HONG KONG —
Những tổ chức về quyền của người lao động quốc tế đã công bố một phúc trình về phong trào công nhân Campuchia đã tổ chức những cuộc biểu tình với đông đảo công nhân tham dự sau khi chính phủ không thỏa mãn các yêu sách đòi tăng mức lương tối thiểu vào tháng 12 năm ngoái. Thông tín viên VOA tường thuật rằng phúc trình được công bố ngày thứ năm cho thấy việc tham dự của công nhân vào những cuộc đình công là chưa từng có trước đây, và việc đàn áp của chính phủ cũng vậy.
Tại Campuchia, ngành dệt may vừa góp phần tạo dựng cơ hội qua lượng hàng xuất khẩu to lớn, vừa là nguyên do gây căng thẳng vì mức lương thấp trả cho một thành phần lớn trong giới nghèo tại nước này.
Mâu thuẫn này lên đến tột đỉnh vào tháng 1 năm nay khi lực lượng vũ trang đàn áp một loạt các cuộc đình công đòi tăng lương. Hậu quả của những cuộc biểu tình là có ít nhất 4 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương. Một công nhân 16 tuổi vẫn còn mất tích.
Một toán tìm hiểu sự thật đã đến Campuchia chỉ vài tuần sau khi xảy ra những cuộc biểu tình bạo động. Hôm thứ năm, toán này đã tường trình kết qua điều tra của họ tại Câu lạc bộ Ký giả Nước ngoài ở Hong Kong.
Họ đi đến kết luận là việc chính phủ khước từ các yêu sách của công nhân và việc chính phủ dùng bạo lực đáp lại cuộc biểu tình cho thấy chính phủ quan tâm đến quyền lợi của ngành dệt may nhiều hơn là quyền lợi của công nhân.
Oâng Kong Athit là Tổng Thư Ký của Liên đoàn Lao động Campuchia cho biết:
“Họ không muốn thảo luận dân chủ trong ủy ban 3 thành phần. Họ luôn luôn hạn chế tiếng nói của công đoàn dân chủ trong cuộc thảo luận.”
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, hiện vẫn đang trì trệ mặc dù lạm phát cao, sẽ được Ủy ban Cố vấn lao động duyệt xét lại. Cơ quan này gồm có đại diện chính phủ, chủ nhân và công nhân. Nhưng những tổ chức về quyền lao động nghi ngờ về tính độc lập của một số thành viên công đoàn có chân trong ủy ban.
Vào ngày 24 tháng 12 năm ngoái, ủy ban loan báo tăng mức lương tối thiểu trên toàn quốc từ 80 đô la lên 95 đôla một tháng, thấp hơn đòi hỏi của công nhân là 160 đôla một tháng.
Tin này châm ngòi cho những cuộc đình công với hàng ngàn công nhân đổ ra đường phố trong và chung quanh Phnom Penh.
Phúc trình lao động cho biết một số chủ nhân cố ngăn không cho công nhân tham gia biểu tình bằng cách đề nghị những tưởng thưởng về kinh tế để họ ở lại các xưởng sản xuất. Một số chủ nhân khác chỉ việc khóa cổng nhốt không cho mọi người ra ngoài.
Vào đầu tháng 1 năm nay, tình hình leo thang và lực lượng vũ trang đã nổ súng vào người biểu tình.
Ông Fahmi Panimbang là phối trí viên của toán cho biết:
“Việc đàn áp tàn bạo những cuộc biểu tình của công nhân đưa đến những cái chết là sự kiện quá đáng, không cần thiết và chưa từng có trước đây, gây ra một tình trạng khẩn cấp nhân quyền.”
Kể từ khi xảy ra những vụ đàn áp, các công ty quốc tế có hợp đồng với Campuchia đã lên án bạo động, nhưng cũng bày tỏ quan ngại về sự an toàn trong công cuộc đầu tư của họ.
Lãnh tụ liên hiệp công đoàn Kong Athit nói hiện không rõ những công ty này có chịu cáng đáng các phí tổn do mức lương cao hơn hay không.
“Vấn đề giữa những công ty và các nhà cung cấp vẫn tồn tại. Rào cản là ‘ai là người trả tiền và ai là người chỉ nói?’ Vấn đề này hiện là vấn đề thực sự của hệ thống dệt may toàn cầu.”
Dù chính phủ cấm các cuộc biểu tình, nhưng những cuộc đình công vẫn tiếp tục.
Ông Kong Athit nói công nhân tại 200 xưởng may đang tẩy chay không làm thêm giờ, một vấn đề tranh chấp khác nữa đối với những công nhân cho rằng bị bóc lột đến mức kiệt sức.
21 người hiện còn bị giam tiếp sau những cuộc đình công.
Phúc trình kêu gọi chính phủ trả tự do cho những tù nhân, gồm có đại diện công đoàn và công nhân, và trở lại bàn đàm phán.
Tại Campuchia, ngành dệt may vừa góp phần tạo dựng cơ hội qua lượng hàng xuất khẩu to lớn, vừa là nguyên do gây căng thẳng vì mức lương thấp trả cho một thành phần lớn trong giới nghèo tại nước này.
Mâu thuẫn này lên đến tột đỉnh vào tháng 1 năm nay khi lực lượng vũ trang đàn áp một loạt các cuộc đình công đòi tăng lương. Hậu quả của những cuộc biểu tình là có ít nhất 4 người thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương. Một công nhân 16 tuổi vẫn còn mất tích.
Một toán tìm hiểu sự thật đã đến Campuchia chỉ vài tuần sau khi xảy ra những cuộc biểu tình bạo động. Hôm thứ năm, toán này đã tường trình kết qua điều tra của họ tại Câu lạc bộ Ký giả Nước ngoài ở Hong Kong.
Họ đi đến kết luận là việc chính phủ khước từ các yêu sách của công nhân và việc chính phủ dùng bạo lực đáp lại cuộc biểu tình cho thấy chính phủ quan tâm đến quyền lợi của ngành dệt may nhiều hơn là quyền lợi của công nhân.
Oâng Kong Athit là Tổng Thư Ký của Liên đoàn Lao động Campuchia cho biết:
“Họ không muốn thảo luận dân chủ trong ủy ban 3 thành phần. Họ luôn luôn hạn chế tiếng nói của công đoàn dân chủ trong cuộc thảo luận.”
Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, hiện vẫn đang trì trệ mặc dù lạm phát cao, sẽ được Ủy ban Cố vấn lao động duyệt xét lại. Cơ quan này gồm có đại diện chính phủ, chủ nhân và công nhân. Nhưng những tổ chức về quyền lao động nghi ngờ về tính độc lập của một số thành viên công đoàn có chân trong ủy ban.
Vào ngày 24 tháng 12 năm ngoái, ủy ban loan báo tăng mức lương tối thiểu trên toàn quốc từ 80 đô la lên 95 đôla một tháng, thấp hơn đòi hỏi của công nhân là 160 đôla một tháng.
Tin này châm ngòi cho những cuộc đình công với hàng ngàn công nhân đổ ra đường phố trong và chung quanh Phnom Penh.
Phúc trình lao động cho biết một số chủ nhân cố ngăn không cho công nhân tham gia biểu tình bằng cách đề nghị những tưởng thưởng về kinh tế để họ ở lại các xưởng sản xuất. Một số chủ nhân khác chỉ việc khóa cổng nhốt không cho mọi người ra ngoài.
Vào đầu tháng 1 năm nay, tình hình leo thang và lực lượng vũ trang đã nổ súng vào người biểu tình.
Ông Fahmi Panimbang là phối trí viên của toán cho biết:
“Việc đàn áp tàn bạo những cuộc biểu tình của công nhân đưa đến những cái chết là sự kiện quá đáng, không cần thiết và chưa từng có trước đây, gây ra một tình trạng khẩn cấp nhân quyền.”
Kể từ khi xảy ra những vụ đàn áp, các công ty quốc tế có hợp đồng với Campuchia đã lên án bạo động, nhưng cũng bày tỏ quan ngại về sự an toàn trong công cuộc đầu tư của họ.
Lãnh tụ liên hiệp công đoàn Kong Athit nói hiện không rõ những công ty này có chịu cáng đáng các phí tổn do mức lương cao hơn hay không.
“Vấn đề giữa những công ty và các nhà cung cấp vẫn tồn tại. Rào cản là ‘ai là người trả tiền và ai là người chỉ nói?’ Vấn đề này hiện là vấn đề thực sự của hệ thống dệt may toàn cầu.”
Dù chính phủ cấm các cuộc biểu tình, nhưng những cuộc đình công vẫn tiếp tục.
Ông Kong Athit nói công nhân tại 200 xưởng may đang tẩy chay không làm thêm giờ, một vấn đề tranh chấp khác nữa đối với những công nhân cho rằng bị bóc lột đến mức kiệt sức.
21 người hiện còn bị giam tiếp sau những cuộc đình công.
Phúc trình kêu gọi chính phủ trả tự do cho những tù nhân, gồm có đại diện công đoàn và công nhân, và trở lại bàn đàm phán.