Đường dẫn truy cập

Các chủ nhà máy ở Campuchia bị áp lực cải thiện an toàn


Công nhân Campuchia biểu tình phía trước công ty may mặc Sabrina ở tỉnh Kampong Speu, phía tây thủ đô Phnom Penh, ngày 30/5/2013.
Công nhân Campuchia biểu tình phía trước công ty may mặc Sabrina ở tỉnh Kampong Speu, phía tây thủ đô Phnom Penh, ngày 30/5/2013.
Hồi đầu tháng này, 2 công nhân dệt may Campuchia đã chết và hơn 30 công nhân bị thương khi mấy khu vực của hai nhà máy bị sập. Các tai nạn xảy ra vào lúc công nghiệp toàn cầu ngày càng bị xoi mói sau vụ sập nhà máy ở Bangladesh làm hơn 1 ngàn 100 công nhân thiệt mạng. Các chủ nhà máy ở Campuchia hiện đang bị áp lực phải bảo đảm an toàn cơ sở của họ. Từ Phnom Penh, thông tín viên Robert Carmichael gửi về bài tường trình cho đài VOA.

Một bức thư tuần này đã được gửi đến 500 nhà máy sản xuất hàng dệt may và giầy da ở Campuchia khuyến cáo họ nên thuê các thanh tra để kiểm tra sự hoàn chỉnh trong cấu trúc của tất cả các cơ sở của họ.

Bức thư là của Tổ chức Lao động Quốc tế Liên Hiệp Quốc, ILO, và cơ quan thương mại GMAC, đại diện cho các chủ nhà máy. Qua chương trình Các nhà Máy Tốt hơn của Campuchia, ILO theo dõi các điều kiện ở khoảng 430 nhà máy hiện đang tuyển dụng hơn 400.000 công nhân.

Xây dựng bất cẩn đang bị cho là đã gây ra các vụ sập nhà, làm 2 công nhân tử vong và mấy chục người bị thương. GMAC và ILO nói với các chủ nhà máy rằng an toàn cho công nhân và uy tín của công nghiệp đang gặp nguy cơ, và nói hành động ngay bây giờ là có lợi cho công nghiệp.

Ông Jason Judd, cố vấn kỹ thuật của ILO, nói rằng một số nhà máy đã đồng ý với đề nghị.

Ông Judd nói: “Sự thay đổi trong các nhà máy này tùy thuộc đầu tiên vào các khách hàng, nhưng cuối cùng là tùy thuộc vào chính phủ Campuchia. Người mua có tác động đáng kể đối với các nhà máy. Chúng tôi nghĩ rằng có nhiều phần chắc hơn là các nhà máy thực sự được thúc đẩy bởi người mua hàng sẽ xúc tiến các công tác kiểm tra.”

Công nghiệp sản xuất hàng dệt may của Campuchia là trọng tâm của nền kinh tế, và trị giá gần 5 tỷ đôla mỗi năm. Cho đến nay, công nghiệp này là nguồn lợi xuất khẩu lớn nhất và là khu vực chính thức tuyển dụng nhiều công nhân nhất nước. 3 thành phần chủ yếu đóng góp vào công nghiệp sản xuất hàng dệt may của Campuchia là chính phủ, các công ty sở hữu nhà máy – đa số là từ Trung Quốc, Triều Tiên và Ðài Loan – và người mua, trong đó có những nhãn hiệu toàn cầu như Nike, Adidas và WalMart.

Ông Dave Welsh là giám đốc ở Campuchia của một tổ chức bất vụ lợi trực thuộc phong trào lao động đặt cơ sở ở Hoa Kỳ có tên là American Center for International Labor Solidarity – Trung tâm Mỹ về Ðoàn kết Lao động Quốc tế. Ông Welsh nêu ra một bản phúc trình mới đây của chương trình Nhà Máy Tốt Hơn của Campuchia phát hiện rằng 14% các nhà máy trong cuộc thăm dò khóa cửa các lối thoát hỏa hoạn, tỷ lệ này tăng từ 1% cách đây 2 năm. Và 41% các nhà máy không quan tâm tới việc tổ chức tập dượt phòng cháy mỗi 6 tháng.

Ông Welsh nói: “Quý vị đang xét tới một số nhà máy và một công nghiệp rất sinh lợi về mặt toàn cầu. Vì thế đơn giản chỉ bảo đảm các lối thoát cháy đúng cách, các cơ cấu của 400 nhà máy xuất khẩu theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế nằm trong khuôn khổ phương tiện không riêng của chính phủ mà cả của các thương hiệu và các nhà máy. Nhưng như chúng ta đã thấy trong các kết quả thăm dò mới đây của ILO, dường như các thiên tai chỉ chờ chực để xảy ra. Và đây đúng là lúc ấy.”

Ông Ken Loo, tổng thư ký cơ quan thương mại GMAC, nói rằng đa số các thành viên của ông sẽ theo đúng khuyến cáo của GMAC và cho kiểm tra các toà nhà đúng hạn.

Ông Loo nói: “Không phải là vấn đề khi nào các nhà máy cần phải làm việc đó, mà đúng hơn, đây là một khu vực mà nếu là thành viên thì ta phải quan tâm – và do đó họ cần phải chú ý.”

Hồi tháng 2, chính chương trình Nhà Máy Tốt hơn của Campuchia cũng bị chỉ trích vì lý do thiếu minh bạch và không thể thực thi các kết quả thăm dò của mình.

Phát biểu qua Skype, ông Ben Hensler, phó giám đốc Tổ hợp Quyền Công nhân, nói rằng ILO đã sai phạm khi đồng ý không công bố các kết quả điều tra vào năm 2006.

Ông Hensler nói: “Bởi vì chúng tôi cho rằng đó là phương cách duy nhất có thể cải thiện tình trạng là qua việc tỏ ra minh bạch phần nào và các nhà máy và người mua phải biết rằng nếu họ không đạt các tiêu chuẩn giữ an toàn cho công nhân thì công chúng sẽ biết về vấn đề đó và sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của họ.”

Ông Jason Judd của ILO nói rằng tập đoàn thừa nhận sự cần thiết phải thay đổi và các kế hoạch khởi động một chương trình được duyệt lại vào cuối năm nay.

Ông Judd nói: “Chúng tôi vẫn còn đang bàn thảo chi tiết, nhưng sự công bố cho dân chúng biết sẽ được nhắm làm mục tiêu ngõ hầu thúc đẩy các cải tiến ở các nhà máy thường xuyên vi phạm các luật lệ, và cũng giúp thúc đẩy cải tiến trong các vấn đề như an toàn hỏa hoạn.”

Nhưng ông Judd nhấn mạnh rằng trách nhiệm thành công chung cuộc tùy thuộc vào những người có quyền lực thực hiện các thay đổi đó: các nhà máy, các thương hiệu và chính phủ Campuchia.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG