Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhóm họp tại Paris hôm thứ Hai để bàn về cuộc hòa đàm Syria trong tháng này. Thông tín viên đài VOA tại Bộ Ngoại Giao, Scott Stearns, tường thuật rằng hai ông không thể đồng ý được với nhau trong việc mời Iran tham dự cuộc hòa đàm đó.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad không có liên minh nào lớn hơn Iran. Vì thế, chính phủ của ông nói rằng họ hy vọng Iran sẽ là được mời tham dự cuộc hòa đàm được dự trù tại Geneve “như mọi quốc gia khác.”
Người đứng làm trung gian quốc tế cho vụ xung đột này, ông Lakhdar Brahimi, đồng ý như vậy. Ông nói:
“Iran là một nước rất quan trọng trong vùng và họ phải hiện diện trong một cuộc hòa đàm như thế này.”
Nhưng mặc dầu Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm gởi thư mời, ông Brahimi nói rằng ông đang làm việc để đạt được sự đồng thuận giữa các đối tác chính tổ chức cuộc hòa đàm này là Nga và Hoa Kỳ.
Và Hoa Kỳ nói rằng Iran trước hết phải đồng ý thiết lập một chính phủ Syria chuyển tiếp bởi sự thỏa thuận chung. “Thỏa thuận chung” này giả thiết rằng những người chống đối Tổng thống Assad sẽ không bao giờ đồng ý với việc ông ta tham gia một chính phủ lâm thời và sẽ chấm dứt chế độ cai trị của ông.
Sau các cuộc thảo luận với Đại sứ Brahimi và Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov, Ngoại trưởng Kerry nói rằng, ông hy vọng Iran sẽ tiến tới ủng hộ sự “đồng thuận” đó:
“Một quốc gia có quan hệ lâu dài với ông Assad và với Syria sẽ có khả năng to lớn để tạo một ảnh hưởng thích hợp nếu họ muốn.”
Lên tiếng qua một thông dịch viên, ông Lavrov nói rằng, cuộc hòa đàm này không thể bị phá hoại bởi những khác biệt còn tồn tại giữa Hoa Kỳ và Iran. Ngoại trưởng Nga nói:
“Người ta không thể bị ảnh hưởng bởi các tình cảm ý thức hệ nhiều đến nỗi gây tai hại cho việc quan tâm tới mục đích.”
Ông Kerry nói rằng mục đích của một chính phủ chuyển tiếp Syria không do những người không ủng hộ việc thành lập nó đem lại. Ngoại trưởng Mỹ nhận định:
“Sự tham gia hay không tham gia của Iran không phải là một vấn đề ý thức hệ. Đó là một vấn đề thực tế và lương tri.”
Qua thông dịch viên, ông Lavrov đáp lại rằng nếu đó là vấn đề thực tế thì việc mời Iran nên được thực hiện:
“Tôi tin rằng thực tế có nghĩa là không cô lập, mà là giao tiếp.”
Ông Lavrov so sánh tình huống này với việc Hoa Kỳ đồng ý thảo luận với Iran về chương trình hạt nhân của họ và về các cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq.
Giáo sư trường đại học American University Hillary Mann Leverett đã làm việc trong vai trò thương thuyết gia với Iran trong cuộc chiến tranh Afghanistan và nói rằng chính phủ Tehran là quan trọng đối với việc chia sẻ quyền hành và hòa giải – đó là loại mục đích mà những người đứng làm trung gian đang mưu tìm tại Syria. Giáo sư Leverett phát biểu:
“Thật sự chúng ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội và chuẩn bị đón nhận thất bại khi tìm cách không cho họ tham gia hay đặt điều kiện cho việc tham gia của họ. Chính sách đó không sẽ không có tác dụng.”
Phân tích gia Viện Hòa Bình Hoa Kỳ Steve Heydeman tin rằng có điều kiện cho tương nhượng. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và các nước khác đang nỗ lực để tìm một công thức sẽ thừa nhận rằng ảnh hưởng của Iran về một kết quả, sẽ thừa nhận những quyền lợi của Iran mà không cho Iran vai trò phủ quyết có thể giúp cho họ có một mức độ ảnh hưởng ngoài ý muốn liên quan tới diễn biến của cuộc hòa đàm Geneve.”
Với cuộc hòa đàm Geneve chỉ còn một tuần lễ nữa sẽ diễn ra, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng Iran sẽ tới nếu nhận được lời mời vô điều kiện. Nhưng ông nói rằng đó không phải là một thứ mà Iran đang dốc công tìm kiếm.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad không có liên minh nào lớn hơn Iran. Vì thế, chính phủ của ông nói rằng họ hy vọng Iran sẽ là được mời tham dự cuộc hòa đàm được dự trù tại Geneve “như mọi quốc gia khác.”
Người đứng làm trung gian quốc tế cho vụ xung đột này, ông Lakhdar Brahimi, đồng ý như vậy. Ông nói:
“Iran là một nước rất quan trọng trong vùng và họ phải hiện diện trong một cuộc hòa đàm như thế này.”
Nhưng mặc dầu Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm gởi thư mời, ông Brahimi nói rằng ông đang làm việc để đạt được sự đồng thuận giữa các đối tác chính tổ chức cuộc hòa đàm này là Nga và Hoa Kỳ.
Và Hoa Kỳ nói rằng Iran trước hết phải đồng ý thiết lập một chính phủ Syria chuyển tiếp bởi sự thỏa thuận chung. “Thỏa thuận chung” này giả thiết rằng những người chống đối Tổng thống Assad sẽ không bao giờ đồng ý với việc ông ta tham gia một chính phủ lâm thời và sẽ chấm dứt chế độ cai trị của ông.
Sau các cuộc thảo luận với Đại sứ Brahimi và Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov, Ngoại trưởng Kerry nói rằng, ông hy vọng Iran sẽ tiến tới ủng hộ sự “đồng thuận” đó:
“Một quốc gia có quan hệ lâu dài với ông Assad và với Syria sẽ có khả năng to lớn để tạo một ảnh hưởng thích hợp nếu họ muốn.”
Lên tiếng qua một thông dịch viên, ông Lavrov nói rằng, cuộc hòa đàm này không thể bị phá hoại bởi những khác biệt còn tồn tại giữa Hoa Kỳ và Iran. Ngoại trưởng Nga nói:
“Người ta không thể bị ảnh hưởng bởi các tình cảm ý thức hệ nhiều đến nỗi gây tai hại cho việc quan tâm tới mục đích.”
Ông Kerry nói rằng mục đích của một chính phủ chuyển tiếp Syria không do những người không ủng hộ việc thành lập nó đem lại. Ngoại trưởng Mỹ nhận định:
“Sự tham gia hay không tham gia của Iran không phải là một vấn đề ý thức hệ. Đó là một vấn đề thực tế và lương tri.”
Qua thông dịch viên, ông Lavrov đáp lại rằng nếu đó là vấn đề thực tế thì việc mời Iran nên được thực hiện:
“Tôi tin rằng thực tế có nghĩa là không cô lập, mà là giao tiếp.”
Ông Lavrov so sánh tình huống này với việc Hoa Kỳ đồng ý thảo luận với Iran về chương trình hạt nhân của họ và về các cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq.
Giáo sư trường đại học American University Hillary Mann Leverett đã làm việc trong vai trò thương thuyết gia với Iran trong cuộc chiến tranh Afghanistan và nói rằng chính phủ Tehran là quan trọng đối với việc chia sẻ quyền hành và hòa giải – đó là loại mục đích mà những người đứng làm trung gian đang mưu tìm tại Syria. Giáo sư Leverett phát biểu:
“Thật sự chúng ta sẽ bỏ lỡ một cơ hội và chuẩn bị đón nhận thất bại khi tìm cách không cho họ tham gia hay đặt điều kiện cho việc tham gia của họ. Chính sách đó không sẽ không có tác dụng.”
Phân tích gia Viện Hòa Bình Hoa Kỳ Steve Heydeman tin rằng có điều kiện cho tương nhượng. Ông nói:
“Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và các nước khác đang nỗ lực để tìm một công thức sẽ thừa nhận rằng ảnh hưởng của Iran về một kết quả, sẽ thừa nhận những quyền lợi của Iran mà không cho Iran vai trò phủ quyết có thể giúp cho họ có một mức độ ảnh hưởng ngoài ý muốn liên quan tới diễn biến của cuộc hòa đàm Geneve.”
Với cuộc hòa đàm Geneve chỉ còn một tuần lễ nữa sẽ diễn ra, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng Iran sẽ tới nếu nhận được lời mời vô điều kiện. Nhưng ông nói rằng đó không phải là một thứ mà Iran đang dốc công tìm kiếm.