Các vị ngoại trưởng Ðông Nam Á đã không đưa ra được một thông cáo chung tóm lược các cuộc họp chính của khu vực trong tuần này. Các nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á đã vấp phải trở ngại về cách thức giải quyết vụ tranh chấp sôi sục ở biển Nam Trung Quốc, mà Việt Nam gọi là Biển Ðông. Thế bí chưa từng có từ truớc đến nay khiến một số giới chức đổ lỗi cho nước chủ nhà Kampuchea, và nêu ra những thắc mắc về tính thống nhất của khối 10 nước thành viên này.
Sự thất bại của ASEAN trong việc đúc kết một thông cáo cơ bản đã làm nổi bật các cuộc thảo luận thường mang tính cách bí mật ở hậu trường. Vào lúc hội nghị kết thúc hôm nay, Philippin quy trách tình trạng bế tắc cho Kampuchea, nước giữ chức chủ tịch khối này trong năm nay.
Philippin, một trong 4 nước ASEAN đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, muốn thông cáo chung đề cập đến những cuộc thảo luận có liên quan đến Bãi cạn Scarborough, một nhóm đảo đang gây tranh chấp trong vùng nước vừa kể.
Các nước thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippin và Việt Nam đều nhận chủ quyền các khu vực chồng chéo nhau ở vùng biển Ðông, cùng với Ðài Loan và Trung Quốc. Nhưng chính ảnh hưởng của Trung Quốc về vấn đề này lại là vấn đề tỏ ra gây chia rẽ nhiều nhất đối với các thành viên ASEAN.
Trong một cuộc họp báo sau hội nghị hôm nay, Ngoại trưởng Kampuchea Hor Namhong bênh vực quyết định của nước giữ chức chủ tịch.
Phát biểu qua một thông dịch viên, ông nói ASEAN không nên nhúng vào những vụ tranh chấp lãnh hải - một chủ trương tương tự như quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này.
“Kampuchea đã có một lập trường theo đúng nguyên tắc. Chúng ta không phải là một tòa án quyết định về vụ tranh chấp. Tại hội nghị của các ngoại trưởng ASEAN này, chúng ta không phải là một tòa án để phán quyết ai đúng ai sai.”
Thay vì thế, ông Namhong gợi ý rằng các thành viên ASEAN đòi chủ quyền vùng biển đang tìm cách phá hỏng tiến trình.
Thất bại trong việc đạt được sự đồng thuận về một thông cáo chung là điều chưa từng có trước đây trong lịch sử các cuộc họp cấp bộ trưởng của ASEAN, theo nhận xét của ông Carlyle Thayer, một chuyên gia về các vấn đề ASEAN tại trường Ðại học New South Wales.
Ông Thayer cũng nói việc không phác thảo được một thông cáo cơ bản trong tuần này nêu ra những vấn đề quan trọng cho ASEAN. Ông nói:
“ASEAN đã đóng vai trò giám hộ cho nền tự trị khu vực ở Ðông nam châu Á. Tìm cách đem lại một vỏ bọc chống lại sự xâm phạm của các cường quốc. Ðiều mà sự kiện này cho thấy là Trung Quốc đã tìm cách phá vỡ vỏ bọc đó và gây ảnh hưởng đối với một nước cá biệt. Sự kiện này sẽ tác động đến bất cứ vấn đề nào bắt đầu có dính dáng đến Trung Quốc.”
Ông Thayer nói vấn đề có thể đã phơi bầy những rạn nứt giữa các nước ASEAN đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, và những nước dựa vào Trung Quốc về thương mại. Kampuchea nhận hàng trăm triệu đôla tiền đầu tư và cho vay với lãi nhẹ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các bộ trưởng ASEAN đã hạ giảm tầm quan trọng của vấn đề trong khi thừa nhận mối quan ngại của họ hôm nay.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đưa ra các nhận định hòa dịu hơn hôm nay sau khi mới ngày hôm trước ông gọi thất bại trong việc đạt được một thông cáo chung là “vô trách nhiệm.” Ông nói với các phóng viên rằng các cuộc họp đã đem lại cho ông nhiều khích lệ trong việc thúc đẩy một Bộ Quy tắc Ứng xử ASEAN, còn gọi là COC, về vụ tranh chấp Biển Ðông lâu nay vẫn chưa đạt được. Ông Natalegawa nói:
“Có một điều đạt được từ cuộc họp này là tôi sẽ kiên quyết hơn nữa trong việc thúc đẩy COC, để những sự kiện xảy ra bên lề này mang tính bối cảnh nhiều hơn. Thay vì là những sự cố, chúng ta phải có một ý thức về mục tiêu. Chúng ta phải đi tới thay vì để cho các sự cố làm chệch hướng.”
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhấn mạnh đến sự cần thiết là các thành viên phải xúc tiến mau chóng hơn việc hàn gắn những thiệt hại đã gây ra.
“Tôi không thể đổ lỗi cho bất cứ ai. Tôi nghĩ trách nhiệm tập thể của chúng ta là cố gắng tìm ra một giải pháp cho việc này. Tôi coi đây chỉ là một trở ngại chính. Và chúng ta sẽ phải hồi phục sau trở ngại này một cách rất nhanh chóng.”
Kampuchea vẫn giữ chức chủ tịch ASEAN trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới, dự trù vào tháng 11 năm nay.
Sự thất bại của ASEAN trong việc đúc kết một thông cáo cơ bản đã làm nổi bật các cuộc thảo luận thường mang tính cách bí mật ở hậu trường. Vào lúc hội nghị kết thúc hôm nay, Philippin quy trách tình trạng bế tắc cho Kampuchea, nước giữ chức chủ tịch khối này trong năm nay.
Philippin, một trong 4 nước ASEAN đòi chủ quyền vùng Biển Ðông, muốn thông cáo chung đề cập đến những cuộc thảo luận có liên quan đến Bãi cạn Scarborough, một nhóm đảo đang gây tranh chấp trong vùng nước vừa kể.
Các nước thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippin và Việt Nam đều nhận chủ quyền các khu vực chồng chéo nhau ở vùng biển Ðông, cùng với Ðài Loan và Trung Quốc. Nhưng chính ảnh hưởng của Trung Quốc về vấn đề này lại là vấn đề tỏ ra gây chia rẽ nhiều nhất đối với các thành viên ASEAN.
Trong một cuộc họp báo sau hội nghị hôm nay, Ngoại trưởng Kampuchea Hor Namhong bênh vực quyết định của nước giữ chức chủ tịch.
Phát biểu qua một thông dịch viên, ông nói ASEAN không nên nhúng vào những vụ tranh chấp lãnh hải - một chủ trương tương tự như quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này.
“Kampuchea đã có một lập trường theo đúng nguyên tắc. Chúng ta không phải là một tòa án quyết định về vụ tranh chấp. Tại hội nghị của các ngoại trưởng ASEAN này, chúng ta không phải là một tòa án để phán quyết ai đúng ai sai.”
Thay vì thế, ông Namhong gợi ý rằng các thành viên ASEAN đòi chủ quyền vùng biển đang tìm cách phá hỏng tiến trình.
Thất bại trong việc đạt được sự đồng thuận về một thông cáo chung là điều chưa từng có trước đây trong lịch sử các cuộc họp cấp bộ trưởng của ASEAN, theo nhận xét của ông Carlyle Thayer, một chuyên gia về các vấn đề ASEAN tại trường Ðại học New South Wales.
Ông Thayer cũng nói việc không phác thảo được một thông cáo cơ bản trong tuần này nêu ra những vấn đề quan trọng cho ASEAN. Ông nói:
“ASEAN đã đóng vai trò giám hộ cho nền tự trị khu vực ở Ðông nam châu Á. Tìm cách đem lại một vỏ bọc chống lại sự xâm phạm của các cường quốc. Ðiều mà sự kiện này cho thấy là Trung Quốc đã tìm cách phá vỡ vỏ bọc đó và gây ảnh hưởng đối với một nước cá biệt. Sự kiện này sẽ tác động đến bất cứ vấn đề nào bắt đầu có dính dáng đến Trung Quốc.”
Ông Thayer nói vấn đề có thể đã phơi bầy những rạn nứt giữa các nước ASEAN đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, và những nước dựa vào Trung Quốc về thương mại. Kampuchea nhận hàng trăm triệu đôla tiền đầu tư và cho vay với lãi nhẹ của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các bộ trưởng ASEAN đã hạ giảm tầm quan trọng của vấn đề trong khi thừa nhận mối quan ngại của họ hôm nay.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đưa ra các nhận định hòa dịu hơn hôm nay sau khi mới ngày hôm trước ông gọi thất bại trong việc đạt được một thông cáo chung là “vô trách nhiệm.” Ông nói với các phóng viên rằng các cuộc họp đã đem lại cho ông nhiều khích lệ trong việc thúc đẩy một Bộ Quy tắc Ứng xử ASEAN, còn gọi là COC, về vụ tranh chấp Biển Ðông lâu nay vẫn chưa đạt được. Ông Natalegawa nói:
“Có một điều đạt được từ cuộc họp này là tôi sẽ kiên quyết hơn nữa trong việc thúc đẩy COC, để những sự kiện xảy ra bên lề này mang tính bối cảnh nhiều hơn. Thay vì là những sự cố, chúng ta phải có một ý thức về mục tiêu. Chúng ta phải đi tới thay vì để cho các sự cố làm chệch hướng.”
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhấn mạnh đến sự cần thiết là các thành viên phải xúc tiến mau chóng hơn việc hàn gắn những thiệt hại đã gây ra.
“Tôi không thể đổ lỗi cho bất cứ ai. Tôi nghĩ trách nhiệm tập thể của chúng ta là cố gắng tìm ra một giải pháp cho việc này. Tôi coi đây chỉ là một trở ngại chính. Và chúng ta sẽ phải hồi phục sau trở ngại này một cách rất nhanh chóng.”
Kampuchea vẫn giữ chức chủ tịch ASEAN trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới, dự trù vào tháng 11 năm nay.