BẮC KINH —
Thương thuyết gia hàng đầu về hạt nhân của Bắc Triều Tiên có mặt ở Bắc Kinh trong tuần này để dự các cuộc đàm phán vào lúc Bình Nhưỡng tiếp tục một cuộc tấn công ngoại giao, sau nhiều tháng gây căng thẳng trong vùng. Chuyên gia phân tích Trung Quốc nói chưa rõ tuy các hành động trong tương lai của Trung Quốc, Bình Nhưỡng đang ngày càng thấy khó khăn khi tránh né những lời kêu gọi trở lại bàn đàm phán về việc chấm dứt các chương trình vũ khí hạt nhân của họ. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA Bill Ide ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Ông Kim Kye-Gwan là giới chức cấp cao thứ nhì của Bắc Triều Tiên đến thăm Trung Quốc trong mấy tuần lễ vừa qua. Chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở California hồi đầu tháng này, ông Choe Ryong Hae, một giới chức cấp cao của quân đội Bắc Triều Tiên cũng đã đến Bắc Kinh.
Ông Vương Phàn, một nhà khoa học chính trị tại trường Ðại học Ngoại giao Bắc Kinh, nói rằng xét về loạt hoạt động ngoại giao dồn dập của Bình Nhưỡng mới đây, chuyến thăm của ông Kim sẽ là một cơ hội tốt để Bắc Kinh tiếp xúc với Bắc Triều Tiên.
Ông Vương nói: “Bắc Triều Tiên đang cảm thấy hơi bị cô lập lúc này và nhiều nước không rõ ràng về các chính sách của họ. Ông nói Trung Quốc có thể giúp hiểu rõ thêm về những quyết định chính trị sắp tới của miền Bắc là gì.”
Trong tuần lễ vừa qua, Bắc Triều Tiên đã tìm cách mở các cuộc đàm phán với miền Nam, và kêu gọi một cuộc đối thoại trực tiếp với Hoa Kỳ. Các cuộc đàm phán với Nam Triều Tiên đã bị bãi bỏ vì một bất đồng về thủ tục.
Washington cho biết sẵn sàng chấp nhận “các cuộc thương nghị khả tín,” nhưng nói thêm rằng Bình Nhưỡng phải đồng ý phi hạt nhân hóa trước đã. Ðây là một lập trường mà Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn không muốn chấp nhận.
Các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên loan tin khi ông Choe Ryong Hae đến thăm Bắc Kinh hồi cuối tháng trước, ông đã yêu cầu các giới chức Trung Quốc chấp nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.
Ông Kim Xán Vinh, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Ðại học Nhân dân Bắc Kinh, nói rằng mặc dầu đã bị từ khước, lời yêu cầu có thể lại được đưa ra trong các cuộc họp của ông Kim vào tuần này.
Ông Kim nói: “Nếu họ đồng ý từ bỏ việc phát triển hạt nhân, thì chúng ta có thể xúc tiến các cuộc đàm phán và thảo luận cách thức tái khởi động các cuộc đàm phán 6 bên, nếu họ tiếp tục yêu cầu thừa nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân thì tôi nghĩ sẽ không còn gì để mà thảo luận.”
Ông Vương Ðông, một nhà khoa học chính trị tại trường Ðại học Bắc Kinh, nói rằng mặc dầu ban đầu còn miễn cưỡng, có các dấu hiệu cho thấy miền Bắc có thể lại tiếp nhận ý kiến đó.
Ông Vương cho biết: “Cách đây chừng 2 ngày, họ nói cơ bản là họ sẽ đàm phán, nhưng không phải về vấn đề phi hạt nhân hóa. Nhưng tôi nghĩ hôm qua đã có một sự biến chuyển trong thái độ của họ và nay họ đang trích dẫn những điều mà ông Kim Il Sung và Kim Jong Il đã tuyên bố trước, rằng phi hạt nhân hóa phải là mục tiêu tối hậu của bán đảo Triều Tiên.”
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng, Seoul và Hoa Kỳ định nghĩa phi hạt nhân hóa một cách khác nhau. Bắc Triều Tiên xác định phi hạt nhân hoá là việc gỡ bỏ không những vũ khí riêng của họ, mà cả việc bảo vệ cho Nam Triều Tiên dưới ô dù hạt nhân của Hoa Kỳ, trong đó có các tàu ngầm, máy bay ném bom, và phi đạn đạn đạo xuyên lục địa. Bởi lẽ lực lượng Hoa Kỳ không còn bố trí vũ khí hạt nhân nào trên đất liền ở Nam Triều Tiên, lập trường của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên là để bán đảo không có hạt nhân, thì bước đầu tiên là miền Bắc phải từ bỏ vũ khí của họ.
Bất kể Bắc Triều Tiên định nghĩa ra sao, các chuyên gia phân tích Trung Quốc, như ông Vương Ðông, tin rằng sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng đang hạn chế các chọn lựa của họ.
Ông Vương nói tiếp: “Trừ phi chúng ta đoàn kết lại với nhau và gửi cho Bắc Triều Tiên một thông điệp thống nhất và kiên quyết, thì Bắc Triều Tiền sẽ vẫn làm những gì mà họ đã làm từ trước đến nay, nghĩa là khai thác những bất đồng giữa 5 bên khác trong cuộc đàm phán và lợi dụng điều đó.”
Các chuyên gia nói rằng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đặc biệt vẫn là điểm then chốt. Ông Kim Xán Vinh nói cuộc họp không chính thức mới đây giữa Tổng thống Barack Obama và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và lời kêu gọi chung của họ đề nghị miền Bắc phi hạt nhân hóa đã tạo được một tác động.
Ông Kim nói: “Trước kia Bắc Triều Tiên thường lợi dụng các xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để chơi các trò ma giáo, nhưng nay nếu như Trung Quốc và Hoa Kỳ thống nhất với nhau, thì Bắc Triều Tiên không còn chỗ để chơi các trò ấy. Do đó với Trung Quốc và Hoa Kỳ đứng chung hàng, Bắc Triều Tiên chỉ có thể sử dụng các phương pháp mềm dẻo hơn chứ không phải các biện pháp hung hăng để đạt tới mục tiêu của họ.”
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim trong tuần này diễn ra vào lúc các giới chức Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên ngồi xuống bàn đàm phán tại Washington vào ngày thứ tư. Nó cũng diễn ra chỉ hơn một tuần lễ trước khi tổng thống Nam Triều Tiên thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh lần đầu tiên của bà.
Ông Kim Kye-Gwan là giới chức cấp cao thứ nhì của Bắc Triều Tiên đến thăm Trung Quốc trong mấy tuần lễ vừa qua. Chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở California hồi đầu tháng này, ông Choe Ryong Hae, một giới chức cấp cao của quân đội Bắc Triều Tiên cũng đã đến Bắc Kinh.
Ông Vương Phàn, một nhà khoa học chính trị tại trường Ðại học Ngoại giao Bắc Kinh, nói rằng xét về loạt hoạt động ngoại giao dồn dập của Bình Nhưỡng mới đây, chuyến thăm của ông Kim sẽ là một cơ hội tốt để Bắc Kinh tiếp xúc với Bắc Triều Tiên.
Ông Vương nói: “Bắc Triều Tiên đang cảm thấy hơi bị cô lập lúc này và nhiều nước không rõ ràng về các chính sách của họ. Ông nói Trung Quốc có thể giúp hiểu rõ thêm về những quyết định chính trị sắp tới của miền Bắc là gì.”
Trong tuần lễ vừa qua, Bắc Triều Tiên đã tìm cách mở các cuộc đàm phán với miền Nam, và kêu gọi một cuộc đối thoại trực tiếp với Hoa Kỳ. Các cuộc đàm phán với Nam Triều Tiên đã bị bãi bỏ vì một bất đồng về thủ tục.
Washington cho biết sẵn sàng chấp nhận “các cuộc thương nghị khả tín,” nhưng nói thêm rằng Bình Nhưỡng phải đồng ý phi hạt nhân hóa trước đã. Ðây là một lập trường mà Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn không muốn chấp nhận.
Các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên loan tin khi ông Choe Ryong Hae đến thăm Bắc Kinh hồi cuối tháng trước, ông đã yêu cầu các giới chức Trung Quốc chấp nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.
Ông Kim Xán Vinh, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Ðại học Nhân dân Bắc Kinh, nói rằng mặc dầu đã bị từ khước, lời yêu cầu có thể lại được đưa ra trong các cuộc họp của ông Kim vào tuần này.
Ông Kim nói: “Nếu họ đồng ý từ bỏ việc phát triển hạt nhân, thì chúng ta có thể xúc tiến các cuộc đàm phán và thảo luận cách thức tái khởi động các cuộc đàm phán 6 bên, nếu họ tiếp tục yêu cầu thừa nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân thì tôi nghĩ sẽ không còn gì để mà thảo luận.”
Ông Vương Ðông, một nhà khoa học chính trị tại trường Ðại học Bắc Kinh, nói rằng mặc dầu ban đầu còn miễn cưỡng, có các dấu hiệu cho thấy miền Bắc có thể lại tiếp nhận ý kiến đó.
Ông Vương cho biết: “Cách đây chừng 2 ngày, họ nói cơ bản là họ sẽ đàm phán, nhưng không phải về vấn đề phi hạt nhân hóa. Nhưng tôi nghĩ hôm qua đã có một sự biến chuyển trong thái độ của họ và nay họ đang trích dẫn những điều mà ông Kim Il Sung và Kim Jong Il đã tuyên bố trước, rằng phi hạt nhân hóa phải là mục tiêu tối hậu của bán đảo Triều Tiên.”
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng, Seoul và Hoa Kỳ định nghĩa phi hạt nhân hóa một cách khác nhau. Bắc Triều Tiên xác định phi hạt nhân hoá là việc gỡ bỏ không những vũ khí riêng của họ, mà cả việc bảo vệ cho Nam Triều Tiên dưới ô dù hạt nhân của Hoa Kỳ, trong đó có các tàu ngầm, máy bay ném bom, và phi đạn đạn đạo xuyên lục địa. Bởi lẽ lực lượng Hoa Kỳ không còn bố trí vũ khí hạt nhân nào trên đất liền ở Nam Triều Tiên, lập trường của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên là để bán đảo không có hạt nhân, thì bước đầu tiên là miền Bắc phải từ bỏ vũ khí của họ.
Bất kể Bắc Triều Tiên định nghĩa ra sao, các chuyên gia phân tích Trung Quốc, như ông Vương Ðông, tin rằng sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng đang hạn chế các chọn lựa của họ.
Ông Vương nói tiếp: “Trừ phi chúng ta đoàn kết lại với nhau và gửi cho Bắc Triều Tiên một thông điệp thống nhất và kiên quyết, thì Bắc Triều Tiền sẽ vẫn làm những gì mà họ đã làm từ trước đến nay, nghĩa là khai thác những bất đồng giữa 5 bên khác trong cuộc đàm phán và lợi dụng điều đó.”
Các chuyên gia nói rằng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đặc biệt vẫn là điểm then chốt. Ông Kim Xán Vinh nói cuộc họp không chính thức mới đây giữa Tổng thống Barack Obama và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và lời kêu gọi chung của họ đề nghị miền Bắc phi hạt nhân hóa đã tạo được một tác động.
Ông Kim nói: “Trước kia Bắc Triều Tiên thường lợi dụng các xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để chơi các trò ma giáo, nhưng nay nếu như Trung Quốc và Hoa Kỳ thống nhất với nhau, thì Bắc Triều Tiên không còn chỗ để chơi các trò ấy. Do đó với Trung Quốc và Hoa Kỳ đứng chung hàng, Bắc Triều Tiên chỉ có thể sử dụng các phương pháp mềm dẻo hơn chứ không phải các biện pháp hung hăng để đạt tới mục tiêu của họ.”
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim trong tuần này diễn ra vào lúc các giới chức Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên ngồi xuống bàn đàm phán tại Washington vào ngày thứ tư. Nó cũng diễn ra chỉ hơn một tuần lễ trước khi tổng thống Nam Triều Tiên thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh lần đầu tiên của bà.