Bà Clinton bác bỏ những gợi ý cho rằng chính quyền Obama tỏ ra không mạnh dạn trong phản ứng đối với việc đổ máu tại Libya. Bà nói là tất cả giải pháp được mang ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc hoặc các nơi khác để làm thế nào chấm dứt những vụ bạo động do chính phủ Libya gây ra .
Trong một cuộc họp báo chung sau khi thảo luận với phía đối tác Brazil, bà Clinton nói Hoa Kỳ lên án những cuộc bạo động chống lại những người biểu tình Libya.
Bà nói là Hoa Kỳ có ảnh hưởng giới hạn với Libya nên một sự đáp ứng đối với cuộc khủng hoảng cần phải có tham dự của quốc tế, qua Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và qua Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.
Trước đó cũng trong ngày thứ Tư, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đang xem xét áp đặt những chế tài đối với Libya và cũng nói lên những lo ngại đối với công dân Mỹ bị kẹt trong cuộc khủng hoảng này.
Bà Clinton nói trong khi thành hình chính sách đáp ứng đối với các vụ đổ máu tại Libya, vấn đề an toàn của những người Mỹ hiện còn tại Libya là ưu tiên hàng đầu:
“Tất cả mọi giải pháp được đưa lên bàn thảo luận. Chúng tôi sẽ xem xét mọi giải pháp có thể có để chấm dứt bạo động, để cố gắng ảnh hưởng đến chính phủ Libya. Tuy nhiên như tôi đã nói ngày hôm qua, bất cứ tình huống nào, mối quan tâm hàng đầu của chúng ta là an toàn và an ninh của các công dân Mỹ; cũng giống như ông bộ trưởng ngoại giao Brazil cũng quan tâm của về sự an toàn và an ninh của công dân Brazil. Chúng tôi khuyến khích các công dân Mỹ rời khỏi Libya.”
Bộ trưởng Ngoại giao Patriota của Brazil, quốc gia có một số dự án năng lượng và hạ tầng cơ sở tại Libya, bày tỏ sự an tâm là bạo động không nhằm trực tiếp vào người nước ngoài, và nói thêm sự quan tâm của Brazil về tình hình Libya cũng không kém mối lo ngại của Washington:
“Yếu tố làm chúng tôi quan ngại là việc sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình không có vũ khí. Mặt khác, chúng tôi thấy những cuộc biểu tình tại Bắc Phi và các nước Ả Rập là một phong trào chỉ có thể đạt được sự ủng hộ của nhân dân Brazil nếu đó là một phong trào đòi hỏi một sự cai trị tốt, có nhiều sự tham dự hơn nữa của người dân vào quá trình hoạch định chính sách, nhiều cơ hội có việc làm, một tương lai tươi sáng hơn cho những người trẻ của các quốc gia này.”
Sau khi lo ngại Libya có thể chận sự ra đi của công dân Mỹ, hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Libya đã hợp tác trong việc giúp người Mỹ và công dân nước khác lên một chuyến phà từ Tripoli sang đảo Malta.
Các viên chức ở đây nói là hầu hết 35 người trong gia đình nhân viên Tòa Đại sứ và những nhân viên không cần thiết được lệnh di tản hôm thứ Hai đã lên chiếc phà này.
Bộ Ngoại giao Mỹ ước đoán có khoảng vài ngàn công dân Mỹ cư ngụ tại Libya. Hầu hết đều có hai quốc tịch và chỉ có khoảng 600 người có hộ chiếu Mỹ và nhiều người làm việc cho các công ty dầu hỏa.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm thứ Tư nói chính quyền Obama sẽ xem xét mọi giải pháp để thuyết phục nhà cầm quyền Libya chấm dứt sử dụng vũ lực chống lại những người biểu tình. Bà Clinton thảo luận vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Antonio Patriota của Brazil, hiện là nước chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Liên quan
Đường dẫn liên quan
Đọc nhiều nhất
1