Đường dẫn truy cập

Chứng viêm họng, hội chứng trào ngược và vấn đề thay cột sống cổ


Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời thắc mắc của ông Đỗ văn Toàn ở Arizona về chứng viêm họng và hội chứng trào ngược của con gái ông ở Nha Trang, và email của ông Đặng Vũ Thành ở Thái Bình hỏi về vấn đề thay cột sống cổ.

Bác sĩ Hồ văn Hiền
Bác sĩ Hồ văn Hiền
Chuyên gia phụ trách giải đáp mục Hỏi Đáp Y Học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Đỗ văn Toàn ở Arizona có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền trả lời:

Chronic laryngitis:

Trả lời ông Đỗ văn Toàn hỏi về con gái ông ở VN.

Con gái ông được định bịnh là "Viêm amidan hóc mũi, viêm họng sung huyết và hội chứng trào ngược". Trong bịnh trào ngược (Gastro-esophageal reflux disease, GERDS), axít từ bao tử đi ngược lên đến vùng thanh quản (larynx) có thể làm đau họng (vùng yết hầu), sưng, và khan giọng. Các bs chuyên môn TMH lúc soi thanh quản (laryngoscopy) thấy thanh quản sưng và đỏ (edema and erythema) thì định bịnh là bịnh nhân bị trào dịch (reflux). Bs TMH đã dùng kháng sinh, thuốc ngậm, và các biện pháp vệ sinh ăn uống khác, tôi xin khỏi bàn thêm. Nếu bịnh nhân thấy mình vẫn có triệu chứng reflux, cần được bs gia đình, nội khoa hướng dẫn thêm.

Tôi chỉ xin nhận xét một số điểm

1) Những yếu tố sau có thể làm viên thanh quản nặng thêm:

• Hút thuốc lá, uống rượu, chocolat, các nước soda có caffeine có thể làm tăng trào dịch và viêm thanh quản nặng thêm

• Một số nghề nói nhiều như thầy giáo, giáo viên, tiếp viên có thể làm thanh quản sưng vì dùng quá nhiều (voice abuse)

• Một số thuốc cảm, thuốc ho có thể làm khô thanh quản, làm khan tiếng.

• Một số ô nhiễm không khí như hơi độc (toxic fumes, hơi chất hóa học, thuốc lá (dù là thụ động-passive smoking)

2) Đề nghị bịnh nhân, ngoài việc đi khám bs Tai mũi họng theo hạn kỳ để bs theo dõi bịnh, đến bs gia đình dể khám tổng quát để đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe; như nếp sống, ăn ngủ giờ giấc có làm cho trào dịch nặng thêm, bịnh tuyến giáp trạng, có nguyên nhân thần kinh gì gây ra khàn tiếng, có dùng thuốc gì gây nấm miệng và họng, thanh quản (như thuốc hít inhaler có corticoid để trị suyễn), người trước đây bị suyễn cũng có thể dễ bị bịnh thanh quản (vocal cord dysfunction)

• Vệ sinh môi trường: tránh những hoá chất như xăng dầu, nhà máy, khói ô nhiễm, khói bếp than, bếp gas, khói xe hơi…

• Uống đủ nước, nhất là trời nóng, tránh cà fê, thuốc lá, khói thuốc lá.

• Tránh dùng tiếng nói quá nhiều (voice abuse)

Chúc bịnh nhân may mắn.

Chúng tôi có nhận được một email của ông Đặng Vũ Thành ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, hỏi về vấn đề thay cột sống cổ, và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Cervical disc replacement

Cột sống chúng ta gồm những đốt xương sống chồng lên nhau, làm thành một ống xương cứng bao bọc tủy xương sống, và có những lỗ hai bên cho dây thần kinh thoát ra ngoài. Giữa các đốt xương sống có những đĩa đệm (intervertebral disc), giúp cho các cột xương sống có thể cử động một cách mềm dẻo và hấp thụ bớt sức đè nén trên các đốt xương (shock absorber). Nếu đĩa đệm hư, rách nhiều quá đè lên tủy xương sống, đè lên rể thần kinh làm yếu các cơ, làm đau, và vật lý trị liệu thất bại, người ta nghĩ đến 2 thủ thuật;

- nối các xương sống với nhau (fusion)
- thay thế đĩa đệm

Tuy thủ thuật thay đĩa đệm là một loại phẫu thuật đòi hỏi trình độ cao; nếu thất bại, sửa lại có những nguy hiểm nhất định, tự nó, thì tiến trình đặt đĩa vào được coi như khá đơn giản. Bác sĩ lấy cái gối đệm đã hư giữa hai đốt sống cổ ra, nhét hai miếng lót (plates) bằng kim loại (cobalt chromium alloy) có gai, tấm trên và tấm dưới cho nó gắn vào mặt dưới xương sống trên và mặt trên xương sống dưới, xong rồi nhét một gối đệm bằng plastic (polyethylene) ở giữa hai tấm kim loại đó.

Thay đĩa đệm chỉ được thực hành trong mười mấy năm gần đây, phần nhiều ở Châu Âu. Ở Mỹ đĩa đệm mới được FDA chấp nhận từ năm 2004, và cho đến nay, mặc dù FDA chấp nhận cho dùng, Medicare và Medicaid là những cơ quan bảo hiểm sức khỏe cho người già và người nghèo từ chối không trả tiền cho các cuộc mổ này trên người 60 tuổi. Các bảo hiểm khác cũng từ chối trả tiền. Lý do, họ xếp loại giải phẫu này còn là một loại thủ thuật “trong vòng thí nghiệm” (experimental procedure), không hợp lý và cần thiết (not reasonable and necessary) và cho rằng kết quả không hơn 2 phương pháp trị liệu khác là vật lý trị liệu và nối đốt sống với nhau để khúc sống đó bất động (fusion). Cũng vì thế, số người được thay thế đĩa đệm ở Mỹ còn ít, chừng 3 ngàn người ở Mỹ, so với trên 20.000 người trên khắp thế giới trong 20 năm qua.

Hiện nay ở Mỹ chỉ có 3 loại đĩa đệm được cho phép dùng, và một hiệu được dùng ở sống cổ.

Từ những nhận xét trên xin trả lời một số câu hỏi của vị độc giả;

- Dù đĩa đệm nhân tạo không có vấn đề, không nên mong đợi tất cả triệu chứng như đau nhức tê đều phải được giải quyết sau khi mổ. Nếu bịnh nhân tê nửa người, mà bác sĩ giải phẫu thấy đĩa đệm vẫn tốt, thì nên đi tìm nguyên nhân ở những nơi khác; ví dụ các đốt sống khác, các dây thần kinh chèn ép ở chỗ khác, hoặc do cơ chế khác như viêm rể thần kinh. Bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên về thần kinh (neurologist), bác sĩ chuyên về vật lý trị liệu, bác sĩ chuyên về các bịnh phong thấp (rheumatologist) có thể nhìn vấn đề dưới góc cạnh khác và đề ra những biện pháp chữa trị thích hợp.

- Đĩa làm ở Đại Hàn có thể không được dùng ở Mỹ, nên tôi không tìm hiểu qua y văn được. Hơn nữa, vì các đĩa nhân tạo này mới được dùng gần đây, nhất là ở bên Mỹ, không thể nói là dùng được bao nhiêu lâu phải thay thế đĩa. Tuy nhiên, người ta so sánh mức hao mòn của đĩa với hao mòn của khớp háng, đầu gối nhân tạo, thì hao mòn chỉ bằng 5%-10% của háng hoặc đầu gối nhân tạo, do đó hy vọng nếu thay thế đĩa nhân tạo ở người trẻ, có thể sẽ dùng được suốt đời mà không cần thay thế.

Tất nhiên, đây chỉ là những thông tin thường thức. Bịnh nhân cần bàn thảo trực tiếp với bs của mình để quyết định về những lựa chọn cần thiết.

Chúc bịnh nhân may mắn.

Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.

Đường dẫn liên quan

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG