Iran và sáu cường quốc thế giới bước sang ngày thứ ba của phiên họp ngày thứ Sáu tại Geneve, nơi họ tìm cách giảm bớt cách biệt về một thỏa thuận tạm thời được đề nghị sẽ cắt giảm chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp chế tài.
Các nhà ngoại giao từ cả hai phía báo cáo một số tiến bộ tiếp theo sau phiên họp ngày thứ Năm, nhưng nói rằng những bất đồng quan trọng vẫn còn. Những người tham dự hội nghị nói rằng điểm khó khăn chính có vẻ là Iran sẽ được phép tinh chế uranium tới mức độ nào. Một điểm nữa là các biện pháp chế tài sẽ được nới lỏng bao nhiêu.
Bộ trưởng ngoại giao Iran, ông Mohammad Javad Zarif, và nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, đã hội họp với nhau nhiều lần từ ngày thứ Tư để thảo luận về những khác biệt.
Hai nhà ngoại giao này đã thảo luận vào ngày thứ Sáu. Phiên họp sáng thứ Sáu không được phát ngôn nhân của bà Ashton đưa ra những mẩu tin nhỏ thông thường. Thay vào việc mô tả cuộc họp là “quan trọng” hay “căng thẳng” như đã làm hôm thứ Năm, ông Michael Mann chỉ nói rằng họ đã chấm dứt sau khoảng hai giờ đồng hồ.
Iran tiếp tục những đòi hỏi
Cơ quan thông tấn chính thức của Iran, IRNA, trích thuật lời Thứ trưởng ngoại giao Iran Abbas Araghchi ở Geneve, được lặp lại vào thứ Sáu về khẳng định của Iran là họ vẫn duy trì quyền tinh luyện uranium, một tiến trình đưa tới kết quả là các vật liệu có thể sử dụng để chế tạo bom cũng như làm nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân dân dụng.
Tehran phủ nhận tin cho rằng họ muốn chế tạo một vũ khí hạt nhân. Họ đã đề nghị đình chỉ một phần trong chương trình hạt nhân và đồng ý chấp nhận các cuộc thanh sát chặt chẽ hơn nếu phương Tây nới lỏng các biện pháp chế tài gây tai hại tới nền kinh tế của họ.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình ARD của Đức, ông Mann nói rằng các thương thuyết gia cần đạt được một thỏa thuận “bền vững” và “có thể kiểm chứng được.”
Ông Mann nói rằng: “Chúng tôi luôn luôn tìm cách lạc quan, nhưng lẽ dĩ nhiên thận trọng là cần thiết. Tôi biết rằng, tôi chưa thể đưa ra cam kết gì ở đây, nhưng trong một cuộc đàm phán có tính cách kỹ thuật quan trọng như thế này, điều tốt nhất là phải thận trọng.”
Sau phiên họp buổi sáng thứ Sáu, bà Ashton đã thuyết trình cho sáu phái đoàn từ sáu quốc gia đại diện cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức. Một giới chức Hoa Kỳ nói rằng sau đó các phái đoàn đã tiếp xúc với thủ đô nước họ để tham khảo ý kiến.
Cuộc đàm phán có dấu hiệu căng thẳng
Giọng điệu và những sự kiện xảy ra liên tiếp này gợi ý rằng cuộc đàm phán vừa kể còn tiếp tục khó khăn. Hai phía đang tìm kiếm một thỏa thuận ban đầu. Sau đó họ sẽ dành sáu tháng để thương thảo cho một hiệp định rộng rãi hơn để bảo đảm rằng chương trình hạt nhân của Iran là thuần túy hòa bình như Iran đã tuyên bố, và để chấm dứt tất cả các biện pháp trừng phạt liên quan tới vấn đề hạt nhân.
Một cựu đại sứ Anh tại Iran, ông Richard Dalton, nói rằng, cả hai phía có những nguyên tắc to lớn phải duy trì trong việc đạt được một hiệp định, và sự thất bại trong tuần này là một thoái bộ.
Ông nói: “Việc này là điều cực kỳ không may bởi vì như ta đã thấy, giữa vòng thứ nhì và thứ ba, cả hai phía có vẻ như đã đưa ra lập trường cứng rắn trên một số phương diện. Như vậy nếu ta thấy sự thất bại bây giờ thì sẽ không dễ dàng để tìm được sự dung hòa.”
Ông Dalton nói rằng các thương thuyết gia có thể phải cố gắng tìm một một thỏa thuận trong giai đoạn đầu hạn chế hơn nếu những nỗ lực của họ hiện nay thất bại.
Trong khi đó, có tin cho biết các bộ trưởng ngoại giao từ nhóm tiếp xúc, trong đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, có thể sẽ đáp phi cơ tới để tham dự hội nghị, và gia hạn cuộc đàm phán vượt quá thời biểu là chấm dứt vào đêm thứ Sáu.
Các bộ trưởng này đã làm như vậy trong các vòng đàm phán hai tuần lễ trước đây, nhưng cũng không thể đạt được một thỏa thuận.
Nếu không có một hiệp định nào trong vòng đám phán này, các thương thuyết gia hy vọng sẽ lại nhóm họp vào tháng tới. Có áp lực lên cả hai phía để đạt được những bước đầu tiên hướng tới việc chấm dứt tranh chấp về vấn đề hạt nhân sớm chừng nào hay chừng đó.
Tại Iran, những người thuộc phe cứng rắn muốn tuyên bố sự thất bại của chính phủ tương đối ôn hòa đắc cử hồi tháng Sáu với sứ mạng mưu tìm việc chấm dứt các biện pháp chế tài.
Và tại Hoa Kỳ, một thành viên quan trọng của nhóm tiếp xúc, một số thành viên Hạ viện muốn đưa ra thêm các biện pháp chế tài để buộc Iran phải nhượng bộ nhiều hơn, một hành động mà chính phủ Obama nói là có thể loại trừ bất cứ cơ may nào về một giải pháp cho vụ tranh chấp này.
Các nhà ngoại giao từ cả hai phía báo cáo một số tiến bộ tiếp theo sau phiên họp ngày thứ Năm, nhưng nói rằng những bất đồng quan trọng vẫn còn. Những người tham dự hội nghị nói rằng điểm khó khăn chính có vẻ là Iran sẽ được phép tinh chế uranium tới mức độ nào. Một điểm nữa là các biện pháp chế tài sẽ được nới lỏng bao nhiêu.
Bộ trưởng ngoại giao Iran, ông Mohammad Javad Zarif, và nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, đã hội họp với nhau nhiều lần từ ngày thứ Tư để thảo luận về những khác biệt.
Hai nhà ngoại giao này đã thảo luận vào ngày thứ Sáu. Phiên họp sáng thứ Sáu không được phát ngôn nhân của bà Ashton đưa ra những mẩu tin nhỏ thông thường. Thay vào việc mô tả cuộc họp là “quan trọng” hay “căng thẳng” như đã làm hôm thứ Năm, ông Michael Mann chỉ nói rằng họ đã chấm dứt sau khoảng hai giờ đồng hồ.
Iran tiếp tục những đòi hỏi
Cơ quan thông tấn chính thức của Iran, IRNA, trích thuật lời Thứ trưởng ngoại giao Iran Abbas Araghchi ở Geneve, được lặp lại vào thứ Sáu về khẳng định của Iran là họ vẫn duy trì quyền tinh luyện uranium, một tiến trình đưa tới kết quả là các vật liệu có thể sử dụng để chế tạo bom cũng như làm nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân dân dụng.
Tehran phủ nhận tin cho rằng họ muốn chế tạo một vũ khí hạt nhân. Họ đã đề nghị đình chỉ một phần trong chương trình hạt nhân và đồng ý chấp nhận các cuộc thanh sát chặt chẽ hơn nếu phương Tây nới lỏng các biện pháp chế tài gây tai hại tới nền kinh tế của họ.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình ARD của Đức, ông Mann nói rằng các thương thuyết gia cần đạt được một thỏa thuận “bền vững” và “có thể kiểm chứng được.”
Ông Mann nói rằng: “Chúng tôi luôn luôn tìm cách lạc quan, nhưng lẽ dĩ nhiên thận trọng là cần thiết. Tôi biết rằng, tôi chưa thể đưa ra cam kết gì ở đây, nhưng trong một cuộc đàm phán có tính cách kỹ thuật quan trọng như thế này, điều tốt nhất là phải thận trọng.”
Sau phiên họp buổi sáng thứ Sáu, bà Ashton đã thuyết trình cho sáu phái đoàn từ sáu quốc gia đại diện cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức. Một giới chức Hoa Kỳ nói rằng sau đó các phái đoàn đã tiếp xúc với thủ đô nước họ để tham khảo ý kiến.
Cuộc đàm phán có dấu hiệu căng thẳng
Giọng điệu và những sự kiện xảy ra liên tiếp này gợi ý rằng cuộc đàm phán vừa kể còn tiếp tục khó khăn. Hai phía đang tìm kiếm một thỏa thuận ban đầu. Sau đó họ sẽ dành sáu tháng để thương thảo cho một hiệp định rộng rãi hơn để bảo đảm rằng chương trình hạt nhân của Iran là thuần túy hòa bình như Iran đã tuyên bố, và để chấm dứt tất cả các biện pháp trừng phạt liên quan tới vấn đề hạt nhân.
Một cựu đại sứ Anh tại Iran, ông Richard Dalton, nói rằng, cả hai phía có những nguyên tắc to lớn phải duy trì trong việc đạt được một hiệp định, và sự thất bại trong tuần này là một thoái bộ.
Ông nói: “Việc này là điều cực kỳ không may bởi vì như ta đã thấy, giữa vòng thứ nhì và thứ ba, cả hai phía có vẻ như đã đưa ra lập trường cứng rắn trên một số phương diện. Như vậy nếu ta thấy sự thất bại bây giờ thì sẽ không dễ dàng để tìm được sự dung hòa.”
Ông Dalton nói rằng các thương thuyết gia có thể phải cố gắng tìm một một thỏa thuận trong giai đoạn đầu hạn chế hơn nếu những nỗ lực của họ hiện nay thất bại.
Trong khi đó, có tin cho biết các bộ trưởng ngoại giao từ nhóm tiếp xúc, trong đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, có thể sẽ đáp phi cơ tới để tham dự hội nghị, và gia hạn cuộc đàm phán vượt quá thời biểu là chấm dứt vào đêm thứ Sáu.
Các bộ trưởng này đã làm như vậy trong các vòng đàm phán hai tuần lễ trước đây, nhưng cũng không thể đạt được một thỏa thuận.
Nếu không có một hiệp định nào trong vòng đám phán này, các thương thuyết gia hy vọng sẽ lại nhóm họp vào tháng tới. Có áp lực lên cả hai phía để đạt được những bước đầu tiên hướng tới việc chấm dứt tranh chấp về vấn đề hạt nhân sớm chừng nào hay chừng đó.
Tại Iran, những người thuộc phe cứng rắn muốn tuyên bố sự thất bại của chính phủ tương đối ôn hòa đắc cử hồi tháng Sáu với sứ mạng mưu tìm việc chấm dứt các biện pháp chế tài.
Và tại Hoa Kỳ, một thành viên quan trọng của nhóm tiếp xúc, một số thành viên Hạ viện muốn đưa ra thêm các biện pháp chế tài để buộc Iran phải nhượng bộ nhiều hơn, một hành động mà chính phủ Obama nói là có thể loại trừ bất cứ cơ may nào về một giải pháp cho vụ tranh chấp này.