Giới hoạt động nhân quyền Campuchia đang kêu gọi chính phủ nước này cải cách các chính sách di trú sau cái chết của một người gốc Việt bị đánh hội đồng.
Các nhà hoạt động nói vụ anh Trần Văn Chiến bị đánh chết ở Phnom Penh sau tai nạn giao thông leo thang thành một cuộc ẩu đả hồi tháng trước nêu bật vấn đề phân biệt chủng tộc ở Campuchia.
Một số nhà phân tích cho rằng cải cách luật di trú sẽ giúp giảm bớt những căng thẳng và xoa dịu tinh thần bài Việt Nam tại Campuchia.
Ông Am Sam Ath, cán bộ kỹ thuật của tổ chức nhân quyền Licado, nói với ban Khmer đài VOA ông đồng ý rằng mấu chốt nằm ở việc thực thi luật di trú tốt hơn:
“Để ngăn ngừa các vấn đề, tôi nghĩ Campuchia phải tăng cường thực thi luật, đặc biệt là luật về di trú và về quốc tịch. Để được nhập quốc tịch Campuchia, một người nước ngoài bắt buộc phải học tiếng Khmer và hiểu biết văn hóa Campuchia.”
Trong cuộc phỏng vấn với ban Khmer đài VOA, một nhà phân tích độc lập tên Chea Vannath cho rằng thực thi luật di trú sẽ hạ giảm các vấn đề:
“Cho tới khi nào Campuchia hành động thì lúc đó mới có thể chế ngự được cảm xúc của người dân, nghĩa là di dân tới đây, bất kể là quốc tịch gì, phải sống hợp pháp tại Campuchia.”
Một điểm tranh cãi là việc sử dụng từ ‘yuon’ trong tiếng Khmer. Đám đông trước khi đánh chết anh Chiến đã hét to lên từ này. Ông Am Sam Ath nói từ này đã được sử dụng thành thói quen, tuy nhiên không nhất thiết mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc.
Không phải ai cũng tán thành với ý kiến này, nhiều người cho rằng từ ‘yuon’ là một từ khinh thị người Việt Nam.
Quan trọng là làm sao để phân biệt, theo phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia và là một người ủng hộ đảng cầm quyền ở Campuchia, ông Keat Chantharith. Bởi lẽ, theo ông, từ này được các lãnh đạo Đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập ở Campuchia dùng.
Ông tố cáo đảng của ông Sam Rainsy dùng từ này để kích động tinh thần bài Việt Nam để đạt được các mục tiêu chính trị. Ông nói:
“Thật ra, cảnh sát di trú và cảnh sát quốc gia đang nỗ lực hết mình để hoàn thành công tác trong lĩnh vực di trú. Họ đang thúc đẩy việc thực thi luật, công tác đăng ký và công tác quản lý di dân.”
Yim Sovann, người phát ngôn của Đảng Cứu Nguy Dân tộc, bác bỏ cáo buộc này, nói rằng đảng đối lập chỉ thúc đẩy việc thực thi luật di trú tốt hơn chứ không hề cổ võ bạo lực. Ông nói:
“Đảng Cứu nguy Dân tộc chưa có hành động nào về các vấn đề này và không thành kiến.”
Binh sĩ Việt Nam đã lật đổ Khmer Đỏ năm 1979 và bắt đầu cuộc chiếm đóng Campuchia kéo dài một thập niên. Trong hai mươi năm qua tại Campuchia cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện tin có bạo lực chống lại người Việt Nam.
Các nhà hoạt động nói vụ anh Trần Văn Chiến bị đánh chết ở Phnom Penh sau tai nạn giao thông leo thang thành một cuộc ẩu đả hồi tháng trước nêu bật vấn đề phân biệt chủng tộc ở Campuchia.
Một số nhà phân tích cho rằng cải cách luật di trú sẽ giúp giảm bớt những căng thẳng và xoa dịu tinh thần bài Việt Nam tại Campuchia.
Ông Am Sam Ath, cán bộ kỹ thuật của tổ chức nhân quyền Licado, nói với ban Khmer đài VOA ông đồng ý rằng mấu chốt nằm ở việc thực thi luật di trú tốt hơn:
“Để ngăn ngừa các vấn đề, tôi nghĩ Campuchia phải tăng cường thực thi luật, đặc biệt là luật về di trú và về quốc tịch. Để được nhập quốc tịch Campuchia, một người nước ngoài bắt buộc phải học tiếng Khmer và hiểu biết văn hóa Campuchia.”
Trong cuộc phỏng vấn với ban Khmer đài VOA, một nhà phân tích độc lập tên Chea Vannath cho rằng thực thi luật di trú sẽ hạ giảm các vấn đề:
“Cho tới khi nào Campuchia hành động thì lúc đó mới có thể chế ngự được cảm xúc của người dân, nghĩa là di dân tới đây, bất kể là quốc tịch gì, phải sống hợp pháp tại Campuchia.”
Một điểm tranh cãi là việc sử dụng từ ‘yuon’ trong tiếng Khmer. Đám đông trước khi đánh chết anh Chiến đã hét to lên từ này. Ông Am Sam Ath nói từ này đã được sử dụng thành thói quen, tuy nhiên không nhất thiết mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc.
Không phải ai cũng tán thành với ý kiến này, nhiều người cho rằng từ ‘yuon’ là một từ khinh thị người Việt Nam.
Quan trọng là làm sao để phân biệt, theo phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia và là một người ủng hộ đảng cầm quyền ở Campuchia, ông Keat Chantharith. Bởi lẽ, theo ông, từ này được các lãnh đạo Đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập ở Campuchia dùng.
Ông tố cáo đảng của ông Sam Rainsy dùng từ này để kích động tinh thần bài Việt Nam để đạt được các mục tiêu chính trị. Ông nói:
“Thật ra, cảnh sát di trú và cảnh sát quốc gia đang nỗ lực hết mình để hoàn thành công tác trong lĩnh vực di trú. Họ đang thúc đẩy việc thực thi luật, công tác đăng ký và công tác quản lý di dân.”
Yim Sovann, người phát ngôn của Đảng Cứu Nguy Dân tộc, bác bỏ cáo buộc này, nói rằng đảng đối lập chỉ thúc đẩy việc thực thi luật di trú tốt hơn chứ không hề cổ võ bạo lực. Ông nói:
“Đảng Cứu nguy Dân tộc chưa có hành động nào về các vấn đề này và không thành kiến.”
Binh sĩ Việt Nam đã lật đổ Khmer Đỏ năm 1979 và bắt đầu cuộc chiếm đóng Campuchia kéo dài một thập niên. Trong hai mươi năm qua tại Campuchia cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện tin có bạo lực chống lại người Việt Nam.