ISLAMABAD —
Giáo sĩ Hồi giáo đang gây rối Tahir ul-Qadri hôm nay tuyên bố các ủng hộ viên của ông sẽ không từ bỏ cuộc biểu tình ngồi lì trên các đường phố ở thủ đô Pakistan cho đến khi nào nước này thực hiện các yêu sách của ông đòi có các cuộc tổng tuyển cử trong sạch và minh bạch. Từ Islamabad, thông tín viên VOA Sharon Behn tường trình về cuộc tụ tập biểu tình đang tiếp diễn.
Trong bài phát biểu dài 3 tiếng đồng hồ trước hàng ngàn người ủng hộ cắm trại trước quốc hội, giáo sĩ Tahir-ul Qadri hôm nay lên án chính phủ về tình trạng tham nhũng thâm căn và đòi giải tán tất cả các nghị hội chính trị trong nước.
Ông Qadri nói: “Hiện trạng tham nhũng phải ra đi. Không được phép. Hiện trạng phải không còn nữa.”
Giáo sĩ người Pakistan gốc Canada xuất hiện trên sân khấu chính trị Pakistan hồi tháng trước còn đòi thành lập một chính phủ lâm thời đề xuất các cải cách bầu cử để ngăn cấm các thành phần ông gọi là giới được ưu đãi chính trị “tham nhũng” trở lại cầm quyền.
Bộ trưởng Thông tin Qamar Zaman Kaira hôm thứ tư chế giễu lập luận trách cứ của ông Qadri và nêu nghi vấn về tính hợp pháp của các đòi hỏi ông Qadri đưa ra. Ông Kaira nói các cuộc tổng tuyển cử sẽ được xúc tiến theo các quy định của hiến pháp quốc gia.
Chưa rõ điều gì sẽ xảy ra nếu các yêu sách của ông Qadri không được thỏa mãn. Nhà lập pháp Ayaz Amir nói chính phủ lâm vào một thế khó khăn.
Ông Amir nhận định: “Hoặc là chúng ta sẽ có một sự kiện Thiên An Môn thu nhỏ, có nghĩa là chính phủ sẽ viện tới bạo lực để giải tán người biểu tình, nhưng tôi không nhìn thấy khả năng chính phủ làm như thế - chính phủ quá yếu, quá bối rối. Theo tôi, chính phủ không có khả năng đánh liều.”
Ủng hộ viên Abdul Rehman, một trong khoảng 60.000 người tổ chức cuộc chiếm đóng đại lộ chính ở Islamabad, bắt đầu hôm thứ hai, kêu gọi đảng chống chính phủ của ông Imran Khan tham gia cuộc phản kháng.
Ủng hộ viên này nói: “Tôi nghĩ ông Imran Khan nên tham gia cuộc phản kháng này, tham gia đám đông, đến bắt tay với giáo sĩ Qadri và tiếp tục cuộc phản kháng này.”
Nhưng ông Shafqat Mehmoud, một phát ngôn viên của đảng đối lập PTI nói rằng có phần chắc các chiến thuật xuống đường của ông Qadri sẽ không thu hút các chính đảng đối lập, cho dù họ đồng ý với thông điệp của ông.
Ông Mehmood nói: “Ðiều chúng tôi tin tưởng là sự thay đổi thực sự chỉ có thể diễn ra qua bầu cử, và đó là điểm khác biệt của chúng tôi so với ông Qadri – đó là chúng tôi không tin rằng nên sử dụng áp lực xuống đường để tạo sự thay đổi. Thay đổi phải diễn ra qua tiến trình bầu cử.
Quốc hội Pakistan sẽ hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm hiến định vào giữa tháng 3, và các cuộc bầu cử toàn quốc dự trù tổ chức vào tháng 5. Nếu không xảy ra rắc rối, thì đây sẽ là lần đầu tiên một chính phủ được bầu lên theo thể thức dân chủ hoàn tất nhiệm kỳ và chuyển giao quyền hành cho một chính phủ khác cũng được bầu lên theo thể thức dân chủ.
Một số người nghi rằng quân đội nhiều thế lực của Pakistan có thể đứng đằng sau ông Qadri. Lãnh tụ tôn giáo này đại diện cho giáo phái Barelvi của đạo Hồi, đặt nặng vào sự ôn hoà và dung chấp, và ông đứng đầu một tổ chức từ thiện hồi giáo có chi nhánh ở cả trong nước lẫn bên ngoài Pakistan.
Trong bài phát biểu dài 3 tiếng đồng hồ trước hàng ngàn người ủng hộ cắm trại trước quốc hội, giáo sĩ Tahir-ul Qadri hôm nay lên án chính phủ về tình trạng tham nhũng thâm căn và đòi giải tán tất cả các nghị hội chính trị trong nước.
Ông Qadri nói: “Hiện trạng tham nhũng phải ra đi. Không được phép. Hiện trạng phải không còn nữa.”
Giáo sĩ người Pakistan gốc Canada xuất hiện trên sân khấu chính trị Pakistan hồi tháng trước còn đòi thành lập một chính phủ lâm thời đề xuất các cải cách bầu cử để ngăn cấm các thành phần ông gọi là giới được ưu đãi chính trị “tham nhũng” trở lại cầm quyền.
Bộ trưởng Thông tin Qamar Zaman Kaira hôm thứ tư chế giễu lập luận trách cứ của ông Qadri và nêu nghi vấn về tính hợp pháp của các đòi hỏi ông Qadri đưa ra. Ông Kaira nói các cuộc tổng tuyển cử sẽ được xúc tiến theo các quy định của hiến pháp quốc gia.
Chưa rõ điều gì sẽ xảy ra nếu các yêu sách của ông Qadri không được thỏa mãn. Nhà lập pháp Ayaz Amir nói chính phủ lâm vào một thế khó khăn.
Ông Amir nhận định: “Hoặc là chúng ta sẽ có một sự kiện Thiên An Môn thu nhỏ, có nghĩa là chính phủ sẽ viện tới bạo lực để giải tán người biểu tình, nhưng tôi không nhìn thấy khả năng chính phủ làm như thế - chính phủ quá yếu, quá bối rối. Theo tôi, chính phủ không có khả năng đánh liều.”
Ủng hộ viên Abdul Rehman, một trong khoảng 60.000 người tổ chức cuộc chiếm đóng đại lộ chính ở Islamabad, bắt đầu hôm thứ hai, kêu gọi đảng chống chính phủ của ông Imran Khan tham gia cuộc phản kháng.
Ủng hộ viên này nói: “Tôi nghĩ ông Imran Khan nên tham gia cuộc phản kháng này, tham gia đám đông, đến bắt tay với giáo sĩ Qadri và tiếp tục cuộc phản kháng này.”
Nhưng ông Shafqat Mehmoud, một phát ngôn viên của đảng đối lập PTI nói rằng có phần chắc các chiến thuật xuống đường của ông Qadri sẽ không thu hút các chính đảng đối lập, cho dù họ đồng ý với thông điệp của ông.
Ông Mehmood nói: “Ðiều chúng tôi tin tưởng là sự thay đổi thực sự chỉ có thể diễn ra qua bầu cử, và đó là điểm khác biệt của chúng tôi so với ông Qadri – đó là chúng tôi không tin rằng nên sử dụng áp lực xuống đường để tạo sự thay đổi. Thay đổi phải diễn ra qua tiến trình bầu cử.
Quốc hội Pakistan sẽ hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm hiến định vào giữa tháng 3, và các cuộc bầu cử toàn quốc dự trù tổ chức vào tháng 5. Nếu không xảy ra rắc rối, thì đây sẽ là lần đầu tiên một chính phủ được bầu lên theo thể thức dân chủ hoàn tất nhiệm kỳ và chuyển giao quyền hành cho một chính phủ khác cũng được bầu lên theo thể thức dân chủ.
Một số người nghi rằng quân đội nhiều thế lực của Pakistan có thể đứng đằng sau ông Qadri. Lãnh tụ tôn giáo này đại diện cho giáo phái Barelvi của đạo Hồi, đặt nặng vào sự ôn hoà và dung chấp, và ông đứng đầu một tổ chức từ thiện hồi giáo có chi nhánh ở cả trong nước lẫn bên ngoài Pakistan.