DIÊN CÁT, TRUNG QUỐC —
Trung Quốc thường mô tả mối quan hệ với Bắc Triều Tiên chặt chẽ như môi với răng. Tuy nhiên căng thẳng lên cao tại bán đảo Triều Tiên là một thử thách cho sự bền vững của mối quan hệ này. Tại thành phố biên giới Diên Cát, thuộc tỉnh Cát Lợi miền đông bắc Trung Quốc nằm sâu trong đất liền, có thể thấy rõ mối quan hệ này chặt chẽ như thế nào và hai bên cần đến nhau nhiều ít ra sao.
Ngay cả khi có căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, việc kinh doanh vẫn tiếp tục giữa Bắc Triều Tiên và thành phố biên giới Diên Cát của Trung Quốc.
Tại một trung tâm phân phối hải sản địa phương, một người quản lý họ Vương đưa ra một con cua lớn có lông với càng đầy thịt bắt được ngoài khơi bờ biển Bắc Triều Tiên. Cua được thuyền mang về mỗi đêm, được đóng hộp có nước đá và chở đi đến tận Thượng Hải.
Ông Vương nói căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ít có ảnh hưởng đến việc buôn bán của ông vì theo như lời ông “mọi người cần phải ăn”:
“Thực sự chẳng có khủng hoảng gì cả, thách thức duy nhất chúng tôi gặp thực sự là ở ngoài biển, như bão, thuyền không đi biển được hay là cấm đánh bắt theo từng thời vụ.”
Cua chỉ là một phần trong số 5 tỉ đô la trao đổi thương mại hàng năm giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cung cấp cho Bắc Triều Tiên xăng dầu và thực phẩm và mua lại quặng sắt và than đá rẻ tiền.
Con số người Bắc Triều Tiên làm việc trong các xưởng máy dọc theo biên giới ngày càng tăng và ước lượng có khoảng 40.000 người đã có mặt tại các xưởng này.
Ông Lim Eul-chul là một giáo sư về Bắc Triều Tiên tại trường đại học Kyungnam ở Seoul.
“Các công ty Trung Quốc tại khu vực biên giới rất quan tâm đến lương bổng rất thấp của lao động Bắc Triều Tiên, và những nguồn khoáng sản đồi dào, và những công ty này cũng muốn sử dụng nguồn nhân lực của Bắc Triều Tiên không những chỉ căn cứ vào lương bổng thấp, nhưng cũng sử dụng một số người Bắc Triều Tiên trong công nghệ tiên tiến như trong lãnh vực công nghệ thông tin.”
Du khách từ Trung Quốc đến Bắc Triều Tiên cũng đang gia tăng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đây loan tin là ngành du lịch trong mùa này phát triển mạnh giữa lúc căng thẳng lên cao.
Tuy nhiên đầu tuần này, các chuyến du lịch của Trung Quốc bị ngưng lại. Tại một văn phòng du lịch địa phương, nhân viên ở đây cho biết là không làm gì hơn là ngồi chờ tình hình thay đổi.
Tại khách sạn Lưu Nguyên ở Diên Cát, tiếng Quan Thoại và tiếng Triều Tiên được sử dụng lẫn lộn. Khách sạn này do Bắc Triều Tiên quản lý.
Những nữ hầu bàn mặc y phục truyền thống Triều Tiên, phục vụ thực khách ban ngày và ban đêm hát và trình diễn các nhạc cụ tại khách sạn.
Những người này nói thông thạo tiếng Quan Thoại và cũng có thể nói được chút ít tiếng Nga. Diên Cát gần với biên giới phía đông của Nga và tuy người nước ngoài tại đây ít nhưng các du khách Nga và các người buôn bán thường có mặt tại đây.
Người Nga cho biết thỉnh thoảng ra phố xem phim, nhưng khi được hỏi cảm tưởng về Trung Quốc một người Nga cau mày và nói thích Bình Nhưỡng hơn.
Nhiều cư dân Trung Quốc tại đây nói họ không hứng thú đi thăm Bắc Triều Tiên.
“Người Bắc Triều Tiên đến đây để tìm kiếm thực phẩm, người dân không có gì để ăn. Trẻ em không có thức ăn và quần áo cũng ít nên họ đến đây để kiếm tiền, để làm việc. Những người khác đến đây để kết hôn. Họ có con cái và định cư ở đây, một khi họ có được lý lịch Trung Quốc, họ rời nơi này đến Nam Triều Tiên và không bao giờ trở lại.”
Một cư dân Diên Cát, một người đàn ông họ Vương, nói Bắc Triều Tiên ngày nay giống như Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa.
“Mối quan hệ kinh tế của chúng tôi chính yếu căn cứ trên thương mại, ví dụ như ở Bắc Triều Tiên có những nguồn khoáng sản, có hàng hóa rẻ, thực phẩm và xăng dầu chúng tôi có thể trao đổi. Làm ăn buôn bán với Bắc Triều Tiên không dễ dàng và căn cứ trên sự tin cậy. Có một ít lộn xộn, đôi khi gần biên giới, không dễ tiên đoán chuyện gì sẽ xảy ra tới đây.”
Tuy nhiên một số nhà phân tích thấy được một khung cửa cơ hội mở rộng, nếu Bắc Triều Tiên gạt tham vọng hạt nhân ra một bên. Họ cho rằng ngoài những lời đe dọa mới đây, ông Kim Jong-un cũng nói về việc xây dựng nền kinh tế Bắc Triều Tiên và cải thiện đời sống của người dân.
Nhà khoa học chính trị trường đại học Bắc Kinh Uông Đống nói Trung Quốc muốn thuyết phục Bắc Triều Tiên là mở cửa được lợi rất nhiều.
“Thực sự mở cửa cho cộng đồng quốc tế, và bắt đầu tiến trình cải cách sẽ mang lại thịnh vượng cho chính người dân của họ, không chỉ sống trong cảnh nghèo đói và tiếp tục phô trương lực lượng.”
Và đó là những điều không những không làm lợi cho Bắc Triều Tiên nhưng cũng không mang lại lợi ích gì cả cho các tỉnh miền đông bắc Trung Quốc.
Ngay cả khi có căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, việc kinh doanh vẫn tiếp tục giữa Bắc Triều Tiên và thành phố biên giới Diên Cát của Trung Quốc.
Tại một trung tâm phân phối hải sản địa phương, một người quản lý họ Vương đưa ra một con cua lớn có lông với càng đầy thịt bắt được ngoài khơi bờ biển Bắc Triều Tiên. Cua được thuyền mang về mỗi đêm, được đóng hộp có nước đá và chở đi đến tận Thượng Hải.
Ông Vương nói căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ít có ảnh hưởng đến việc buôn bán của ông vì theo như lời ông “mọi người cần phải ăn”:
“Thực sự chẳng có khủng hoảng gì cả, thách thức duy nhất chúng tôi gặp thực sự là ở ngoài biển, như bão, thuyền không đi biển được hay là cấm đánh bắt theo từng thời vụ.”
Cua chỉ là một phần trong số 5 tỉ đô la trao đổi thương mại hàng năm giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cung cấp cho Bắc Triều Tiên xăng dầu và thực phẩm và mua lại quặng sắt và than đá rẻ tiền.
Con số người Bắc Triều Tiên làm việc trong các xưởng máy dọc theo biên giới ngày càng tăng và ước lượng có khoảng 40.000 người đã có mặt tại các xưởng này.
Ông Lim Eul-chul là một giáo sư về Bắc Triều Tiên tại trường đại học Kyungnam ở Seoul.
“Các công ty Trung Quốc tại khu vực biên giới rất quan tâm đến lương bổng rất thấp của lao động Bắc Triều Tiên, và những nguồn khoáng sản đồi dào, và những công ty này cũng muốn sử dụng nguồn nhân lực của Bắc Triều Tiên không những chỉ căn cứ vào lương bổng thấp, nhưng cũng sử dụng một số người Bắc Triều Tiên trong công nghệ tiên tiến như trong lãnh vực công nghệ thông tin.”
Du khách từ Trung Quốc đến Bắc Triều Tiên cũng đang gia tăng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đây loan tin là ngành du lịch trong mùa này phát triển mạnh giữa lúc căng thẳng lên cao.
Tuy nhiên đầu tuần này, các chuyến du lịch của Trung Quốc bị ngưng lại. Tại một văn phòng du lịch địa phương, nhân viên ở đây cho biết là không làm gì hơn là ngồi chờ tình hình thay đổi.
Tại khách sạn Lưu Nguyên ở Diên Cát, tiếng Quan Thoại và tiếng Triều Tiên được sử dụng lẫn lộn. Khách sạn này do Bắc Triều Tiên quản lý.
Những nữ hầu bàn mặc y phục truyền thống Triều Tiên, phục vụ thực khách ban ngày và ban đêm hát và trình diễn các nhạc cụ tại khách sạn.
Những người này nói thông thạo tiếng Quan Thoại và cũng có thể nói được chút ít tiếng Nga. Diên Cát gần với biên giới phía đông của Nga và tuy người nước ngoài tại đây ít nhưng các du khách Nga và các người buôn bán thường có mặt tại đây.
Người Nga cho biết thỉnh thoảng ra phố xem phim, nhưng khi được hỏi cảm tưởng về Trung Quốc một người Nga cau mày và nói thích Bình Nhưỡng hơn.
Nhiều cư dân Trung Quốc tại đây nói họ không hứng thú đi thăm Bắc Triều Tiên.
“Người Bắc Triều Tiên đến đây để tìm kiếm thực phẩm, người dân không có gì để ăn. Trẻ em không có thức ăn và quần áo cũng ít nên họ đến đây để kiếm tiền, để làm việc. Những người khác đến đây để kết hôn. Họ có con cái và định cư ở đây, một khi họ có được lý lịch Trung Quốc, họ rời nơi này đến Nam Triều Tiên và không bao giờ trở lại.”
Một cư dân Diên Cát, một người đàn ông họ Vương, nói Bắc Triều Tiên ngày nay giống như Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa.
“Mối quan hệ kinh tế của chúng tôi chính yếu căn cứ trên thương mại, ví dụ như ở Bắc Triều Tiên có những nguồn khoáng sản, có hàng hóa rẻ, thực phẩm và xăng dầu chúng tôi có thể trao đổi. Làm ăn buôn bán với Bắc Triều Tiên không dễ dàng và căn cứ trên sự tin cậy. Có một ít lộn xộn, đôi khi gần biên giới, không dễ tiên đoán chuyện gì sẽ xảy ra tới đây.”
Tuy nhiên một số nhà phân tích thấy được một khung cửa cơ hội mở rộng, nếu Bắc Triều Tiên gạt tham vọng hạt nhân ra một bên. Họ cho rằng ngoài những lời đe dọa mới đây, ông Kim Jong-un cũng nói về việc xây dựng nền kinh tế Bắc Triều Tiên và cải thiện đời sống của người dân.
Nhà khoa học chính trị trường đại học Bắc Kinh Uông Đống nói Trung Quốc muốn thuyết phục Bắc Triều Tiên là mở cửa được lợi rất nhiều.
“Thực sự mở cửa cho cộng đồng quốc tế, và bắt đầu tiến trình cải cách sẽ mang lại thịnh vượng cho chính người dân của họ, không chỉ sống trong cảnh nghèo đói và tiếp tục phô trương lực lượng.”
Và đó là những điều không những không làm lợi cho Bắc Triều Tiên nhưng cũng không mang lại lợi ích gì cả cho các tỉnh miền đông bắc Trung Quốc.