Các chuyên gia nói có nhiều phần chắc Trung Quốc sẽ làm lơ trước quyết định của Philippines đưa vụ đối đầu về lãnh hải đã kéo dài lâu nay ra trước một tòa án quốc tế, và tiếp tục nhấn mạnh vào việc giải quyết các tranh chấp lãnh hải mà không có sự can dự của bên thứ ba.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm thứ ba tuyên bố chính phủ ông sẽ đưa vấn đề ra trước một phiên tòa trọng tài theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS đã được cả hai nước phê chuẩn.
Philippines muốn hội đồng bác bỏ các khẳng định của Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển phía nam nước này. Philippines cũng chống đối điều mà nước này nói là hoạt động “phi pháp” của Trung Quốc quanh các đảo đá mà Philippines nói là thuộc đặc khu kinh tế của Manila theo công ước của Liên Hiệp Quốc.
Ða số các quan sát viên cho rằng Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ không đồng ý tham gia vào hội đồng, theo đúng chính sách lâu nay của họ là giải quyết các vụ tranh chấp lãnh thổ qua thương nghị trực tiếp.
Ông Carl Thayer của trường Ðại học New South Wales nói với đài VOA rằng phiên tòa có thể sẽ xúc tiến mà không có sự tham dự của phía Trung Quốc. Ông nói Philippines hy vọng một quyết định thuận lợi sẽ đem lại cho họ một thắng lợi tinh thần.
Ông Thayer nói: “Ðây là một vụ không những mang tính pháp lý mà còn mang tính thuyết phục tinh thần rất mạnh. Nếu tòa phán quyết thậm chí chỉ thiên một phần về Philippinese thôi, thì cũng làm xẹp bớt những khẳng định của Trung Quốc và đem lại thêm tính hợp pháp và sự che chở quốc tế cho Philippines.”
Nhưng ông Thayer nói phán quyết của tòa, tuy trên nguyên tắc mang tính “ràng buộc,” có thể dễ dàng bị Trung Quốc làm lơ, bởi vì không có cơ chế nào được bao gồm để thi hành bất kỳ phán quyết nào có thể được đưa ra.
Ông Sam Bateman, một chuyên gia về an ninh hàng hải, thừa nhận rằng việc Trung Quốc từ khước không tham gia vào phiên toà “có lẽ sẽ không phải là một thành công lớn về giao tế.” Nhưng ông nói với đài VOA rằng có thể đó chính là điều chính phủ Philippines nhắm tới.
Ông Bateman nói: “Tôi thấy về nhiều mặt đó là một cử chỉ mạnh bạo của Philippines, với hy vọng Trung Quốc sẽ có phản ứng tiêu cực.” Ðó là nhận định của ông Bateman, thành viên kỳ cựu của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, người mô tả hành động đó như “mưu toan của Manila định chiếm thế thượng phong.”
Ông Bateman nói tiếp: “Nếu Trung Quốc quyết định không tham gia phiên toà, đương nhiên sự kiện này sẽ dẫn tới một vòng lên án khác của quốc tế, ta biết đó là sự kiện tiêu biểu cho thái độ quyết liệt của Trung Quốc, và sự thiếu chuẩn bị để hành động, và đại loại các điều như thế.”
Nhưng ông Bateman cho rằng tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, đều có quyền chiếu theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc, không tham gia tài phán có liên quan đến các quyết định mang tính ràng buộc về các vấn đề liên hệ đến ranh giới hảng hải và các vụ tranh chấp chủ quyền.
Ðó dường như là con đường mà Bắc Kinh đã chọn. Hôm thứ ba, Ðại sứ Trung Quốc ở Philippines tái khẳng định “Chủ quyền không thể tranh cãi được” của Trung Quốc về vùng nước ở Biển Ðông, và nói rằng Trung Quốc ủng hộ một giải pháp được thương lượng “qua đường lối ôn hòa.”
Trong bất kỳ trường hợp nào, đa số các chuyên gia phân tích đều đồng ý rằng những lời tranh giành chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines có phần chắc sẽ không được giải quyết nay mai, và vụ này sẽ phải mất 3 năm đến 4 năm để đi qua toà án quốc tế.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm thứ ba tuyên bố chính phủ ông sẽ đưa vấn đề ra trước một phiên tòa trọng tài theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc UNCLOS đã được cả hai nước phê chuẩn.
Philippines muốn hội đồng bác bỏ các khẳng định của Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển phía nam nước này. Philippines cũng chống đối điều mà nước này nói là hoạt động “phi pháp” của Trung Quốc quanh các đảo đá mà Philippines nói là thuộc đặc khu kinh tế của Manila theo công ước của Liên Hiệp Quốc.
Ða số các quan sát viên cho rằng Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ không đồng ý tham gia vào hội đồng, theo đúng chính sách lâu nay của họ là giải quyết các vụ tranh chấp lãnh thổ qua thương nghị trực tiếp.
Ông Carl Thayer của trường Ðại học New South Wales nói với đài VOA rằng phiên tòa có thể sẽ xúc tiến mà không có sự tham dự của phía Trung Quốc. Ông nói Philippines hy vọng một quyết định thuận lợi sẽ đem lại cho họ một thắng lợi tinh thần.
Ông Thayer nói: “Ðây là một vụ không những mang tính pháp lý mà còn mang tính thuyết phục tinh thần rất mạnh. Nếu tòa phán quyết thậm chí chỉ thiên một phần về Philippinese thôi, thì cũng làm xẹp bớt những khẳng định của Trung Quốc và đem lại thêm tính hợp pháp và sự che chở quốc tế cho Philippines.”
Nhưng ông Thayer nói phán quyết của tòa, tuy trên nguyên tắc mang tính “ràng buộc,” có thể dễ dàng bị Trung Quốc làm lơ, bởi vì không có cơ chế nào được bao gồm để thi hành bất kỳ phán quyết nào có thể được đưa ra.
Ông Sam Bateman, một chuyên gia về an ninh hàng hải, thừa nhận rằng việc Trung Quốc từ khước không tham gia vào phiên toà “có lẽ sẽ không phải là một thành công lớn về giao tế.” Nhưng ông nói với đài VOA rằng có thể đó chính là điều chính phủ Philippines nhắm tới.
Ông Bateman nói: “Tôi thấy về nhiều mặt đó là một cử chỉ mạnh bạo của Philippines, với hy vọng Trung Quốc sẽ có phản ứng tiêu cực.” Ðó là nhận định của ông Bateman, thành viên kỳ cựu của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, người mô tả hành động đó như “mưu toan của Manila định chiếm thế thượng phong.”
Ông Bateman nói tiếp: “Nếu Trung Quốc quyết định không tham gia phiên toà, đương nhiên sự kiện này sẽ dẫn tới một vòng lên án khác của quốc tế, ta biết đó là sự kiện tiêu biểu cho thái độ quyết liệt của Trung Quốc, và sự thiếu chuẩn bị để hành động, và đại loại các điều như thế.”
Nhưng ông Bateman cho rằng tất cả các nước, kể cả Trung Quốc, đều có quyền chiếu theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc, không tham gia tài phán có liên quan đến các quyết định mang tính ràng buộc về các vấn đề liên hệ đến ranh giới hảng hải và các vụ tranh chấp chủ quyền.
Ðó dường như là con đường mà Bắc Kinh đã chọn. Hôm thứ ba, Ðại sứ Trung Quốc ở Philippines tái khẳng định “Chủ quyền không thể tranh cãi được” của Trung Quốc về vùng nước ở Biển Ðông, và nói rằng Trung Quốc ủng hộ một giải pháp được thương lượng “qua đường lối ôn hòa.”
Trong bất kỳ trường hợp nào, đa số các chuyên gia phân tích đều đồng ý rằng những lời tranh giành chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines có phần chắc sẽ không được giải quyết nay mai, và vụ này sẽ phải mất 3 năm đến 4 năm để đi qua toà án quốc tế.