Một cuộc khảo sát mới do Phòng Thương Mại Châu Âu thực hiện nói rằng hơn 20% các thành viên của họ đang cứu xét giải pháp bỏ Việt Nam để chuyển sang làm ăn tại các thị trường khác trong khu vực.
Tờ Thanh Niên hôm nay dẫn tin của Phòng Thương Mại Âu Châu nói rằng đây là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của giới đầu tư về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và sự xuất hiện nổi bật hơn của các nước láng giềng trong khu vực, kể cả Campuchia và Miến Điện.
Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 45% các doanh nghiệp tin rằng so với Việt Nam, các thị trường ASEAN khác có thể là những nơi tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Khi được hỏi về sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, 37% trả lời “trung bình”, chỉ có 18% cho rằng Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu về tính hấp dẫn đối với giới đầu tư.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tin rằng những thủ tục hành chánh rườm rà là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một trở ngại khác được nhắc tới là các dịch vụ hậu cần kém, và lực lượng lao động không thể được khai thác triệt để vì những quy định giới hạn các giờ làm việc phụ trội.
Ông Kimio Yamaguchi, Chủ tịch Hiệp Hội này, và cũng là Tổng giám đốc của Công ty Sojitz Vietnam, xác nhận Nhật Bản có kế hoạch đổ thêm đầu tư vào Việt Nam, nhưng ông nói rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn kém hơn so với kỳ vọng.
Tờ Thanh Niên dẫn lời ông Đỗ Nhật Hoàng, người đứng đầu Cơ quan Đầu Tư Nước Ngoài của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam, quy lỗi cho Nghị quyết 108, hướng dẫn việc thi hành luật đầu tư về tình hình xấu đi của môi trường đầu tư.
Nguồn: Bangkok Post, Vietnamnet
Tờ Thanh Niên hôm nay dẫn tin của Phòng Thương Mại Âu Châu nói rằng đây là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của giới đầu tư về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và sự xuất hiện nổi bật hơn của các nước láng giềng trong khu vực, kể cả Campuchia và Miến Điện.
Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 45% các doanh nghiệp tin rằng so với Việt Nam, các thị trường ASEAN khác có thể là những nơi tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Khi được hỏi về sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, 37% trả lời “trung bình”, chỉ có 18% cho rằng Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu về tính hấp dẫn đối với giới đầu tư.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tin rằng những thủ tục hành chánh rườm rà là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một trở ngại khác được nhắc tới là các dịch vụ hậu cần kém, và lực lượng lao động không thể được khai thác triệt để vì những quy định giới hạn các giờ làm việc phụ trội.
Ông Kimio Yamaguchi, Chủ tịch Hiệp Hội này, và cũng là Tổng giám đốc của Công ty Sojitz Vietnam, xác nhận Nhật Bản có kế hoạch đổ thêm đầu tư vào Việt Nam, nhưng ông nói rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn kém hơn so với kỳ vọng.
Tờ Thanh Niên dẫn lời ông Đỗ Nhật Hoàng, người đứng đầu Cơ quan Đầu Tư Nước Ngoài của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam, quy lỗi cho Nghị quyết 108, hướng dẫn việc thi hành luật đầu tư về tình hình xấu đi của môi trường đầu tư.
Nguồn: Bangkok Post, Vietnamnet