Trong lúc cuộc chiến ở Syria bước qua năm thứ ba, cuộc xung đột này tiếp tục thu hút các chiến binh Hồi giáo từ thế giới Ả Rập và từ các quốc gia xa xôi như Kazakhstan, Úc và Indonesia. Từ thủ đô Jakarta của Indonesia, thông tín viên Kate Lamb tường trình về hậu quả của việc chiến binh Indonesia tham gia vào chiến trường ở Syria.
Các báo cáo về chiến binh nước ngoài đến Syria để tăng cường cho lực lượng nổi dậy đã trở thành một mối quan tâm lớn cho các chính phủ phương Tây.
Trong số hàng trăm đơn vị phiến quân hiện đang hoạt động tại Syria, một số đơn vị trung thành với al-Qaida trong khi một số khác muốn thấy Syria trở thành một triều đại Hồi giáo Khalip.
Theo ước tính gần đây của Trung tâm quốc tế nghiên cứu về nạn quá khích, khoảng 11.000 người từ 74 quốc gia đã đến Syria để chiến đấu bên cạnh các chiến binh của phe nổi dậy.
Con số này đã tăng gấp đôi kể từ tháng Tư năm ngoái với sự gia tăng đặc biệt mạnh mẽ từ các nước không thuộc khối Ả Rập và các chiến binh phương Tây.
Trong khi hầu hết các chiến binh ngoại quốc đều đến từ Trung Ðông và châu Âu, nhà phân tích khủng bố Noor Huda Isamil giải thích tại sao các chiến binh Indonesia cũng tham gia.
“Trước hết, việc này có lý do ý thức hệ hay tôn giáo. Họ nhìn vào Sham (Syria) như là một thánh địa linh thiêng nhất của cuộc thánh chiến, nơi mà bây giờ họ thấy là một cuộc chiến giữa các thiện và cái ác, cuộc chiến giữa Sunni và Shia, và hầu hết các chiến binh thánh chiến Indonesia đều là người Sunni, và đây là thời điểm cho họ thực sự bảo vệ cho những người Sunni anh em của họ. Đối với họ, đây chính là lúc để hành động”.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad và thiểu số nắm quyền là người Alawite, một nhánh của Hồi giáo Shia.
Ông Huda cho biết người Indonesia du học ở Trung Ðông cũng đến Syria, và hai người đã chết trong một vụ bắn nhau vài tháng gần đây. Kề từ đó, họ đã tổ chức lại như là những người tử đạo trên các trang mạng quá khích.
Cơ quan chống khủng bố quốc gia Indonesia gần đây đang theo dõi 50 người Indonesia tại Syria vì những hoạt động bị nghi là hoạt động khủng bố.
Với cảm hứng bắt nguồn từ ý tưởng về cuộc thánh chiến toàn cầu, việc tham gia của những người Indonesia bảo thủ vào cuộc chiến tại Syria cũng tạo ra những ảnh hưởng ở Indonesia.
“Nếu nhìn lại những kinh nghiệm của chúng ta đối với các chiến binh Indonesia tại Afghanistan, bạn sẽ thấy rằng các chiến binh thánh chiến trở về từ Afghanistan có một chỗ đứng nhất định tại Indonesia”
Trong lúc các chiến binh Indonesia đang tham gia mỗi ngày một nhiều trong các cuộc xung đột ở nước ngoài, bà Sidney Jones của Viện Phân tích Chính sách về Xung đột, hay IPAC, nói những ngươi đó đang trở nên bài xích người Shia nhiều hơn tại quê nhà.
“Cái mới ở Indonesia là luận điệu bài Shia độc ác, mà một phần của nó dường như là phát xuất từ các tổ chức do Ả rập Xê út tài trợ. Nhưng cuộc xung đột Syria đang làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn, bởi vì ông Assad có thể được dùng như một thí dụ để cho thấy tại sao mọi ngươi phải chú tâm tới người Shia và phải xem họ là kẻ thù vì họ đang giết hại những người Hồi giáo Sunni.
Indonesia là nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giời. Hầu hết dân chúng ở đây theo phái Sunni và có nhữgn quan điềm tôn giáo ôn hòa.
Trong hai năm rưỡi nay, người Hồi giáo Shia thuộc khối thiểu số đã bị tấn công nhiều hơn, trong đó có những vụ cưỡng bức di dời và những vụ cưỡng bức cải đạo, trong đó có một số trường hợp được chính phủ cho phép.
Các báo cáo về chiến binh nước ngoài đến Syria để tăng cường cho lực lượng nổi dậy đã trở thành một mối quan tâm lớn cho các chính phủ phương Tây.
Trong số hàng trăm đơn vị phiến quân hiện đang hoạt động tại Syria, một số đơn vị trung thành với al-Qaida trong khi một số khác muốn thấy Syria trở thành một triều đại Hồi giáo Khalip.
Theo ước tính gần đây của Trung tâm quốc tế nghiên cứu về nạn quá khích, khoảng 11.000 người từ 74 quốc gia đã đến Syria để chiến đấu bên cạnh các chiến binh của phe nổi dậy.
Con số này đã tăng gấp đôi kể từ tháng Tư năm ngoái với sự gia tăng đặc biệt mạnh mẽ từ các nước không thuộc khối Ả Rập và các chiến binh phương Tây.
Trong khi hầu hết các chiến binh ngoại quốc đều đến từ Trung Ðông và châu Âu, nhà phân tích khủng bố Noor Huda Isamil giải thích tại sao các chiến binh Indonesia cũng tham gia.
“Trước hết, việc này có lý do ý thức hệ hay tôn giáo. Họ nhìn vào Sham (Syria) như là một thánh địa linh thiêng nhất của cuộc thánh chiến, nơi mà bây giờ họ thấy là một cuộc chiến giữa các thiện và cái ác, cuộc chiến giữa Sunni và Shia, và hầu hết các chiến binh thánh chiến Indonesia đều là người Sunni, và đây là thời điểm cho họ thực sự bảo vệ cho những người Sunni anh em của họ. Đối với họ, đây chính là lúc để hành động”.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad và thiểu số nắm quyền là người Alawite, một nhánh của Hồi giáo Shia.
Ông Huda cho biết người Indonesia du học ở Trung Ðông cũng đến Syria, và hai người đã chết trong một vụ bắn nhau vài tháng gần đây. Kề từ đó, họ đã tổ chức lại như là những người tử đạo trên các trang mạng quá khích.
Cơ quan chống khủng bố quốc gia Indonesia gần đây đang theo dõi 50 người Indonesia tại Syria vì những hoạt động bị nghi là hoạt động khủng bố.
Với cảm hứng bắt nguồn từ ý tưởng về cuộc thánh chiến toàn cầu, việc tham gia của những người Indonesia bảo thủ vào cuộc chiến tại Syria cũng tạo ra những ảnh hưởng ở Indonesia.
“Nếu nhìn lại những kinh nghiệm của chúng ta đối với các chiến binh Indonesia tại Afghanistan, bạn sẽ thấy rằng các chiến binh thánh chiến trở về từ Afghanistan có một chỗ đứng nhất định tại Indonesia”
Trong lúc các chiến binh Indonesia đang tham gia mỗi ngày một nhiều trong các cuộc xung đột ở nước ngoài, bà Sidney Jones của Viện Phân tích Chính sách về Xung đột, hay IPAC, nói những ngươi đó đang trở nên bài xích người Shia nhiều hơn tại quê nhà.
“Cái mới ở Indonesia là luận điệu bài Shia độc ác, mà một phần của nó dường như là phát xuất từ các tổ chức do Ả rập Xê út tài trợ. Nhưng cuộc xung đột Syria đang làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn, bởi vì ông Assad có thể được dùng như một thí dụ để cho thấy tại sao mọi ngươi phải chú tâm tới người Shia và phải xem họ là kẻ thù vì họ đang giết hại những người Hồi giáo Sunni.
Indonesia là nước có đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giời. Hầu hết dân chúng ở đây theo phái Sunni và có nhữgn quan điềm tôn giáo ôn hòa.
Trong hai năm rưỡi nay, người Hồi giáo Shia thuộc khối thiểu số đã bị tấn công nhiều hơn, trong đó có những vụ cưỡng bức di dời và những vụ cưỡng bức cải đạo, trong đó có một số trường hợp được chính phủ cho phép.