BẮC KINH —
Cuộc chiến chống nạn tham nhũng lan tràn ở Trung Quốc lâu nay vẫn thiếu một công cụ mà nhiều người ở Bắc Kinh cảm thấy có thể rọi một tia sáng vào tình trạng tham ô của các giới chức: đó là yêu cầu của chính phủ trung ương đòi các giới chức phải công khai tiết lộ tài sản của họ.
Càng ngày người dân Trung Quốc càng muốn biết nhiều hơn về các giới chức chính quyền - như thu nhập của họ, các thành viên trong gia đình họ sở hữu bao nhiêu căn nhà, và cách thức họ đầu tư tiền bạc.
Ðã có nhiều nỗ lực trước đây đây khai báo đầy đủ hơn các chi tiết vừa kể cho công chúng, nhưng chưa hề có một phương sách minh bạch từ trên xuống trong khắp chính phủ.
Tuy nhiên, điều đó có thể sắp thay đổi.
Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã công khai thừa nhận cuộc chiến chống tham nhũng là một cuộc tranh đấu mang tính sống còn và trong những tuần lễ sắp tới nhiều chương trình mới – tuy còn ở quy mô nhỏ - đòi các giới chức phải tiết lộ tài sản dự trù sẽ bắt đầu.
Các chương trình này sẽ được thành lập ở thành phố Ninh Ba miền đông và 3 thành phố khác tại tỉnh Quảng Đông cấp tiến.
Các chi tiết còn tiếp tục được đưa ra, nhưng theo các bản tin của giới truyền thơng nhà nước, chương trình ở Ninh Ba sẽ chỉ áp dụng với các giới chức chính phủ vừa được bổ nhiệm.
Các chương trình ở Quảng Đông sẽ đòi hỏi các giới chức quan trọng trong đảng và chính phủ báo cáo tài sản, các công cuộc đầu tư và chi tiết về công ăn việc làm của người phối ngẫu và con cái họ.
Ông Hà Bình, phó khoa trưởng trường luật của Ðại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, nói rằng khác với các cuộc thử nghiệm trước đây, sự đòi hỏi của công chúng đòi công khai thông tin nay mạnh hơn và việc Trung Quốc vừa thay đổi nhân sự lãnh đạo đang góp phần tăng cường cuộc vận động chống tham nhũng.
Ông Hà nói trong khi các chương trình trước đây giống các cuộc thử nghiệm nhiều hơn, các chương trình thí điểm mới giống như ở Quảng Ðông mang tính cách là một dấu hiệu cho thấy một điều gì sắp bắt đầu và dần dà sẽ bành trướng.
Trong số các chương trình thử nghiệm đã được phát động ở Trung Quốc có một chương trình ở Tân Cương và hai tỉnh Hồ Nam và Triết Giang. Tuy trong thời gian đầu nhà chức trách chỉ cho công chúng biết thêm thông tin, nhưng các chương trình này đem lại kết quả xấu tốt lẫn lộn, theo nhận định của ơng Allen Clayton-Greene, một nhà phân tích cao cấp của tổ chức Chính sách Trung Quốc.
Ông Clayton-Greene cho biết chương trình ở Triết Giang kéo dài chưa đầy 1 năm và chấm dứt khi viên chức phụ trách chống tham những ở đĩ qua đời. Chương trình ở Từ Khê trong tỉnh Triết Giang đã được thực hiện từ năm 2009. Ông nói:
“Chương trình đó đòi hỏi mọi người khai báo thu nhập cá nhân, xe và nhà riêng, cũng như xe và nhà của con cái và các thành viên trong gia đình. Nhưng một trong các vấn đề của chương trình thí điểm Từ Khê là không có một đơn khiếu nại nào của dân chúng và có rất nhiều xôn xao về sự kiện là thực ra không có cách nào dân chúng có thể nộp đơn khiếu nại, có liên quan đến tài sản của các viên chức.”
Các chuyên gia phân tích nói còn phải chờ xem các cuộc thử nghiệm ở Ninh Ba và Quảng Đông áp dụng với các giới chức ở cấp cao tới đâu.
Kể từ năm 1995, các giới chức ở Trung Quốc đã được yêu cầu phải báo cáo thu nhập với Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Chỉ mới cách đây vài năm, quy định này áp dụng cho cả tài sản thuộc về thu nhập cá nhân, đầu tư và bất động sản của các thành viên gia đình họ.
Tuy nhiên, thông tin đó chưa hề được công khai, một phần bởi vì chính phủ lo ngại là việc tiết lộ thông tin như thế có thể gây bất ổn xã hội.
Kể từ khi sự thay đổi trong ban lãnh đạo ở Trung Quốc bắt đầu hồi tháng 11 năm ngoái, các nhà lãnh đạo mới đã tiến hành các biện pháp quyết liệt để diệt trừ tham nhũng. Chủ tịch sắp nhậm chức Tập Cận Bình đã cam kết trừng trị các giới chức cả cấp cao lẫn cấp thấp có hành vi tham nhũng và đảng cho biết sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra bất chợt về tài sản khai báo của các nhà lãnh đạo cao cấp, tuy chỉ trong nội bộ.
Một số học giả về chống tham nhũng nói chính phủ nên thiết lập một chương trình ân xá để thúc đẩy các giới chức ra tự thú và dành cho họ một số bảo đảm rằng các hình phạt có thể được giảm nhẹ.
Ông Nhiệm Kiến Minh, giám đốc trung tâm quản trị và chống tham nhũng tại trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói bất cứ biện pháp ân xá nào cũng phải khác với các phong trào chính trị mà đảng đã phát động trước đây để diệt trừ tham nhũng.
Ông Nhiệm nói các nỗ lực trước đây đề nghị ân xá đã đi đến kết quả là trừng phạt những người thành thật và những người không thành thật thì lại không bị trừng phạt. Chung cuộc, theo ông, kết quả lại đi ngược lại với mục tiêu đã định.
Khác với các cuộc vận động trước đây mà đảng đã thực hiện để diệt trừ tham nhũng, các chuyên gia phân tích nói nếu lại áp dụng biện pháp ân xá, thì cần phải có một cơ sở pháp lý. Một số chuyên gia phân tích ở Trung Quốc nói việc ân xá phải áp dụng đối với các hành vi tham nhũng trước Đại hội đảng kỳ thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái, ngoại trừ các vi phạm nghiêm trọng.
Một số hình ảnh của vụ án Bạc Hy Lai:
Càng ngày người dân Trung Quốc càng muốn biết nhiều hơn về các giới chức chính quyền - như thu nhập của họ, các thành viên trong gia đình họ sở hữu bao nhiêu căn nhà, và cách thức họ đầu tư tiền bạc.
Ðã có nhiều nỗ lực trước đây đây khai báo đầy đủ hơn các chi tiết vừa kể cho công chúng, nhưng chưa hề có một phương sách minh bạch từ trên xuống trong khắp chính phủ.
Tuy nhiên, điều đó có thể sắp thay đổi.
Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã công khai thừa nhận cuộc chiến chống tham nhũng là một cuộc tranh đấu mang tính sống còn và trong những tuần lễ sắp tới nhiều chương trình mới – tuy còn ở quy mô nhỏ - đòi các giới chức phải tiết lộ tài sản dự trù sẽ bắt đầu.
Các chương trình này sẽ được thành lập ở thành phố Ninh Ba miền đông và 3 thành phố khác tại tỉnh Quảng Đông cấp tiến.
Các chi tiết còn tiếp tục được đưa ra, nhưng theo các bản tin của giới truyền thơng nhà nước, chương trình ở Ninh Ba sẽ chỉ áp dụng với các giới chức chính phủ vừa được bổ nhiệm.
Các chương trình ở Quảng Đông sẽ đòi hỏi các giới chức quan trọng trong đảng và chính phủ báo cáo tài sản, các công cuộc đầu tư và chi tiết về công ăn việc làm của người phối ngẫu và con cái họ.
Ông Hà Bình, phó khoa trưởng trường luật của Ðại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, nói rằng khác với các cuộc thử nghiệm trước đây, sự đòi hỏi của công chúng đòi công khai thông tin nay mạnh hơn và việc Trung Quốc vừa thay đổi nhân sự lãnh đạo đang góp phần tăng cường cuộc vận động chống tham nhũng.
Ông Hà nói trong khi các chương trình trước đây giống các cuộc thử nghiệm nhiều hơn, các chương trình thí điểm mới giống như ở Quảng Ðông mang tính cách là một dấu hiệu cho thấy một điều gì sắp bắt đầu và dần dà sẽ bành trướng.
Trong số các chương trình thử nghiệm đã được phát động ở Trung Quốc có một chương trình ở Tân Cương và hai tỉnh Hồ Nam và Triết Giang. Tuy trong thời gian đầu nhà chức trách chỉ cho công chúng biết thêm thông tin, nhưng các chương trình này đem lại kết quả xấu tốt lẫn lộn, theo nhận định của ơng Allen Clayton-Greene, một nhà phân tích cao cấp của tổ chức Chính sách Trung Quốc.
Ông Clayton-Greene cho biết chương trình ở Triết Giang kéo dài chưa đầy 1 năm và chấm dứt khi viên chức phụ trách chống tham những ở đĩ qua đời. Chương trình ở Từ Khê trong tỉnh Triết Giang đã được thực hiện từ năm 2009. Ông nói:
“Chương trình đó đòi hỏi mọi người khai báo thu nhập cá nhân, xe và nhà riêng, cũng như xe và nhà của con cái và các thành viên trong gia đình. Nhưng một trong các vấn đề của chương trình thí điểm Từ Khê là không có một đơn khiếu nại nào của dân chúng và có rất nhiều xôn xao về sự kiện là thực ra không có cách nào dân chúng có thể nộp đơn khiếu nại, có liên quan đến tài sản của các viên chức.”
Các chuyên gia phân tích nói còn phải chờ xem các cuộc thử nghiệm ở Ninh Ba và Quảng Đông áp dụng với các giới chức ở cấp cao tới đâu.
Kể từ năm 1995, các giới chức ở Trung Quốc đã được yêu cầu phải báo cáo thu nhập với Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Chỉ mới cách đây vài năm, quy định này áp dụng cho cả tài sản thuộc về thu nhập cá nhân, đầu tư và bất động sản của các thành viên gia đình họ.
Tuy nhiên, thông tin đó chưa hề được công khai, một phần bởi vì chính phủ lo ngại là việc tiết lộ thông tin như thế có thể gây bất ổn xã hội.
Kể từ khi sự thay đổi trong ban lãnh đạo ở Trung Quốc bắt đầu hồi tháng 11 năm ngoái, các nhà lãnh đạo mới đã tiến hành các biện pháp quyết liệt để diệt trừ tham nhũng. Chủ tịch sắp nhậm chức Tập Cận Bình đã cam kết trừng trị các giới chức cả cấp cao lẫn cấp thấp có hành vi tham nhũng và đảng cho biết sẽ tiến hành các cuộc kiểm tra bất chợt về tài sản khai báo của các nhà lãnh đạo cao cấp, tuy chỉ trong nội bộ.
Một số học giả về chống tham nhũng nói chính phủ nên thiết lập một chương trình ân xá để thúc đẩy các giới chức ra tự thú và dành cho họ một số bảo đảm rằng các hình phạt có thể được giảm nhẹ.
Ông Nhiệm Kiến Minh, giám đốc trung tâm quản trị và chống tham nhũng tại trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói bất cứ biện pháp ân xá nào cũng phải khác với các phong trào chính trị mà đảng đã phát động trước đây để diệt trừ tham nhũng.
Ông Nhiệm nói các nỗ lực trước đây đề nghị ân xá đã đi đến kết quả là trừng phạt những người thành thật và những người không thành thật thì lại không bị trừng phạt. Chung cuộc, theo ông, kết quả lại đi ngược lại với mục tiêu đã định.
Khác với các cuộc vận động trước đây mà đảng đã thực hiện để diệt trừ tham nhũng, các chuyên gia phân tích nói nếu lại áp dụng biện pháp ân xá, thì cần phải có một cơ sở pháp lý. Một số chuyên gia phân tích ở Trung Quốc nói việc ân xá phải áp dụng đối với các hành vi tham nhũng trước Đại hội đảng kỳ thứ 18 hồi tháng 11 năm ngoái, ngoại trừ các vi phạm nghiêm trọng.
Một số hình ảnh của vụ án Bạc Hy Lai: