Bà Lưu Hà dần dần bị cắt liên lạc với thế giới bên ngoài kể từ khi chồng bà được trao giải Nobel năm ngoái.
Bà Sophie Richardson, phụ trách Trung Quốc của Human Rights Watch cho biết:
“Chính phủ Trung Quốc không e dè về chuyện truy bức người thân của ông Lưu Hiểu Ba. Năm vừa qua thật khốn đốn cho chị Lưu Hà. Trong một thoáng được truy cập Internet, chị gọi sinh hoạt của chị bây giờ là ‘khổ sở’, chị và gia đình giống như một thứ con tin của chính quyền.”
Theo các tin xuất phát từ Trung Quốc, bà Lưu Hà đang bị quản thúc trong một căn nhà ở ngoại thành Bắc Kinh.
Chỉ mới cách nay mấy tháng, bà mới được thăm nuôi chồng. Mới đây, ông Lưu Hiểu Ba được phép ra tù nhiều tiếng đồng hồ trong ngày để dự lễ giỗ thân phụ.
Nhà chức trách Trung Quốc gạt ra mọi ý định của các nhà báo và các nhà ngoại giao muốn đến thăm, gọi điện thoại hoặc tiếp xúc trên Internet với bà Lưu Hà.
Bà Sophie Richardson của HRW cho biết:
“Nếu những người này muốn dùng Internet cũng không thể được vì chủ yếu chị Lưu Hà và người trong nhà không được nhận điện thoại, email hoặc tweet. Còn trước cửa nhà thì có người đóng chốt, khi thì họ mặc đồng phục, khi thì không. Họ ngăn không cho ai vào nhà, thậm chí đến gần cửa cũng không được.”
Trong khi đó, nhà chức trách vẫn nhất quyết bà Lưu Hà vẫn được tự do và được quyền làm bất kỳ những gì bà muốn.
Các nhà hoạt động nhân quyền nói cách ứng xử của nhà nước đối với bà Lưu Hà và thân nhân như vậy là phổ biến tại Trung Quốc.
Bà Sharon Hom của tổ chức Human Rights in China cho biết:
“Điểm mấu chốt ở đây là tình hình của chị Lưu Hà phản ánh tình trạng chung của những nhà văn, nghệ sĩ, blogger, những người bênh vực nhân quyền Trung Quốc bị cưỡng bức biến mất. Điều này cho thấy cần phải có thêm kiểm tra và chú ý của quốc tế.”
Các nhà phân tích tin rằng một phần của nỗ lực kềm kẹp này là cần phải trấn áp trước khi có cuộc bàn giao quyền lực vào năm 2012, cũng như để ngăn chận một hiện tượng “Mùa Xuân Ả-rập” khác tại Trung Quốc.
Các nhà hoạt động nói điều đáng lo hơn nữa, là Trung Quốc đang tìm cách sửa luật để có thể giữ yên người dân của mình ở một chỗ qua một dạng quản chế đến 6 tháng, nhưng không phải tại nhà.
Trước tình hình đó, các nhà hoạt động không tin tình hình của bà Lưu Hà sẽ sáng sủa trong một thời gian gần. Và trong điều kiện chính quyền đang có ý định sửa đổi bộ luật hình sự tố tụng, các nhà hoạt động e ngại chuyện làm những nhân vật bất đồng chính kiến biến mất sẽ không giảm bớt, mà sẽ lan rộng.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng kể từ khi ông Lưu Hiểu Ba ngồi tù cách nay một năm, bà vợ của ông không ở tù cũng giống như ở tù. Đại diện của hai tổ chức này cho biết tình hình hiện nay của người vợ của nhà hoạt động Trung Quốc đã được trao giải Nobel Hòa bình.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1