Theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp lần thứ 6 của Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào Thứ Hai, 21 tháng 10, và bế mạc vào Thứ Ba, 26 tháng 11.
Không kể vài buổi nghỉ cuối tuần, sẽ có 30 ngày làm việc. Phần xây dựng pháp luật chiếm nhiều thời gian nhất, 19 ngày rưỡi. Sau đó là xem xét kết quả thực hiện kế họach phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2013, xem xét kế hoạch năm 2014, nghe tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri…
Trong phần xây dựng pháp luật, quan trọng nhất là 3 ngày dành cho việc xem xét thông qua bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, được Ban Thường vụ Quốc hội hoàn thiện trong ỳuộc họp tháng 8 này.
Tiếp đó, Quốc hội xem xét và thông qua 9 dự luật - trong đó quan trọng nhất là Luật đất đai (sửa đổi) - tất cả trong 6 ngày rưỡi.
Cuối cùng, Quốc hội sẽ cho ý kiến về 13 dự án luật khác, trong 10 ngày.
Chuyện chưa từng có là ngày 1/7/2013, gần 4 tháng trước kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi thư đến từng đại biểu Quốc hội, khẩn thiết yêu cầu mỗi vị quan tâm chuẩn bị chu đáo cho phiên họp này để chương trình nặng nề đã đề ra sẽ được hoàn thành tốt đẹp.
Trong lịch sử Quốc hội Việt Nam do đảng CS lãnh đạo từ năm 1946, lực lượng đối lập hầu như không tồn tại, các cuộc họp đều xuôi chiều, cảnh các ông bà nghị ngáp, ngủ gật không hề thiếu. Đảng CS muốn gì được nấy, vì trên dưới 90% là đảng viên CS. Nhưng tình hình gần đây không còn hoàn toàn như trước. Ở ngoài Quốc hội, trong xã hội VN, đã hình thành một xã hội dân sự dù bị cản trở vẫn lừng lững đi tới, ngày càng tự khẳng định một cách cứng cỏi, thách thức chế độ độc đảng toàn trị, chứng minh rằng không ở đâu có nền dân chủ một đảng, rằng chế độ toàn trị chỉ đẻ ra bất công, quan liêu, tham nhũng, lạc hậu cùng vô vàn tệ hại khác.
Ở thời điểm cuối năm 2013, thế và lực chính trị trong nước đang tiến tới một điểm then chốt, một điểm bùng nổ, có thể gọi là điểm «lượng đổi thành chất» về vật lý.
Đó là tuy trong Quốc hội chưa có lực lượng đối lập đúng nghĩa, ở ngoài Quốc hội đã hình thành một lực lượng đối lập có tổ chức khá rõ, có danh sách đàng hoàng, có nội dung phản biện rõ ràng với lập luận chặt chẽ. Biểu hiện không có gì rõ hơn là bản danh sách ký tên vào Bản tuyên bố bác bỏ Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do kỳ họp thứ 5 của Quốc hội Khóa XIII thông qua, tổng công có 14.785 người tham gia trong 34 đợt.
Đó sẽ là cuộc tranh luận sôi nổi chưa từng có giữa một bên là Ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Chính trị Trung ương đảng giật dây, bám chặt những giáo điều cổ lỗ đã phá sản rõ rệt – như giữ chặt Điều 4 Hiến pháp, bảo vệ chế độ độc đảng; từ chối trưng cầu dân ý vì lo sợ ý dân; bám riết cái tên gọi đảng CS đã bị cả thế giới nguyền rủa và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật; kiên định một cách kỳ quặc chủ nghĩa xã hội hiện thực mà không ai rõ hình thù ra sao.
Cái yếu chí mạng của ông chủ tịch Quốc hội và Bộ Chính trị vẫn là cách nói lấy được, khẳng định lấy được, không cần lý lẽ, bất chấp thực tiễn.
Thế mạnh của khối gần 15.000 công dân Việt Nam đang lên tiếng dứt khoát bác bỏ bản dự thảo đã được kỳ họp thứ 5 của Quốc hội thông qua là sức mạnh của trí tuệ, của tâm huyết, bắt nguồn từ cỗi rễ dân tộc Việt Nam, đã vẫy gọi nhau liên kết lại, lòng dạ trong sáng không vụ lợi. Trong những ngày thảo luận về 2 bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật đất đai, cái túi khôn dân tộc này chắc sẽ không nằm im, sẽ lồng lên để phản biện đến nơi đến chốn.
Anh chị em phản biện là những trí thức tiên tiến, có học thức cao, chưa bao giờ tự tin như hiện nay, được rèn luyện không còn biết sợ cường quyền hung hãn, đang đứng ra đảm nhận một sứ mạng lịch sử, trong đó không ít mang tâm huyết cứu nước, cứu dân, cứu mình.
Đã có những ý kiến đúng đắn, có lý lẽ vững chắc, rất khó bác bỏ. Ví dụ như ý kiến ngày càng chín muồi trong và ngoài đảng về việc đổi tên đảng CS thành đảng Lao động hay đảng Dân chủ, hay đảng Xã hội dân chủ, hay tên nào khác; nên lấy vài tên ra trưng cầu rộng rãi ý kiến đảng viên và nhân dân, không thể ôm chặt tên đảng CS, vừa mang tiếng xấu xa, bị cả thế giới lên án và ruồng bỏ, không ai hình dung ra chế độ CS sẽ mang nội dung gì, nghĩa là vẫn ôm chặt một cái danh xưng vừa xấu xa, vừa mơ hồ, phản hiện thực, phản khoa học.
Cũng như cái danh xưng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ôm chặt mãi làm gì, khi hàng chục nước mang danh XHCN đã tan biến, chỉ còn hầu như duy nhất VN mang cái danh xưng XHCN, một thái độ cố chấp, ương bướng phản khoa học, tại Quốc hội chỉ viện ra được 2 lý lẽ yếu ớt, vô duyên là vì đã quen thuộc và thay sẽ tốn kém ngân quỹ. Sao không dám làm một cuộc thăm dò hay trưng cầu dân ý, như chọn danh xưng «Cộng hòa XHCN Việt Nam» và «Cộng hòa Việt Nam», nên chọn danh xưng nào? Sẽ ra vấn đề ngay. Vì lý lẽ đã quá rõ.
Cái Điều 4 của Hiến pháp cũng vậy. Đã đến lúc cần đặt ra thăm dò dư luận hoặc trưng cầu dân ý xem nên giữ hay nên bỏ. Sự xuất hiện của Điều 4 là do cóp nhặt từ Hiến pháp Liên Xô, không hề có ý dân vì nó xuất hiện trong một kỳ họp Quốc hội mà 90% là đảng viên CS, một quyết định sau lưng nhân dân lại đội lốt nhân dân. Nó vô giá trị, gian trá từ gốc.
Kỳ họp Quốc hội trong hai tháng 10 và 11 này sẽ sôi nổi, hâm nóng dư luận xã hội, hứa hẹn những cuộc tranh luận gay cấn và phản biện nảy lữa ở trong và nhất là ngoài Quốc hội, với sự tham dự của những mạng tự do lề trái, với hàng mấy trăm blogger trẻ, sung mãn, tự tin, ở trong và ngoài nước.
Lãnh đạo Quốc hội và Bộ Chính trị vẫn chủ quan theo nếp cũ. Họ vẫn tự tin là sau 3 ngày thảo luận có tính cách hình thức, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, và kế đó, sau 1 ngày thảo luận sơ sài, bản dự thảo sửa đổi Luật đất đai cũng sẽ được thông qua bằng biểu quyết đa số áp đảo, vì mọi sự đã được an bài xong xuôi trong một Quốc hội dễ bảo, do Bộ Chính trị khống chế.
Họ không nhận ra rằng gió đang đổi chiều. Dân Việt ta thời mở cửa không còn cam chịu chấp nhận thân phận của một đàn cừu như trước. Tuổi trẻ ta đã đổi khác. Hãy nghe những câu nói khảng khái của em Phương Uyên vừa tròn 21 tuổi: «Đừng đánh đồng đảng với nhân dân, với dân tộc!». Hãy nghe em sinh viên Đỗ Thúy Hằng nói về Luật đất đai, ý kiến rõ ràng, lập luận chững chạc: «Bằng khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai, đảng CS không phí một giọt mồ hôi nào bỗng nhiên có quyền sở hữu đất đai khắp nơi nhân danh toàn dân». Rồi em cảnh cáo: «Đảng CS phải thay đổi cơ bản - chịu cạnh tranh bình đẳng với các đảng khác - nếu không chịu thay đổi cơ bản, nó sẽ chết, thì mặc mẹ nó, vì không ai có thể cứu nỏ». Đây là một cách nói bỗ bã, nhưng ngay thẳng, chân thật, ấn tượng.
Các đại biểu Quốc hội nên nhớ rằng số người ký tên vào Kiến nghị công khai bác bỏ dự thảo do Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 5 khóa XIII là 14.785 người, có nghĩa là nhiều gấp 30 lần tổng số đại biểu Quốc hội, nếu chỉ tính về số lượng. Nếu tính về chất lượng thì sự khác biệt là cực lớn.
Cuộc tranh luận, phản biện nhân kỳ họp Quốc hội sắp tới chắc chắn sẽ diễn ra vô cùng gay gắt cả trong lẫn ngoài quốc hội. Bộ Chính trị, lãnh đạo đảng và Ban Thường vụ Quốc hội càng chủ quan, càng ra sức cưỡng ép cơ quan lập pháp tuân theo lập trường giáo điều, phản dân chủ, ngược thời đại, phi thực tế bao nhiêu thì phản ứng của trí thức, nhân sỹ, thanh niên, lao động, nông dân sẽ càng mạnh mẽ quyết liệt bấy nhiêu.
Đâu là lối thoát cho tình hình này? Nếu bế tắc kéo dài thêm - bế tắc về đường lối, về bản chất chế độ, về hiến pháp cộng với khủng hoảng kinh tế, tài chính, chồng lên khủng hoảng về văn hóa, lối sống - thì cuộc sống có đấu tranh sẽ tự mở lối ra. Phong trào chán đảng CS, xấu hổ là đảng viên CS, thoát đảng, bỏ đảng vì đảng đã mất chính danh, sẽ lan rộng. Quyền hiến định về việc lập hội sẽ khuyến khích việc lập đảng mới, bất chấp thái độ chủ quan, vi hiến của Bộ Chính trị đảng CS. Nếu đảng cứ khăng khăng chống dân chủ đa nguyên đến hơi thở cuối cùng, chỉ vì muốn mãi mãi một mình một cỗ, thì theo em Đỗ Thúy Hường, đó mới thực là thái độ tự sát.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không kể vài buổi nghỉ cuối tuần, sẽ có 30 ngày làm việc. Phần xây dựng pháp luật chiếm nhiều thời gian nhất, 19 ngày rưỡi. Sau đó là xem xét kết quả thực hiện kế họach phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2013, xem xét kế hoạch năm 2014, nghe tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri…
Trong phần xây dựng pháp luật, quan trọng nhất là 3 ngày dành cho việc xem xét thông qua bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, được Ban Thường vụ Quốc hội hoàn thiện trong ỳuộc họp tháng 8 này.
Tiếp đó, Quốc hội xem xét và thông qua 9 dự luật - trong đó quan trọng nhất là Luật đất đai (sửa đổi) - tất cả trong 6 ngày rưỡi.
Cuối cùng, Quốc hội sẽ cho ý kiến về 13 dự án luật khác, trong 10 ngày.
Chuyện chưa từng có là ngày 1/7/2013, gần 4 tháng trước kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi thư đến từng đại biểu Quốc hội, khẩn thiết yêu cầu mỗi vị quan tâm chuẩn bị chu đáo cho phiên họp này để chương trình nặng nề đã đề ra sẽ được hoàn thành tốt đẹp.
Trong lịch sử Quốc hội Việt Nam do đảng CS lãnh đạo từ năm 1946, lực lượng đối lập hầu như không tồn tại, các cuộc họp đều xuôi chiều, cảnh các ông bà nghị ngáp, ngủ gật không hề thiếu. Đảng CS muốn gì được nấy, vì trên dưới 90% là đảng viên CS. Nhưng tình hình gần đây không còn hoàn toàn như trước. Ở ngoài Quốc hội, trong xã hội VN, đã hình thành một xã hội dân sự dù bị cản trở vẫn lừng lững đi tới, ngày càng tự khẳng định một cách cứng cỏi, thách thức chế độ độc đảng toàn trị, chứng minh rằng không ở đâu có nền dân chủ một đảng, rằng chế độ toàn trị chỉ đẻ ra bất công, quan liêu, tham nhũng, lạc hậu cùng vô vàn tệ hại khác.
Ở thời điểm cuối năm 2013, thế và lực chính trị trong nước đang tiến tới một điểm then chốt, một điểm bùng nổ, có thể gọi là điểm «lượng đổi thành chất» về vật lý.
Đó là tuy trong Quốc hội chưa có lực lượng đối lập đúng nghĩa, ở ngoài Quốc hội đã hình thành một lực lượng đối lập có tổ chức khá rõ, có danh sách đàng hoàng, có nội dung phản biện rõ ràng với lập luận chặt chẽ. Biểu hiện không có gì rõ hơn là bản danh sách ký tên vào Bản tuyên bố bác bỏ Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do kỳ họp thứ 5 của Quốc hội Khóa XIII thông qua, tổng công có 14.785 người tham gia trong 34 đợt.
Đó sẽ là cuộc tranh luận sôi nổi chưa từng có giữa một bên là Ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Chính trị Trung ương đảng giật dây, bám chặt những giáo điều cổ lỗ đã phá sản rõ rệt – như giữ chặt Điều 4 Hiến pháp, bảo vệ chế độ độc đảng; từ chối trưng cầu dân ý vì lo sợ ý dân; bám riết cái tên gọi đảng CS đã bị cả thế giới nguyền rủa và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật; kiên định một cách kỳ quặc chủ nghĩa xã hội hiện thực mà không ai rõ hình thù ra sao.
Cái yếu chí mạng của ông chủ tịch Quốc hội và Bộ Chính trị vẫn là cách nói lấy được, khẳng định lấy được, không cần lý lẽ, bất chấp thực tiễn.
Thế mạnh của khối gần 15.000 công dân Việt Nam đang lên tiếng dứt khoát bác bỏ bản dự thảo đã được kỳ họp thứ 5 của Quốc hội thông qua là sức mạnh của trí tuệ, của tâm huyết, bắt nguồn từ cỗi rễ dân tộc Việt Nam, đã vẫy gọi nhau liên kết lại, lòng dạ trong sáng không vụ lợi. Trong những ngày thảo luận về 2 bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật đất đai, cái túi khôn dân tộc này chắc sẽ không nằm im, sẽ lồng lên để phản biện đến nơi đến chốn.
Anh chị em phản biện là những trí thức tiên tiến, có học thức cao, chưa bao giờ tự tin như hiện nay, được rèn luyện không còn biết sợ cường quyền hung hãn, đang đứng ra đảm nhận một sứ mạng lịch sử, trong đó không ít mang tâm huyết cứu nước, cứu dân, cứu mình.
Đã có những ý kiến đúng đắn, có lý lẽ vững chắc, rất khó bác bỏ. Ví dụ như ý kiến ngày càng chín muồi trong và ngoài đảng về việc đổi tên đảng CS thành đảng Lao động hay đảng Dân chủ, hay đảng Xã hội dân chủ, hay tên nào khác; nên lấy vài tên ra trưng cầu rộng rãi ý kiến đảng viên và nhân dân, không thể ôm chặt tên đảng CS, vừa mang tiếng xấu xa, bị cả thế giới lên án và ruồng bỏ, không ai hình dung ra chế độ CS sẽ mang nội dung gì, nghĩa là vẫn ôm chặt một cái danh xưng vừa xấu xa, vừa mơ hồ, phản hiện thực, phản khoa học.
Cũng như cái danh xưng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ôm chặt mãi làm gì, khi hàng chục nước mang danh XHCN đã tan biến, chỉ còn hầu như duy nhất VN mang cái danh xưng XHCN, một thái độ cố chấp, ương bướng phản khoa học, tại Quốc hội chỉ viện ra được 2 lý lẽ yếu ớt, vô duyên là vì đã quen thuộc và thay sẽ tốn kém ngân quỹ. Sao không dám làm một cuộc thăm dò hay trưng cầu dân ý, như chọn danh xưng «Cộng hòa XHCN Việt Nam» và «Cộng hòa Việt Nam», nên chọn danh xưng nào? Sẽ ra vấn đề ngay. Vì lý lẽ đã quá rõ.
Cái Điều 4 của Hiến pháp cũng vậy. Đã đến lúc cần đặt ra thăm dò dư luận hoặc trưng cầu dân ý xem nên giữ hay nên bỏ. Sự xuất hiện của Điều 4 là do cóp nhặt từ Hiến pháp Liên Xô, không hề có ý dân vì nó xuất hiện trong một kỳ họp Quốc hội mà 90% là đảng viên CS, một quyết định sau lưng nhân dân lại đội lốt nhân dân. Nó vô giá trị, gian trá từ gốc.
Kỳ họp Quốc hội trong hai tháng 10 và 11 này sẽ sôi nổi, hâm nóng dư luận xã hội, hứa hẹn những cuộc tranh luận gay cấn và phản biện nảy lữa ở trong và nhất là ngoài Quốc hội, với sự tham dự của những mạng tự do lề trái, với hàng mấy trăm blogger trẻ, sung mãn, tự tin, ở trong và ngoài nước.
Lãnh đạo Quốc hội và Bộ Chính trị vẫn chủ quan theo nếp cũ. Họ vẫn tự tin là sau 3 ngày thảo luận có tính cách hình thức, bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, và kế đó, sau 1 ngày thảo luận sơ sài, bản dự thảo sửa đổi Luật đất đai cũng sẽ được thông qua bằng biểu quyết đa số áp đảo, vì mọi sự đã được an bài xong xuôi trong một Quốc hội dễ bảo, do Bộ Chính trị khống chế.
Họ không nhận ra rằng gió đang đổi chiều. Dân Việt ta thời mở cửa không còn cam chịu chấp nhận thân phận của một đàn cừu như trước. Tuổi trẻ ta đã đổi khác. Hãy nghe những câu nói khảng khái của em Phương Uyên vừa tròn 21 tuổi: «Đừng đánh đồng đảng với nhân dân, với dân tộc!». Hãy nghe em sinh viên Đỗ Thúy Hằng nói về Luật đất đai, ý kiến rõ ràng, lập luận chững chạc: «Bằng khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai, đảng CS không phí một giọt mồ hôi nào bỗng nhiên có quyền sở hữu đất đai khắp nơi nhân danh toàn dân». Rồi em cảnh cáo: «Đảng CS phải thay đổi cơ bản - chịu cạnh tranh bình đẳng với các đảng khác - nếu không chịu thay đổi cơ bản, nó sẽ chết, thì mặc mẹ nó, vì không ai có thể cứu nỏ». Đây là một cách nói bỗ bã, nhưng ngay thẳng, chân thật, ấn tượng.
Các đại biểu Quốc hội nên nhớ rằng số người ký tên vào Kiến nghị công khai bác bỏ dự thảo do Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 5 khóa XIII là 14.785 người, có nghĩa là nhiều gấp 30 lần tổng số đại biểu Quốc hội, nếu chỉ tính về số lượng. Nếu tính về chất lượng thì sự khác biệt là cực lớn.
Cuộc tranh luận, phản biện nhân kỳ họp Quốc hội sắp tới chắc chắn sẽ diễn ra vô cùng gay gắt cả trong lẫn ngoài quốc hội. Bộ Chính trị, lãnh đạo đảng và Ban Thường vụ Quốc hội càng chủ quan, càng ra sức cưỡng ép cơ quan lập pháp tuân theo lập trường giáo điều, phản dân chủ, ngược thời đại, phi thực tế bao nhiêu thì phản ứng của trí thức, nhân sỹ, thanh niên, lao động, nông dân sẽ càng mạnh mẽ quyết liệt bấy nhiêu.
Đâu là lối thoát cho tình hình này? Nếu bế tắc kéo dài thêm - bế tắc về đường lối, về bản chất chế độ, về hiến pháp cộng với khủng hoảng kinh tế, tài chính, chồng lên khủng hoảng về văn hóa, lối sống - thì cuộc sống có đấu tranh sẽ tự mở lối ra. Phong trào chán đảng CS, xấu hổ là đảng viên CS, thoát đảng, bỏ đảng vì đảng đã mất chính danh, sẽ lan rộng. Quyền hiến định về việc lập hội sẽ khuyến khích việc lập đảng mới, bất chấp thái độ chủ quan, vi hiến của Bộ Chính trị đảng CS. Nếu đảng cứ khăng khăng chống dân chủ đa nguyên đến hơi thở cuối cùng, chỉ vì muốn mãi mãi một mình một cỗ, thì theo em Đỗ Thúy Hường, đó mới thực là thái độ tự sát.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.