Năm 2012 là một năm khí hậu cực kỳ xấu: lụt lội tràn lan ở Australia làm toàn bô nhiều thị trấn bị mắc kẹt. Mưa như trút cả ngày ở Manila nhận chìm phân nửa thủ đô Philippin. Một trận siêu bão gây tan hoang vùng tây Thái Bình Dương và cơn khô hạn kỷ lục thiêu cháy hơn phân nửa lục địa Hoa Kỳ. Theo bài tường trình của thông tín viên VOA Rosanne Skirble, các tai ương vừa kể và những diễn biến thời tiết xấu khác trong năm 2012 phù hợp với những gì đa số các nhà khoa học dự đoán sẽ là “tình trạng bình thường mới” trong khi khí hậu thế giới tiếp tục biến đổi, và trong khi các nước chật vật ứng phó với tình trạng hành tinh tăng nhiệt.
Hồi đầu tháng 12, thiên tai giáng xuống Philippin. Cơn bão Bopha châm ngòi cho những vụ lũ lụt và đất chuồi, gây cảnh thất tán cho hàng triệu người. Ông Julius Julian Ribukas sống sót, nhưng nhiều người trong gia đình ông thì không. Ông cho biết:
“Cha tôi phải nhập viện. Mẹ tôi và anh tôi bị nước lụt cuốn đi mất. Ðó là lần chót tôi nhìn thấy họ. Mẹ tôi nói với tôi, Mẹ yêu con lắm.”
Cơn thiên tai ấy giống như một tai họa trước đó 1 tháng, ở phần bên kia của thế giới, khi cơn bão Ðại Tây Dương lớn nhất trong lịch sử tràn vào duyên hải phía đông Hoa Kỳ, từ Florida lên tới Maine. Mưa bão do Sandy đem tới đã tàn phá các cộng đồng duyên hải ở tiểu bang New Jersey và làm ngập lụt các đường xe điện ngầm, các đường hầm và phố xá ở thành phố New York, gây thiệt hại lên tới trên 40 tỷ đôla.
Thống đốc New York Andrew Cuomo nói với các phóng viên rằng tai ương do thời tiết là dấu hiệu của thời đại:
“Biến đổi khí hậu là một thực tế. Không thể chối cãi được và mức độ thường xuyên của các tình trạng thời tiết xấu tăng lên và chúng ta sẽ phải học hỏi từ sự kiện này. Và đó sẽ là chương sắp tới của tình hình này.”
Hai cơn bão Sandy và Bopha rơi vào đúng các xu hướng lớn hơn của khí hậu toàn cầu, theo nhận định của ông Todd Sanford, nhà khoa học về thời tiết thuộc tổ chức Liên đoàn các Khoa học gia Quan tâm. Ông giải thích:
“Cơ bản nếu chúng ta nhìn vào các thể loại khác nhau của các chỉ số về khí hậu, tất cả đều đang đi theo hướng mà chúng ta trông đợi ở một hành tinh tăng nhiệt toàn diện. Vì thế, chẳng những nhiệt độ không khí tăng mà nội dung nhiệt trong đại dương cũng tăng. Băng đang bớt đi, và các sông băng cũng rút đi.”
Các báo cáo của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới cho thấy hành tinh đang trên đà tăng nhiệt từ 3 đến 5 độ bách phân trong thế kỷ này nếu lượng khí thải giữ nhiệt từ các công nghiệp, xe cộ và cao ốc không bị cắt giảm đáng kể.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Rachel Kyte mô tả một hình ảnh u ám về một hành tinh nóng thêm 4 độ trong thế kỷ sắp tới.
“4 độ có nghĩa là 35% đất hoa màu ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara sẽ không sử dụng được. Thêm vào đó, 4 độ có nghĩa là các thành phố ven biển sẽ bị ngập lụt với mực nước biển dâng cao, mà còn bị tác động bởi nhiều diễn biến thời tiết cực xấu. Cho dù là khô hạn, hay bão tố hay biển dâng trào, thực sự tôi nghĩ là chúng ta đã vượt khỏi điểm mà khí hậu là một thứ xảy ra cho người nào khác trong tương lai. Biến đổi khí hậu đang diễn ra cho tôi ngay lúc này.”
Báo cáo của Ngân hàng thế giới cùng với tập hợp nhiều tiếng nói kêu gọi thực hiện các biện pháp hạn chế khí thải carbonic, và kéo chậm đà biến đổi khí hậu.
Tại một cuộc họp khoa học tại Washington, nhà khoa học kỳ cựu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO Diaemid Campbell-Lendrum cảnh báo rằng các điều kiện vốn đã gây ra hàng triệu cái chết – do suy dinh dưỡng, tiêu chảy và sốt rét - sẽ chỉ trở nên tệ hại hơn trong một thế giới nóng hơn. Ông nói:
“Biến đổi khí hậu sẽ có xu hướng làm tăng thêm các mối đe dọa về sức khỏe công cộng và không phải tăng thêm một mình. Nó tương tác với các yếu tố khác nữa. Nó tuỳ thuộc nhiều vào nơi ta sinh sống, vào mức độ nghèo khó ra sao. Nó tuỳ thuộc vào việc ta có đuợc bảo vệ tốt bởi các hệ thống y tế công cộng hay không. Nhưng nói chung, sự biến đổi khí hậu có khuynh huớng làm tăng thêm các nguy cơ hiện hữu và gia tăng tính bất ổn trong hệ thống và đe doạ đến sự an toàn của sức khỏe công cộng.”
Năm 2012 chứng kiến bằng cớ của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu: các tảng băng tan nhanh hơn, các vỉa đá san hô chết và các chủng loài có nguy cơ tuyệt chủng, trên đất liền và trong biển cả. Trong 12 ngày của tháng 12, tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu ở Doha, Qatar, các đại biểu của gần 200 quốc gia đã họp để phác thảo một hiệp định mới nhằm hạn chế khí thải công nghiệp và kéo chậm đà biến đổi khí hậu.
Chuyên gia phân tích chính sách Jennifer Haverkamp, thuộc Quỹ Bảo vệ Môi trường, nằm trong số hàng ngàn quan sát viên phi chính phủ tại hội nghị. Bà nói hội nghị Doha có thúc đẩy các cuộc thương nghị đôi chút:
“Chỉ riêng trong năm vừa qua, chúng ta đã thấy Triều Tiên thông qua một bộ luật về khí hậu, Australia áp dụng giá cả về carbon, Mexcio chấp thuận một dự luật. Kazakhstan sẽ cứu xét một hệ thống trao đổi khí thải. Có nhiều việc diễn ra bên ngoài cũng như bên trong các cuộc thương luợng và tất cả chúng ta phải cùng nhau tiến tới.”
Bà Haverkamp nói các kế hoạch này là một tấm gương mà tất cả các quốc gia có thể noi theo khi họ tìm cách hạn chế khí thải, và chuẩn bị cho các thách thức của một thế giới nóng ấm hơn.
Hồi đầu tháng 12, thiên tai giáng xuống Philippin. Cơn bão Bopha châm ngòi cho những vụ lũ lụt và đất chuồi, gây cảnh thất tán cho hàng triệu người. Ông Julius Julian Ribukas sống sót, nhưng nhiều người trong gia đình ông thì không. Ông cho biết:
“Cha tôi phải nhập viện. Mẹ tôi và anh tôi bị nước lụt cuốn đi mất. Ðó là lần chót tôi nhìn thấy họ. Mẹ tôi nói với tôi, Mẹ yêu con lắm.”
Cơn thiên tai ấy giống như một tai họa trước đó 1 tháng, ở phần bên kia của thế giới, khi cơn bão Ðại Tây Dương lớn nhất trong lịch sử tràn vào duyên hải phía đông Hoa Kỳ, từ Florida lên tới Maine. Mưa bão do Sandy đem tới đã tàn phá các cộng đồng duyên hải ở tiểu bang New Jersey và làm ngập lụt các đường xe điện ngầm, các đường hầm và phố xá ở thành phố New York, gây thiệt hại lên tới trên 40 tỷ đôla.
Thống đốc New York Andrew Cuomo nói với các phóng viên rằng tai ương do thời tiết là dấu hiệu của thời đại:
“Biến đổi khí hậu là một thực tế. Không thể chối cãi được và mức độ thường xuyên của các tình trạng thời tiết xấu tăng lên và chúng ta sẽ phải học hỏi từ sự kiện này. Và đó sẽ là chương sắp tới của tình hình này.”
Hai cơn bão Sandy và Bopha rơi vào đúng các xu hướng lớn hơn của khí hậu toàn cầu, theo nhận định của ông Todd Sanford, nhà khoa học về thời tiết thuộc tổ chức Liên đoàn các Khoa học gia Quan tâm. Ông giải thích:
“Cơ bản nếu chúng ta nhìn vào các thể loại khác nhau của các chỉ số về khí hậu, tất cả đều đang đi theo hướng mà chúng ta trông đợi ở một hành tinh tăng nhiệt toàn diện. Vì thế, chẳng những nhiệt độ không khí tăng mà nội dung nhiệt trong đại dương cũng tăng. Băng đang bớt đi, và các sông băng cũng rút đi.”
Các báo cáo của Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới cho thấy hành tinh đang trên đà tăng nhiệt từ 3 đến 5 độ bách phân trong thế kỷ này nếu lượng khí thải giữ nhiệt từ các công nghiệp, xe cộ và cao ốc không bị cắt giảm đáng kể.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Rachel Kyte mô tả một hình ảnh u ám về một hành tinh nóng thêm 4 độ trong thế kỷ sắp tới.
“4 độ có nghĩa là 35% đất hoa màu ở châu Phi phía nam sa mạc Sahara sẽ không sử dụng được. Thêm vào đó, 4 độ có nghĩa là các thành phố ven biển sẽ bị ngập lụt với mực nước biển dâng cao, mà còn bị tác động bởi nhiều diễn biến thời tiết cực xấu. Cho dù là khô hạn, hay bão tố hay biển dâng trào, thực sự tôi nghĩ là chúng ta đã vượt khỏi điểm mà khí hậu là một thứ xảy ra cho người nào khác trong tương lai. Biến đổi khí hậu đang diễn ra cho tôi ngay lúc này.”
Báo cáo của Ngân hàng thế giới cùng với tập hợp nhiều tiếng nói kêu gọi thực hiện các biện pháp hạn chế khí thải carbonic, và kéo chậm đà biến đổi khí hậu.
Tại một cuộc họp khoa học tại Washington, nhà khoa học kỳ cựu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO Diaemid Campbell-Lendrum cảnh báo rằng các điều kiện vốn đã gây ra hàng triệu cái chết – do suy dinh dưỡng, tiêu chảy và sốt rét - sẽ chỉ trở nên tệ hại hơn trong một thế giới nóng hơn. Ông nói:
“Biến đổi khí hậu sẽ có xu hướng làm tăng thêm các mối đe dọa về sức khỏe công cộng và không phải tăng thêm một mình. Nó tương tác với các yếu tố khác nữa. Nó tuỳ thuộc nhiều vào nơi ta sinh sống, vào mức độ nghèo khó ra sao. Nó tuỳ thuộc vào việc ta có đuợc bảo vệ tốt bởi các hệ thống y tế công cộng hay không. Nhưng nói chung, sự biến đổi khí hậu có khuynh huớng làm tăng thêm các nguy cơ hiện hữu và gia tăng tính bất ổn trong hệ thống và đe doạ đến sự an toàn của sức khỏe công cộng.”
Năm 2012 chứng kiến bằng cớ của hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu: các tảng băng tan nhanh hơn, các vỉa đá san hô chết và các chủng loài có nguy cơ tuyệt chủng, trên đất liền và trong biển cả. Trong 12 ngày của tháng 12, tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu ở Doha, Qatar, các đại biểu của gần 200 quốc gia đã họp để phác thảo một hiệp định mới nhằm hạn chế khí thải công nghiệp và kéo chậm đà biến đổi khí hậu.
Chuyên gia phân tích chính sách Jennifer Haverkamp, thuộc Quỹ Bảo vệ Môi trường, nằm trong số hàng ngàn quan sát viên phi chính phủ tại hội nghị. Bà nói hội nghị Doha có thúc đẩy các cuộc thương nghị đôi chút:
“Chỉ riêng trong năm vừa qua, chúng ta đã thấy Triều Tiên thông qua một bộ luật về khí hậu, Australia áp dụng giá cả về carbon, Mexcio chấp thuận một dự luật. Kazakhstan sẽ cứu xét một hệ thống trao đổi khí thải. Có nhiều việc diễn ra bên ngoài cũng như bên trong các cuộc thương luợng và tất cả chúng ta phải cùng nhau tiến tới.”
Bà Haverkamp nói các kế hoạch này là một tấm gương mà tất cả các quốc gia có thể noi theo khi họ tìm cách hạn chế khí thải, và chuẩn bị cho các thách thức của một thế giới nóng ấm hơn.