BẮC KINH —
Trong lúc căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên tăng cao và các hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong bị đình chỉ, những hoạt động thương mại và du lịch giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Căng thẳng leo thang giữa Bắc Triều Tiên với nhiều nước trên thế giới trong vài tuần qua đã không ảnh hưởng nhiều tới sự bùng phát của các hoạt động du lịch của Trung Quốc ở Bắc Triều Tiên.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết mùa du lịch hàng năm tới Bắc Triều Tiên năm nay đã bắt đầu sớm hơn mọi năm và đã có tăng mạnh của số người đang chờ đợi để đi thăm quốc gia Cộng Sản nghèo khó này.
Một nhân viên của một công ty lữ hành Trung Quốc tại Đồ Môn, thành phố của Trung Quốc gần biên giới Bắc Triều Tiên, cho biết các tour du lịch vẫn tiếp tục được thực hiện, những bất chấp những lời lẽ sôi nổi mà Bình Nhưỡng đưa ra trong thời gian gần đây.
Nhân viên lữ hành này nói rằng không có vấn đề gì cả và không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Triều Tiên sẽ đóng cửa biên giới.
Bà này cho biết thêm là tuy công ty bà giờ đây không nhận du khách người nước ngoài, nhưng người Trung Quốc vẫn được phép tham gia và các tour vẫn diễn ra như chương trình đã định.
Bà này nói rằng tất cả các tour du lịch định kỳ giờ đây không còn chỗ trống. Bà cho biết bà sinh sống trong vùng biên giới và không thấy có sự thay đổi nào ở Bắc Triều Tiên.
Tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, giáp với Bắc Triều Tiên, hồi gần đây loan báo các kế hoạch để gia tăng kim ngạch mậu dịch với Bắc Triều Tiên 13% mỗi năm cho tới năm 2020. Tỉnh này đang đầu tư vào các dự án xây dựng đường sắt và đường bộ nối liền nhiều thành phố với Đặc khu Kinh tế Rasong và thành phố Chongjin ở Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên và tỉnh Cát Lâm, không có bờ biển, sẽ có được những lợi ích to lớn qua việc có được phương tiện giao thông thuận tiện để tới Rasong, là thành phố cảng nước ấm ở duyên hải đông bắc của Bắc Triều Tiên.
Ông Trình Tiểu Hà, giáo sư chính trị học của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đã trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây và việc này đã làm cho một số người đánh giá lại các hoạt động đầu tư của họ, nhưng không làm các hoạt động này bị ngưng chỉ hoàn toàn.
Ông Trình nói rằng các nhà đầu tư Trung Quốc đã trở nên thận trọng hơn và một số dự án đã bị tạm ngưng trong lúc một số dự án khác bị chậm lại.
Ông Lục Siêu, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội tỉnh Liêu Ninh, cho biết mục tiêu của hầu hết các nhà đầu tư vào Bắc Triều Tiên là kiếm tiền vì đó là nơi có nhiều cơ hội kinh doanh dù có rủi ro.
Ông Lục nói thêm rằng Trung Quốc muốn có một nước láng giềng phú cường vì một nước Bắc Triều Tiên lạc hậu tạo ra một gan1h nặng cho Trung Quốc.
Một số người cho rằng Bắc Triều Tiên nên theo gương Trung Quốc và dần dà mở cửa các khu vực kinh tế cho thế giới bên ngoài. Ông Lục Siêu cho rằng Trung Quốc mong muốn việc này xảy ra càng sớm càng tốt nhưng đó là điều hoàn toàn tùy thuộc vào nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên.
Ông Kim Jong Un đã cho thấy một số dấu hiệu của chính sách cởi mở kinh tế hồi cuối tháng 3, hầu như cùng một với sự gia tăng những lời lẽ hung hãn nhắm vào Hoa Kỳ.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ông Kim Jong Un đã nói tới việc cần phải xây dựng một đất nước giàu mạnh và Bắc Triều Tiên nên tổng hợp sức mạnh của nông nghiệp với công nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng để mang lại một sức đẩy có tính chất quyết định.
Từ đó tới nay, những luận điệu gây chiến của Bắc Triều Tiên đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và gây lo ngại cho các nhà đầu tư ở Nam Triều Tiên và ở những nơi khác.
Căng thẳng leo thang giữa Bắc Triều Tiên với nhiều nước trên thế giới trong vài tuần qua đã không ảnh hưởng nhiều tới sự bùng phát của các hoạt động du lịch của Trung Quốc ở Bắc Triều Tiên.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết mùa du lịch hàng năm tới Bắc Triều Tiên năm nay đã bắt đầu sớm hơn mọi năm và đã có tăng mạnh của số người đang chờ đợi để đi thăm quốc gia Cộng Sản nghèo khó này.
Một nhân viên của một công ty lữ hành Trung Quốc tại Đồ Môn, thành phố của Trung Quốc gần biên giới Bắc Triều Tiên, cho biết các tour du lịch vẫn tiếp tục được thực hiện, những bất chấp những lời lẽ sôi nổi mà Bình Nhưỡng đưa ra trong thời gian gần đây.
Nhân viên lữ hành này nói rằng không có vấn đề gì cả và không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Triều Tiên sẽ đóng cửa biên giới.
Bà này cho biết thêm là tuy công ty bà giờ đây không nhận du khách người nước ngoài, nhưng người Trung Quốc vẫn được phép tham gia và các tour vẫn diễn ra như chương trình đã định.
Bà này nói rằng tất cả các tour du lịch định kỳ giờ đây không còn chỗ trống. Bà cho biết bà sinh sống trong vùng biên giới và không thấy có sự thay đổi nào ở Bắc Triều Tiên.
Tỉnh Cát Lâm ở đông bắc Trung Quốc, giáp với Bắc Triều Tiên, hồi gần đây loan báo các kế hoạch để gia tăng kim ngạch mậu dịch với Bắc Triều Tiên 13% mỗi năm cho tới năm 2020. Tỉnh này đang đầu tư vào các dự án xây dựng đường sắt và đường bộ nối liền nhiều thành phố với Đặc khu Kinh tế Rasong và thành phố Chongjin ở Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên và tỉnh Cát Lâm, không có bờ biển, sẽ có được những lợi ích to lớn qua việc có được phương tiện giao thông thuận tiện để tới Rasong, là thành phố cảng nước ấm ở duyên hải đông bắc của Bắc Triều Tiên.
Ông Trình Tiểu Hà, giáo sư chính trị học của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên đã trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây và việc này đã làm cho một số người đánh giá lại các hoạt động đầu tư của họ, nhưng không làm các hoạt động này bị ngưng chỉ hoàn toàn.
Ông Trình nói rằng các nhà đầu tư Trung Quốc đã trở nên thận trọng hơn và một số dự án đã bị tạm ngưng trong lúc một số dự án khác bị chậm lại.
Ông Lục Siêu, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội tỉnh Liêu Ninh, cho biết mục tiêu của hầu hết các nhà đầu tư vào Bắc Triều Tiên là kiếm tiền vì đó là nơi có nhiều cơ hội kinh doanh dù có rủi ro.
Ông Lục nói thêm rằng Trung Quốc muốn có một nước láng giềng phú cường vì một nước Bắc Triều Tiên lạc hậu tạo ra một gan1h nặng cho Trung Quốc.
Một số người cho rằng Bắc Triều Tiên nên theo gương Trung Quốc và dần dà mở cửa các khu vực kinh tế cho thế giới bên ngoài. Ông Lục Siêu cho rằng Trung Quốc mong muốn việc này xảy ra càng sớm càng tốt nhưng đó là điều hoàn toàn tùy thuộc vào nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên.
Ông Kim Jong Un đã cho thấy một số dấu hiệu của chính sách cởi mở kinh tế hồi cuối tháng 3, hầu như cùng một với sự gia tăng những lời lẽ hung hãn nhắm vào Hoa Kỳ.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo về vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ông Kim Jong Un đã nói tới việc cần phải xây dựng một đất nước giàu mạnh và Bắc Triều Tiên nên tổng hợp sức mạnh của nông nghiệp với công nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng để mang lại một sức đẩy có tính chất quyết định.
Từ đó tới nay, những luận điệu gây chiến của Bắc Triều Tiên đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và gây lo ngại cho các nhà đầu tư ở Nam Triều Tiên và ở những nơi khác.