Hầu hết những người lánh nạn tại trại của Liên Hiệp Quốc ở Juba thuộc sắc tộc Nuer, như cựu Tổng thống Riek Machar. Những người Nuer nói họ bị người Dinka, sắc dân của Tổng thống Salva Kiir, nhắm tấn công.
Ông Chuong Gatkek cư dân Juba, thuộc sắc tộc Nuer đi lánh nạn cho biết:
“Có giao tranh ở khắp mọi nơi, không chỉ ở thủ đô Juba. Ngay cả bên ngoài, tại các tỉnh, những cuộc giao tranh vẫn tiếp tục cho đến nay, và chính phủ không làm gì để chấm dứt chiến tranh cả.”
Bà Christine Bimansha, một bác sĩ thuộc tổ chức Bác sĩ Không Biên giới có trụ sở tại Paris, cảnh báo là những điều kiện tồi tệ trong trại có thể đưa đến việc lan truyền các chứng bệnh:
“Như thường lệ, chúng tôi lo ngại là trong những điều kiện như thế này, bệnh dịch tả sẽ xuất hiện đầu tiên, và chúng tôi may mắn vì chúng tôi có mặt tại thành phố nhưng chúng tôi có có thể bị nhiễm các chứng bệnh hay lây. Chúng tôi có thể có bệnh sởi và bệnh viêm màng não bùng phát.”
Quốc gia Nam Sudan giàu dầu mỏ giành được độc lập từ Sudan vào tháng 7 năm 2011. Đối đầu lâu năm giữa Tổng thống Kiir và cựu phó Tổng thống biến thành bạo động cách đây hai tuần.
Kể từ đó, những vụ giết người hàng loạt và những bạo động khác đã làm cho hàng chục ngàn người phải tìm nơi cư trú dưới sự bảo vệ của lực lượng quốc tế ở Juba và một số thành phố khác.
Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo vùng đang thúc đẩy các bên chấm dứt giao tranh.
Ông Donald Booth, đặc sứ Mỹ tại Sudan và Nam Sudan ngày thứ Sáu đã có những cuộc thảo luận với Tổng thống Kiir. Ông nói:
“Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất xây dựng. Tổng thống cho tôi biết về những cuộc thảo luận ngày thứ Năm giữa ông với Thủ tướng Ethiopia và Tổng thống Kenya. Và ông xác nhận là ông đang trong tiến trình dàn xếp ngưng các vụ giao tranh trên toàn quốc, cùng với việc gia tăng khả năng đưa cứu trợ nhân đạo đến cho người dân Nam Sudan bị kẹt trong những cuộc giao tranh.”
Tổng thống Kiir đổ lỗi cho ông Machar kích động các cuộc giao tranh rộng khắp tại Nam Sudan bằng cách dàn dựng một cuộc đảo chính thất bại. Lực lượng của ông Machar đã kiểm soát được bang Unity giàu dầu mỏ, nhưng ông phủ nhận âm mưu đảo chính. Người sắc tộc Nuer nói giao tranh bùng phát vì âm mưu của người Dinka tước vũ khí họ.
Các nhà lãnh đạo Đông Phi hôm thứ Sáu gặp nhau tại Kenya để dàn xếp một cuộc ngưng bắn, nhưng nhà lãnh đạo phe nổi dậy không được mời. Các nhà phân tích nói quyết định không mời ông này có thể cản trở những nỗ lực hòa bình.
Ông Chuong Gatkek cư dân Juba, thuộc sắc tộc Nuer đi lánh nạn cho biết:
“Có giao tranh ở khắp mọi nơi, không chỉ ở thủ đô Juba. Ngay cả bên ngoài, tại các tỉnh, những cuộc giao tranh vẫn tiếp tục cho đến nay, và chính phủ không làm gì để chấm dứt chiến tranh cả.”
Bà Christine Bimansha, một bác sĩ thuộc tổ chức Bác sĩ Không Biên giới có trụ sở tại Paris, cảnh báo là những điều kiện tồi tệ trong trại có thể đưa đến việc lan truyền các chứng bệnh:
“Như thường lệ, chúng tôi lo ngại là trong những điều kiện như thế này, bệnh dịch tả sẽ xuất hiện đầu tiên, và chúng tôi may mắn vì chúng tôi có mặt tại thành phố nhưng chúng tôi có có thể bị nhiễm các chứng bệnh hay lây. Chúng tôi có thể có bệnh sởi và bệnh viêm màng não bùng phát.”
Quốc gia Nam Sudan giàu dầu mỏ giành được độc lập từ Sudan vào tháng 7 năm 2011. Đối đầu lâu năm giữa Tổng thống Kiir và cựu phó Tổng thống biến thành bạo động cách đây hai tuần.
Kể từ đó, những vụ giết người hàng loạt và những bạo động khác đã làm cho hàng chục ngàn người phải tìm nơi cư trú dưới sự bảo vệ của lực lượng quốc tế ở Juba và một số thành phố khác.
Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo vùng đang thúc đẩy các bên chấm dứt giao tranh.
Ông Donald Booth, đặc sứ Mỹ tại Sudan và Nam Sudan ngày thứ Sáu đã có những cuộc thảo luận với Tổng thống Kiir. Ông nói:
“Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất xây dựng. Tổng thống cho tôi biết về những cuộc thảo luận ngày thứ Năm giữa ông với Thủ tướng Ethiopia và Tổng thống Kenya. Và ông xác nhận là ông đang trong tiến trình dàn xếp ngưng các vụ giao tranh trên toàn quốc, cùng với việc gia tăng khả năng đưa cứu trợ nhân đạo đến cho người dân Nam Sudan bị kẹt trong những cuộc giao tranh.”
Tổng thống Kiir đổ lỗi cho ông Machar kích động các cuộc giao tranh rộng khắp tại Nam Sudan bằng cách dàn dựng một cuộc đảo chính thất bại. Lực lượng của ông Machar đã kiểm soát được bang Unity giàu dầu mỏ, nhưng ông phủ nhận âm mưu đảo chính. Người sắc tộc Nuer nói giao tranh bùng phát vì âm mưu của người Dinka tước vũ khí họ.
Các nhà lãnh đạo Đông Phi hôm thứ Sáu gặp nhau tại Kenya để dàn xếp một cuộc ngưng bắn, nhưng nhà lãnh đạo phe nổi dậy không được mời. Các nhà phân tích nói quyết định không mời ông này có thể cản trở những nỗ lực hòa bình.