BẮC KINH —
Nạn khói mù ở Trung Quốc đã được báo chí tường thuật khá nhiều trong thời gian gần đây, nhưng một mối quan tâm khác về môi trường là nạn ô nhiễm nước cũng đang được nhiều người chú tâm theo dõi. Từ Bắc Kinh, thông tín viên William Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Hồi gần đây, khi các loại hóa chất gây ô nhiễm cho một con sông trong tỉnh Sơn Tây, giới hữu trách Trung Quốc đã đợi tới 5 ngày sau đó mới báo cáo vụ việc.
Và mặc dù viên thị trưởng đã đưa ra một lời tạ lỗi và các viên chức của nhà máy đã bị cách chức, nhưng vụ ô nhiễm này rốt cuộc đã ảnh hưởng tới nguồn nước uống của nhiều thành phố ở vùng hạ lưu.
Vụ việc này cũng giáng thêm một cú đấm khác nữa vào sự tin tưởng của công chúng đối với chính quyền.
Theo các số liệu thống kê chính thức, ở Trung Quốc có khoảng 1.700 tai nạn ô nhiễm xảy ra mỗi năm và 40% sông ngòi ở nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các chuyên gia cho biết nguồn nước thiên nhiên ở Trung Quốc chẳng những bị ô nhiễm mà còn trở nên khan hiếm.
Bắc Kinh là một trong những nơi mà cuộc tranh luận về phẩm chất và số lượng nước đang diễn ra một cách sôi nổi.
Bà Triệu Phi Hồng, một nhà nghiên cứu nước của Hiệp hội Y tế Bắc Kinh, cho biết như sau:
Trong số hơn 100 con sông ở Bắc Kinh hiện nay, chỉ có hai hoặc ba con sông là có thể dùng để cấp nước và đó là những con sông mà chính quyền Bắc Kinh đang bảo vệ. Đó là những con sông mà chúng tôi có thể dùng để lấy nước. Tất cả những con sông còn lại nếu không khô cạn thì cũng bị ô nhiễm vì nước thải.
Bà Triệu cùng với chồng bà, cũng là một nhà nghiên cứu nước, đã trở thành tâm điểm của những sự chú ý trong thời gian gần đây, cả trong giới sử dụng internet lẫn các cơ quan truyền thông nhà nước. Lý do là vì họ thú nhận rằng trong 20 năm nay họ chưa hề uống một giọt nước từ hệ thống cấp nước của thủ đô Bắc Kinh.
Câu chuyện của hai nhà khoa học này đã thu hút sự chú ý của nhiều người trong lúc chính quyền thành phố Bắc Kinh bắt đầu công bố những số liệu thống kê về phẩm chất nước lần đầu tiên trong tháng này.
Bà Triệu nói rằng quyết định đó của chính quyền là một bước đi đúng hướng, đặc biệt là vì phẩm chất nước lâu nay vẫn được chính phủ Trung Quốc xem là một bí mật quốc gia.
Bà Triệu nói: "Những số liệu này được tiết lộ là một việc tốt cho người dân bình thường vì họ sẽ biết rõ hơn về nước mà họ dùng để uống. Đây là một việc tương đối tôt. Nhưng tôi nghĩ rằng chỉ công khai các số liệu này thôi là không đủ."
Theo bà Triệu, công bố báo cáo nước ba tháng một lần là không đủ. Thay vào đó, chính phủ nên cho công chúng biết ngay là họ phải làm những gì trong trường hợp có những vụ việc nào đó ảnh hưởng tới nguồn nước uống.
Ông Hách Vân Cương đã trở thành một phần của cuộc tranh luận nước hồi gần đây sau khi ông phổ biến trên internet những hình ảnh cho thấy chất cặn trong vòi nước ở nhà ông.
Ônh Hách nói: "Tôi không lường trước là mức độ quan tâm của mọi người cao đến như vậy. Nhưng thật ra thì ngày nay mọi người ai nấy đều có kỳ vọng cao hơn về phẩm chất cuộc sống, từ vấn đề nước cho tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm và ngay cả vấn đề giao thông."
Cũng giống như nhiều người khác ở Bắc Kinh, ông Hách Vân Cương dùng nước máy để rửa chén và nước lọc để nấu ăn. Ông cho biết ông tin là các giới chức chính phủ đã thành thật khi nói rằng nước uống ở Bắc Kinh là an toàn tại nguồn nước, nhưng những gì xảy ra trên đoạn đường từ nhà máy nước tới nhà ông lại là một vấn đề khác.
Hồi gần đây, khi các loại hóa chất gây ô nhiễm cho một con sông trong tỉnh Sơn Tây, giới hữu trách Trung Quốc đã đợi tới 5 ngày sau đó mới báo cáo vụ việc.
Và mặc dù viên thị trưởng đã đưa ra một lời tạ lỗi và các viên chức của nhà máy đã bị cách chức, nhưng vụ ô nhiễm này rốt cuộc đã ảnh hưởng tới nguồn nước uống của nhiều thành phố ở vùng hạ lưu.
Vụ việc này cũng giáng thêm một cú đấm khác nữa vào sự tin tưởng của công chúng đối với chính quyền.
Theo các số liệu thống kê chính thức, ở Trung Quốc có khoảng 1.700 tai nạn ô nhiễm xảy ra mỗi năm và 40% sông ngòi ở nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các chuyên gia cho biết nguồn nước thiên nhiên ở Trung Quốc chẳng những bị ô nhiễm mà còn trở nên khan hiếm.
Bắc Kinh là một trong những nơi mà cuộc tranh luận về phẩm chất và số lượng nước đang diễn ra một cách sôi nổi.
Bà Triệu Phi Hồng, một nhà nghiên cứu nước của Hiệp hội Y tế Bắc Kinh, cho biết như sau:
Trong số hơn 100 con sông ở Bắc Kinh hiện nay, chỉ có hai hoặc ba con sông là có thể dùng để cấp nước và đó là những con sông mà chính quyền Bắc Kinh đang bảo vệ. Đó là những con sông mà chúng tôi có thể dùng để lấy nước. Tất cả những con sông còn lại nếu không khô cạn thì cũng bị ô nhiễm vì nước thải.
Bà Triệu cùng với chồng bà, cũng là một nhà nghiên cứu nước, đã trở thành tâm điểm của những sự chú ý trong thời gian gần đây, cả trong giới sử dụng internet lẫn các cơ quan truyền thông nhà nước. Lý do là vì họ thú nhận rằng trong 20 năm nay họ chưa hề uống một giọt nước từ hệ thống cấp nước của thủ đô Bắc Kinh.
Câu chuyện của hai nhà khoa học này đã thu hút sự chú ý của nhiều người trong lúc chính quyền thành phố Bắc Kinh bắt đầu công bố những số liệu thống kê về phẩm chất nước lần đầu tiên trong tháng này.
Bà Triệu nói rằng quyết định đó của chính quyền là một bước đi đúng hướng, đặc biệt là vì phẩm chất nước lâu nay vẫn được chính phủ Trung Quốc xem là một bí mật quốc gia.
Bà Triệu nói: "Những số liệu này được tiết lộ là một việc tốt cho người dân bình thường vì họ sẽ biết rõ hơn về nước mà họ dùng để uống. Đây là một việc tương đối tôt. Nhưng tôi nghĩ rằng chỉ công khai các số liệu này thôi là không đủ."
Theo bà Triệu, công bố báo cáo nước ba tháng một lần là không đủ. Thay vào đó, chính phủ nên cho công chúng biết ngay là họ phải làm những gì trong trường hợp có những vụ việc nào đó ảnh hưởng tới nguồn nước uống.
Ông Hách Vân Cương đã trở thành một phần của cuộc tranh luận nước hồi gần đây sau khi ông phổ biến trên internet những hình ảnh cho thấy chất cặn trong vòi nước ở nhà ông.
Ônh Hách nói: "Tôi không lường trước là mức độ quan tâm của mọi người cao đến như vậy. Nhưng thật ra thì ngày nay mọi người ai nấy đều có kỳ vọng cao hơn về phẩm chất cuộc sống, từ vấn đề nước cho tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm và ngay cả vấn đề giao thông."
Cũng giống như nhiều người khác ở Bắc Kinh, ông Hách Vân Cương dùng nước máy để rửa chén và nước lọc để nấu ăn. Ông cho biết ông tin là các giới chức chính phủ đã thành thật khi nói rằng nước uống ở Bắc Kinh là an toàn tại nguồn nước, nhưng những gì xảy ra trên đoạn đường từ nhà máy nước tới nhà ông lại là một vấn đề khác.