BẮC KINH —
Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã gián tiếp bác bỏ tố cáo của các nhà lập pháp Mỹ cho rằng Bắc Kinh không gây áp lực đủ để buộc Bắc Triều Tiên ngưng đưa ra những lời lẽ gây chiến. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây.
Tại các cuộc điều trần ở quốc hội và trong những lần xuất hiện trên truyền hình hồi đầu tuần này, các nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ sự thất vọng trước điều mà họ cho là Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, đã không làm nhiều hơn để Bình Nhưỡng ngưng đưa ra những lời đe dọa nhắm vào Washington và Seoul.
Ngày hôm nay, khi được hỏi Trung Quốc có định dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên Bắc Triều Tiên hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng lập trường của Trung Quốc về vấn đề này là trước sau như một.
Ông Hồng nói rằng chủ trương nhất quán của Trung Quốc là phải duy trì hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên và những vấn đề liên hệ cần phải được giải quyết thông qua đối thoại và hiệp thương, và các bên liên hệ cần phải giữ thái độ bình tĩnh và tự chế.
Trung Quốc là nước cung cấp viện trợ lương thực nhiều nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên. Nhưng những lời kêu gọi giảm thiểu căng thẳng của Bắc Kinh đã không được Bình Nhưỡng đáp ứng, tuy hai nước là đồng minh lâu đời của nhau.
Trong lúc căng thẳng tăng cao, hải quân Mỹ đã phái hai chiến hạm phòng thủ phi đạn tới gần bán đảo Triều Tiên và bố trí một hệ thống phòng thủ phi đạn trên đất liền ở đảo Guam, hai năm sớm hơn thời hạn của kế hoạch trước đây.
Các nhà phân tích cho rằng sự leo thang căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đã củng cố cho chiến lược của Washington được gọi là “trục xoáy Á châu”, nhằm tái cân bằng các hoạt động ngoại giao và quân sự của Mỹ ở Á châu.
Giáo sư James Holt của Đại học Nam Kinh cho biết Trung Quốc cảm thấy bất bình đối với các kế hoạch của Mỹ nhằm gia tăng nguồn lực quân sự gần biên giới của họ.
Ông Holt nói: "Rõ ràng là Trung Quốc không thích những loan báo của Mỹ mà cho đến nay vẫn hàm chứa một ý nghĩa cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa trong khu vực. Bởi vì đương nhiên đó không phải là quan điểm của Trung Quốc. Tôi không nghĩ rằng họ xem việc Hoa Kỳ tìm cách quân sự hóa những vụ xung đột trong khu vực là một việc hữu ích."
Tuy những hoạt động quân sự của Mỹ nhằm ứng phó với mối căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên có thể làm cho Trung Quốc cảm thấy khó chịu, giáo sư Holt cho rằng những sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington.
Ông Holt cho biết: "Tôi không nghĩ rằng những việc này quan trọng đến độ làm chệch hướng sự phát triển quan hệ giữa đôi bên. Cùng lắm thì nó có thể sẽ mang lại cho Trung Quốc một lực đẩy để họ làm áp lực thêm chút nữa lên Bắc Triều Tiên nhằm ngăn chận những hành động cực đoan hơn mà Bắc Triều Tiên có thể sẽ thực hiện."
Sau khi Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn hồi tháng 12 và thử nghiệm hạt nhân hồi tháng 3, giới hữu trách Trung Quốc đã giảm thiểu lượng dầu lửa xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên họ không nói rằng việc này là có mục đích trừng phạt Bình Nhưỡng.
Tại các cuộc điều trần ở quốc hội và trong những lần xuất hiện trên truyền hình hồi đầu tuần này, các nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ sự thất vọng trước điều mà họ cho là Trung Quốc, đồng minh chính của Bắc Triều Tiên, đã không làm nhiều hơn để Bình Nhưỡng ngưng đưa ra những lời đe dọa nhắm vào Washington và Seoul.
Ngày hôm nay, khi được hỏi Trung Quốc có định dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên Bắc Triều Tiên hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng lập trường của Trung Quốc về vấn đề này là trước sau như một.
Ông Hồng nói rằng chủ trương nhất quán của Trung Quốc là phải duy trì hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên và những vấn đề liên hệ cần phải được giải quyết thông qua đối thoại và hiệp thương, và các bên liên hệ cần phải giữ thái độ bình tĩnh và tự chế.
Trung Quốc là nước cung cấp viện trợ lương thực nhiều nhất và là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên. Nhưng những lời kêu gọi giảm thiểu căng thẳng của Bắc Kinh đã không được Bình Nhưỡng đáp ứng, tuy hai nước là đồng minh lâu đời của nhau.
Trong lúc căng thẳng tăng cao, hải quân Mỹ đã phái hai chiến hạm phòng thủ phi đạn tới gần bán đảo Triều Tiên và bố trí một hệ thống phòng thủ phi đạn trên đất liền ở đảo Guam, hai năm sớm hơn thời hạn của kế hoạch trước đây.
Các nhà phân tích cho rằng sự leo thang căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đã củng cố cho chiến lược của Washington được gọi là “trục xoáy Á châu”, nhằm tái cân bằng các hoạt động ngoại giao và quân sự của Mỹ ở Á châu.
Giáo sư James Holt của Đại học Nam Kinh cho biết Trung Quốc cảm thấy bất bình đối với các kế hoạch của Mỹ nhằm gia tăng nguồn lực quân sự gần biên giới của họ.
Ông Holt nói: "Rõ ràng là Trung Quốc không thích những loan báo của Mỹ mà cho đến nay vẫn hàm chứa một ý nghĩa cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa trong khu vực. Bởi vì đương nhiên đó không phải là quan điểm của Trung Quốc. Tôi không nghĩ rằng họ xem việc Hoa Kỳ tìm cách quân sự hóa những vụ xung đột trong khu vực là một việc hữu ích."
Tuy những hoạt động quân sự của Mỹ nhằm ứng phó với mối căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên có thể làm cho Trung Quốc cảm thấy khó chịu, giáo sư Holt cho rằng những sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington.
Ông Holt cho biết: "Tôi không nghĩ rằng những việc này quan trọng đến độ làm chệch hướng sự phát triển quan hệ giữa đôi bên. Cùng lắm thì nó có thể sẽ mang lại cho Trung Quốc một lực đẩy để họ làm áp lực thêm chút nữa lên Bắc Triều Tiên nhằm ngăn chận những hành động cực đoan hơn mà Bắc Triều Tiên có thể sẽ thực hiện."
Sau khi Bình Nhưỡng phóng hỏa tiễn hồi tháng 12 và thử nghiệm hạt nhân hồi tháng 3, giới hữu trách Trung Quốc đã giảm thiểu lượng dầu lửa xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên họ không nói rằng việc này là có mục đích trừng phạt Bình Nhưỡng.