SYDNEY —
Cơ quan khoa học của Liên hiệp quốc đang họp tại tiểu bang Tasmania trong lúc các nhà khoa học khí hậu hối thúc Australia chuẩn bị ứng phó với tình trạng mực nước biển dâng cao - đe dọa tới số nhà cửa, tài sản thương mại và cơ sở hạ tầng trị giá 300 tỉ đô la. Hội nghị cấp cao của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu diễn ra ở thành phố Hobart là vòng thảo luận chót trước khi ủy ban này công bố bản phúc trình thứ 5 vào tháng 9. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gởi về bài tường thuật sau đây.
Cơ quan của Liên hiệp quốc phụ trách vấn đề khí hậu nói rằng xu thế nóng dần trên toàn cầu là “không sai vào đâu được” và họ đang bênh vực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học dùng làm nền tảng cho nhận định này.
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, gọi tắt là IPCC, khẳng định phương pháp nghiên cứu của họ vừa năng động vừa đáng tin.
Hơn 250 nhà khoa học tham gia việc soạn thảo bản phúc trình vào tháng 9 đang có mặt tại thành phố Hobart để dự một hội nghị cấp cao. Họ hứa sẽ đưa ra những kết luận gọi là “có thể bảo vệ về mặt khoa học” khi kết quả nghiên cứu được công bố.
Cuộc họp của IPCC được tổ chức trong lúc Australia đối mặt với đợt nóng phá kỷ lục đã làm bùng ra những vụ cháy rừng trên khắp miền đông nam.
Chủ tịch IPCC, ông Rajendra Pachauri, nói rằng tình trạng nắng nóng cực độ này là một phần của xu thế tăng nhiệt toàn cầu.
Ông hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ dốc lòng ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu như đã làm trước đây để ngăn chận sự hư hại của tầng ozone trong khí quyển.
Ông Pachauri nói: "Vâng, đương nhiên là tôi quan tâm, nhưng tôi cũng đánh giá cao sự khôn ngoan của loài người mà tôi nghĩ rằng vào một lúc nào đó chúng ta sẽ mang lại sự thay đổi. Ý tôi muốn nói là thế giới đã hành động về Nghị định thư Montreal, về vấn đề suy giảm tầng ozone, và điều đó đã diễn ra rất nhanh chóng. Bây giờ tôi nghĩ rằng có lẽ việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng hy vọng là mọi người sẽ cùng nhau hành động."
Ủy ban khí hậu do chính phủ Australia bổ nhiệm cũng cảnh báo rằng tình trạng tăng nhiệt toàn cầu sẽ làm cho những đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều người cũng e rằng mực nước biển dâng cao sẽ đe dọa tới những cộng đồng ven biển nổi tiếng của Australia.
Hơn 75% dân số Australia sinh sống ở những vùng ven biển.
Ông Alan Stokes là người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về sự biến đổi của biển, một tổ chức đại diện cho các hội đồng thành phố và cộng đồng duyên hải. Ông nói rằng trận lụt dữ dội ở Queesland hai năm về trước chứng tỏ tình trạng dễ bị tổn thương các các vùng đất thấp.
Ông Stokes cho biết: "Dân chúng trên khắp Australia người nào cũng muốn sống gần biển. Họ muốn sống gần biển nhiều chừng nào tốt chừng đó, nhưng điều này có những mối rủi ro đi kèm, và chúng tôi không muốn là 20, 30 hoặc 90 năm tới đây chúng tôi sẽ phải thường xuyên đối mặt với những trận lụt kinh hoàng như trận lụt đã xảy ra ở Queensland, làm cho tài sản bị phá hủy và tính mạng của người dân bị nguy hiểm."
Các nhà khoa học khí hậu e rằng khối băng Greenland bị tan chảy có thể tạo ra những vấn đề vô cùng nghiêm trọng cho các khu vực khác, trong đó có những đảo quốc Nam Thái bình dương - là những nơi chỉ cao hơn mực nước biển vài mét.
Các nhà lãnh đạo của Kiribati cảnh báo rằng mực nước biển dâng cao có thể buộc toàn bộ dân số 100.000 người của nước họ phải di tản.
Biến đổi khí hậu là một vấn đề gây chia rẽ ở Australia, là nước lệ thuộc vào nguồn cung ứng than đá giá rẻ. Tuy nhiều người tin rằng sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch làm gia tăng nhiệt độ trên trái đất, những người khác lại tin rằng sự thay đổi của thời tiết chỉ là một phần của một chu kỳ tự nhiên và không phải là do những hành vi thái quá của con người gây ra.
Cơ quan của Liên hiệp quốc phụ trách vấn đề khí hậu nói rằng xu thế nóng dần trên toàn cầu là “không sai vào đâu được” và họ đang bênh vực cho các hoạt động nghiên cứu khoa học dùng làm nền tảng cho nhận định này.
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, gọi tắt là IPCC, khẳng định phương pháp nghiên cứu của họ vừa năng động vừa đáng tin.
Hơn 250 nhà khoa học tham gia việc soạn thảo bản phúc trình vào tháng 9 đang có mặt tại thành phố Hobart để dự một hội nghị cấp cao. Họ hứa sẽ đưa ra những kết luận gọi là “có thể bảo vệ về mặt khoa học” khi kết quả nghiên cứu được công bố.
Cuộc họp của IPCC được tổ chức trong lúc Australia đối mặt với đợt nóng phá kỷ lục đã làm bùng ra những vụ cháy rừng trên khắp miền đông nam.
Chủ tịch IPCC, ông Rajendra Pachauri, nói rằng tình trạng nắng nóng cực độ này là một phần của xu thế tăng nhiệt toàn cầu.
Ông hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ dốc lòng ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu như đã làm trước đây để ngăn chận sự hư hại của tầng ozone trong khí quyển.
Ông Pachauri nói: "Vâng, đương nhiên là tôi quan tâm, nhưng tôi cũng đánh giá cao sự khôn ngoan của loài người mà tôi nghĩ rằng vào một lúc nào đó chúng ta sẽ mang lại sự thay đổi. Ý tôi muốn nói là thế giới đã hành động về Nghị định thư Montreal, về vấn đề suy giảm tầng ozone, và điều đó đã diễn ra rất nhanh chóng. Bây giờ tôi nghĩ rằng có lẽ việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng hy vọng là mọi người sẽ cùng nhau hành động."
Ủy ban khí hậu do chính phủ Australia bổ nhiệm cũng cảnh báo rằng tình trạng tăng nhiệt toàn cầu sẽ làm cho những đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên hơn. Nhiều người cũng e rằng mực nước biển dâng cao sẽ đe dọa tới những cộng đồng ven biển nổi tiếng của Australia.
Hơn 75% dân số Australia sinh sống ở những vùng ven biển.
Ông Alan Stokes là người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về sự biến đổi của biển, một tổ chức đại diện cho các hội đồng thành phố và cộng đồng duyên hải. Ông nói rằng trận lụt dữ dội ở Queesland hai năm về trước chứng tỏ tình trạng dễ bị tổn thương các các vùng đất thấp.
Ông Stokes cho biết: "Dân chúng trên khắp Australia người nào cũng muốn sống gần biển. Họ muốn sống gần biển nhiều chừng nào tốt chừng đó, nhưng điều này có những mối rủi ro đi kèm, và chúng tôi không muốn là 20, 30 hoặc 90 năm tới đây chúng tôi sẽ phải thường xuyên đối mặt với những trận lụt kinh hoàng như trận lụt đã xảy ra ở Queensland, làm cho tài sản bị phá hủy và tính mạng của người dân bị nguy hiểm."
Các nhà khoa học khí hậu e rằng khối băng Greenland bị tan chảy có thể tạo ra những vấn đề vô cùng nghiêm trọng cho các khu vực khác, trong đó có những đảo quốc Nam Thái bình dương - là những nơi chỉ cao hơn mực nước biển vài mét.
Các nhà lãnh đạo của Kiribati cảnh báo rằng mực nước biển dâng cao có thể buộc toàn bộ dân số 100.000 người của nước họ phải di tản.
Biến đổi khí hậu là một vấn đề gây chia rẽ ở Australia, là nước lệ thuộc vào nguồn cung ứng than đá giá rẻ. Tuy nhiều người tin rằng sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch làm gia tăng nhiệt độ trên trái đất, những người khác lại tin rằng sự thay đổi của thời tiết chỉ là một phần của một chu kỳ tự nhiên và không phải là do những hành vi thái quá của con người gây ra.