quốc cho biết gần 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn đi lánh nạn vì vụ giao tranh bùng ra khi Tổng thống Salva Kiir, thuộc sắc tộc Dinka, tố cáo cựu Phó Tổng thống Riek Machar, thuộc sắc tộc Nuer, định thực hiện một cuộc đảo chánh.
Hôm thứ 5, các nhà lãnh đạo của Ethiopia và Kenya đã họp với ông Kiir trong một nỗ lực nhằm điều giải một thỏa thuận hòa bình ở Nam Sudan.
Ngoại trưởng Ethiopia Tedros Adhanom mô tả cuộc thảo luận có tính chất xây dựng:
"Chúng tôi thảo luận đã thảo luận nhiều vấn đề. Một là ngưng chỉ các hành vi thù địch. Vấn đề thứ nhì là khởi sự ngay các cuộc đàm phán hoặc đối thoại để giải quyết vấn đề theo đường lối chính trị. Vấn đề thứ ba là vấn đề liên quan tới những người bị bắt vì bị nghi âm mưu đảo chánh. Và vấn đề thứ tư là vụ khủng hoảng nhân đạo."
Bà Hilde Johnson, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, là người đứng đầu phái bộ Liên hiệp quốc ở Nam Sudan.
Hôm thứ 5, bà Johnson cho biết cơ quan thế giới này đã cảm thấy bất ngờ trước tình hình bạo động:
"Chúng tôi đã biết là có những mối căng thẳng và điều đó có thể tạo ra nhiều vấn đề. Nhưng tôi không nghĩ rằng bất kỳ người Nam Sudan nào hoặc bất kỳ nhà quan sát nào của chúng tôi ở nước này hoặc ở nước ngoài đã dự đoán là sự ổn định có thể bị phá vỡ một cách nhanh chóng như vậy. Chúng tôi đã biết là những mối căng thẳng sắc tộc có khả năng gây bất ổn cho nước này. Nhưng không ai ngờ là tốc độ, mức độ nghiêm trọng và qui mô của nó lại cao như vậy."
Hồi đầu tuần này, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã biểu quyết tán thành kế hoạch phái thêm 5.500 binh sĩ duy trì hòa bình tới Nam Sudan. Liên hiệp quốc cho biết họ hy vọng có thể phái thêm nhiều binh sĩ duy trì hòa bình tới nước này trong những ngày sắp tới.
Nam Sudan đang chìm ngập trong bạo động với những vụ giao tranh giữa những người thuộc sắc tộc Dinka và những người thuộc sắc tộc Nuer.
Liên hiệp quốc cho biết gần 100.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn đi lánh nạn vì vụ giao tranh bùng ra khi Tổng thống Salva Kiir, thuộc sắc tộc Dinka, tố cáo cựu Phó Tổng thống Riek Machar, thuộc sắc tộc Nuer, định thực hiện một cuộc đảo chánh.
Hôm thứ 5, các nhà lãnh đạo của Ethiopia và Kenya đã họp với ông Kiir trong một nỗ lực nhằm điều giải một thỏa thuận hòa bình ở Nam Sudan.
Ngoại trưởng Ethiopia Tedros Adhanom mô tả cuộc thảo luận có tính chất xây dựng:
"Chúng tôi thảo luận đã thảo luận nhiều vấn đề. Một là ngưng chỉ các hành vi thù địch. Vấn đề thứ nhì là khởi sự ngay các cuộc đàm phán hoặc đối thoại để giải quyết vấn đề theo đường lối chính trị. Vấn đề thứ ba là vấn đề liên quan tới những người bị bắt vì bị nghi âm mưu đảo chánh. Và vấn đề thứ tư là vụ khủng hoảng nhân đạo."
Bà Hilde Johnson, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, là người đứng đầu phái bộ Liên hiệp quốc ở Nam Sudan.
Hôm thứ 5, bà Johnson cho biết cơ quan thế giới này đã cảm thấy bất ngờ trước tình hình bạo động:
"Chúng tôi đã biết là có những mối căng thẳng và điều đó có thể tạo ra nhiều vấn đề. Nhưng tôi không nghĩ rằng bất kỳ người Nam Sudan nào hoặc bất kỳ nhà quan sát nào của chúng tôi ở nước này hoặc ở nước ngoài đã dự đoán là sự ổn định có thể bị phá vỡ một cách nhanh chóng như vậy. Chúng tôi đã biết là những mối căng thẳng sắc tộc có khả năng gây bất ổn cho nước này. Nhưng không ai ngờ là tốc độ, mức độ nghiêm trọng và qui mô của nó lại cao như vậy."
Hồi đầu tuần này, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã biểu quyết tán thành kế hoạch phái thêm 5.500 binh sĩ duy trì hòa bình tới Nam Sudan. Liên hiệp quốc cho biết họ hy vọng có thể phái thêm nhiều binh sĩ duy trì hòa bình tới nước này trong những ngày sắp tới.