Đường dẫn truy cập

EU cứu xét biện pháp sau vụ sập xưởng may ở Bangladesh


Vụ sập tòa nhà 8 tầng Rana Plaza ở Savar trong đó có 5 xưởng may ở bên trong đã làm thiệt mạng 400 người.
Vụ sập tòa nhà 8 tầng Rana Plaza ở Savar trong đó có 5 xưởng may ở bên trong đã làm thiệt mạng 400 người.
Liên hiệp châu Âu có thể thi hành những thay đổi về thỏa thuận thương mại với Bangladesh sau khi xảy ra vụ sập nhà máy dệt may hồi tuần trước ở ngoại ô Dhaka, làm 400 người thiệt mạng. Theo bài tường thuật từ London của thông tín viên VOA Selah Hennessy, EU sẽ có “biện pháp thích nghi” để khuyến khích việc cải thiện điều kiện làm việc tại các nhà máy ở Bangladesh.

Trưởng ban chính sách đối ngoại EU bà Catherine Ashton và Ủy viên Thương mại Karel de Gucht đã đưa ra các nhận định trong một thông cáo chung hồi khuya hôm qua.

Ông Sebastien Brabant, người phát ngôn của bà Catherine Ashton đã nói chuyện với đài VOA.

Ông Brabant nói: “Trong tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của Bangladesh, Liên hiệp châu Âu rất quan ngại về các điều kiện lao động, trong đó có các điều khoản về y tế và an toàn, được thiết lập cho công nhân ở các nhà máy trên khắp nước.”

Công nghiệp dệt may của Bangladesh được đánh giá ở mức gần 20 tỷ đôla một năm. Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Bangladesh và 60 phần trăm sản phẩm may mặc của nước này được gửi đến châu lục này.

Thông cáo vừa kể kêu gọi nhà chức trách Bangladesh bảo đảm rằng các nhà máy trong nước tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quôc tế.

Thông cáo nói EU sẽ cứu xét “biện pháp thích nghi”, kể cả qua Hệ thống Ưu tiên chung, dành cho Bangladesh việc tiệp cận thị trường EU miễn thuế và không có hạn chế về cô-ta.

Ông Brabant cho biết châu Âu muốn khuyến khích tiến bộ ở Bangladesh.

Biểu tình bên ngoài cửa hàng bán quần áo Primark tại trung tâm London, ngày 27/4/2013. Nhiều người đổ lỗi cho các công ty Châu Âu và Hoa Kỳ về điều kiện làm việc tệ hại vì những công ty này đòi các xưởng may bán hàng với giá rẻ.
Biểu tình bên ngoài cửa hàng bán quần áo Primark tại trung tâm London, ngày 27/4/2013. Nhiều người đổ lỗi cho các công ty Châu Âu và Hoa Kỳ về điều kiện làm việc tệ hại vì những công ty này đòi các xưởng may bán hàng với giá rẻ.
Ông Brabant nói tiếp: “Sự kiện này nhắm mục đích khích lệ việc quản lý có trách nhiệm dây chuyền cung ứng có liên quan đến các nứơc đang phát triển.”

Theo các giới chức ở Bangladesh, hơn 400 người đã thiệt mạng trong vụ sập nhà máy tuần trước.

Và đây không phải là tai nạn duy nhất hồi gần đây trong công nghiệp này. Tháng 11 năm ngoái, hơn 100 người đã tử nạn trong một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy ở Dhaka.

Theo một báo cáo công bố cuối năm ngoái của nhóm vận động có trụ sở ở Washington DC là Diễn đàn Quyền Lao động Quốc tế, hơn 1 ngàn công nhân đã chết ở Bangladesh trong các môi trường làm việc thiếu an toàn kể từ năm 1990.

Ông Brabant nói trong khi thúc đẩy nhà chức trách Bangladesh thiết lập các biện pháp an toàn tốt hơn, EU cũng trông đợi thêm ở các công ty quốc tế.

Ông Brabant nói: “Và đồng thời, chúng tôi tiêp1 tục khuyến khích các công ty Âu châu và quốc tế quảng bá các tiêu chuẩn tốt hơn về y tế và an toàn trong các nhà máy dệt may ở Bangladesh theo đúng các quy định về Trách nhiệm Xã hội của Công ty được quốc tế công nhận.”

Một số nhãn hiệu Tây phương được sản xuất tại nhà máy bị sập. Hãng bán lẻ giá rẻ Primark của Anh Quốc đã đề nghị bồi thường cho các nạn nhân.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG