ISLAMABAD —
Tối cao Pháp viện Pakistan đã ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Raja Pervez Ashraf vì bị cáo buộc có liên can đến một vụ tai tiếng tham nhũng. Quyết định hôm thứ ba được đưa ra vào lúc hàng chục ngàn ủng hộ viên của một giáo sĩ được quần chúng ủng hộ chiếm đóng các đường phố ở Islamabad qua ngày thứ nhì, đòi chính phủ từ chức.
Tối cao Pháp viện Pakistan đã định cho nhà chức trách đến sáng thứ năm phải bắt giữ thủ tướng cùng với 15 người khác. Những người này bị cáo buộc nhận tiền hối lộ và tiền thưởng trong một thỏa thuận mà ông Ashraf đã đạt được trong thời gian làm bộ trưởng điện nước. Ông bác bỏ cáo buộc này.
Các chuyên gia pháp lý nói quyết định của toà không có nghĩa là bãi chức người đứng đầu ngành hành pháp của Pakistan, bởi vì chỉ có quốc hội mới có quyền bãi nhiệm ông.
Cựu bộ trưởng tư pháp S.M. Zafar nói ông Ashraf có quyền kháng cáo. Nhưng lệnh của tòa chắc chắn đã giáng một đòn và làm suy yếu quyền lực của thủ tướng:
“Vì vậy, khi quyền lực của chính phủ bị suy yếu thì đây không phải là một tình huống dễ đối diện. Có vẻ chỉ có một chọn lựa đó là ra trước Tối Cao Pháp Viện (và kháng cáo). Cũng có một khả năng là khi Thủ tướng ra trước Tòa Án Tối Cao, tòa án này có thể nói trước hết ông phải rút lui và rồi ông tới và đăng ký lại.”
Các giới chức nói rằng Thủ tướng Ashraf đang tham khảo ý kiến các đồng minh chính trị của ông và các chuyên gia pháp lý để nghĩ ra một đường lối sau phán quyết của tòa án.
Trong khi đó, chính phủ liên hiệp bị kẹt trong vụ tranh chấp với một giáo sĩ Hồi Giáo, người lãnh đạo một cuộc biểu tình phản đối đông đảo trên đường phố thủ đô Pakistan từ hôm thứ Hai.
Hằng ngàn tín dồ của ông Muhammad Tahir-ul Qadri cắm trại không xa trụ sở Quốc hội ở Islamabad để đòi chính phủ từ chức. Họ tố cáo chính phủ là “bất tài và tham nhũng.”
Nhà lãnh đạo tôn giáo chống chính phủ này có một lịch sử về liên hệ với quân đội nhiều thế lực và cầm đầu một cơ quan từ thiện Hồi Giáo có chi nhánh ở bên ngoài Pakistan. Ông Qadri đại diện cho giáo phái Barelvi của Hồi Giáo, nhấn mạnh tới chủ trương ôn hòa và bao dung.
Những xáo trộn tại Islamabad và lệnh bắt giữ Thủ tướng hôm thứ Ba đã gây ra những đồn đoán rằng quân đội nhiều thế lực tại nước này hậu thuẫn cho những xáo trộn chính trị để khẳng định thẩm quyền của họ.
Nhà phân tích chính trị Hassan Askari-Rizvi nói rằng chính phủ dân sự cần tìm những phương tiện hòa bình để giải tán người biểu tình:
“Nhưng nếu chuyện này không xảy ra thì tôi nghĩ rằng sáng kiến chính trị sẽ chuyển sang phía quân đội và khi đó chính quân đội sẽ quyết định đối phó với tình hình như thế nào.”
Ông Muhammad Tahir-ul Qadri là một giáo sĩ Pakistan nhiều ảnh hưởng, ông cũng mang quốc tịch Canada và từ nước ngoài trở về Pakistan một tháng trước đây. Ông đòi hỏi giải tán ngay quốc hội và thành lập một chính phủ nhiệm quyền đưa ra cải tổ bầu cử để ngăn chặn điều ông gọi là giới chính trị “tham nhũng” hiện hữu trở lại nắm quyền.
Ông Qadri đã bày tỏ quyết tâm ở lại đường phố Islamabad cùng với những người ủng hộ ông trừ phi tất cả những đòi hỏi của ông được đáp ứng.
Hầu hết tất cả các đảng tôn giáo và chính trị lớn của Pakistan đã chỉ trích cuộc biểu tình phản đối này là chưa chín chắn, bởi vì họ sợ rằng nó có thể gây trở ngại cho tiến trình dân chủ và mở đường cho một sự can thiệp quân sự nữa trong nền chính trị của quốc gia này.
Quốc hội Pakistan sẽ hoàn tất nhiệm kỳ hiến định 5 năm vào trung tuần tháng Ba và cuộc bầu cử toàn quốc mới hy vọng sẽ được tổ chức vào tháng Năm.
Nếu không có gián đoạn nào thì đây sẽ là lần đầu tiên một chính phủ được bầu theo đường lối dân chủ hoàn tất nhiệm kỳ của họ và chuyển quyền cho một chính phủ được bầu theo đường lối dân chủ nữa.
Trước đây, các chính phủ được bầu tại Pakistan không thể hoàn tất nhiệm kỳ của họ bởi vì họ bị giải tán vì một cuộc đảo chánh của quân đội hay bởi các vị Tổng thống thân quân đội.
Tối cao Pháp viện Pakistan đã định cho nhà chức trách đến sáng thứ năm phải bắt giữ thủ tướng cùng với 15 người khác. Những người này bị cáo buộc nhận tiền hối lộ và tiền thưởng trong một thỏa thuận mà ông Ashraf đã đạt được trong thời gian làm bộ trưởng điện nước. Ông bác bỏ cáo buộc này.
Các chuyên gia pháp lý nói quyết định của toà không có nghĩa là bãi chức người đứng đầu ngành hành pháp của Pakistan, bởi vì chỉ có quốc hội mới có quyền bãi nhiệm ông.
Cựu bộ trưởng tư pháp S.M. Zafar nói ông Ashraf có quyền kháng cáo. Nhưng lệnh của tòa chắc chắn đã giáng một đòn và làm suy yếu quyền lực của thủ tướng:
“Vì vậy, khi quyền lực của chính phủ bị suy yếu thì đây không phải là một tình huống dễ đối diện. Có vẻ chỉ có một chọn lựa đó là ra trước Tối Cao Pháp Viện (và kháng cáo). Cũng có một khả năng là khi Thủ tướng ra trước Tòa Án Tối Cao, tòa án này có thể nói trước hết ông phải rút lui và rồi ông tới và đăng ký lại.”
Các giới chức nói rằng Thủ tướng Ashraf đang tham khảo ý kiến các đồng minh chính trị của ông và các chuyên gia pháp lý để nghĩ ra một đường lối sau phán quyết của tòa án.
Trong khi đó, chính phủ liên hiệp bị kẹt trong vụ tranh chấp với một giáo sĩ Hồi Giáo, người lãnh đạo một cuộc biểu tình phản đối đông đảo trên đường phố thủ đô Pakistan từ hôm thứ Hai.
Hằng ngàn tín dồ của ông Muhammad Tahir-ul Qadri cắm trại không xa trụ sở Quốc hội ở Islamabad để đòi chính phủ từ chức. Họ tố cáo chính phủ là “bất tài và tham nhũng.”
Nhà lãnh đạo tôn giáo chống chính phủ này có một lịch sử về liên hệ với quân đội nhiều thế lực và cầm đầu một cơ quan từ thiện Hồi Giáo có chi nhánh ở bên ngoài Pakistan. Ông Qadri đại diện cho giáo phái Barelvi của Hồi Giáo, nhấn mạnh tới chủ trương ôn hòa và bao dung.
Những xáo trộn tại Islamabad và lệnh bắt giữ Thủ tướng hôm thứ Ba đã gây ra những đồn đoán rằng quân đội nhiều thế lực tại nước này hậu thuẫn cho những xáo trộn chính trị để khẳng định thẩm quyền của họ.
Nhà phân tích chính trị Hassan Askari-Rizvi nói rằng chính phủ dân sự cần tìm những phương tiện hòa bình để giải tán người biểu tình:
“Nhưng nếu chuyện này không xảy ra thì tôi nghĩ rằng sáng kiến chính trị sẽ chuyển sang phía quân đội và khi đó chính quân đội sẽ quyết định đối phó với tình hình như thế nào.”
Ông Muhammad Tahir-ul Qadri là một giáo sĩ Pakistan nhiều ảnh hưởng, ông cũng mang quốc tịch Canada và từ nước ngoài trở về Pakistan một tháng trước đây. Ông đòi hỏi giải tán ngay quốc hội và thành lập một chính phủ nhiệm quyền đưa ra cải tổ bầu cử để ngăn chặn điều ông gọi là giới chính trị “tham nhũng” hiện hữu trở lại nắm quyền.
Ông Qadri đã bày tỏ quyết tâm ở lại đường phố Islamabad cùng với những người ủng hộ ông trừ phi tất cả những đòi hỏi của ông được đáp ứng.
Hầu hết tất cả các đảng tôn giáo và chính trị lớn của Pakistan đã chỉ trích cuộc biểu tình phản đối này là chưa chín chắn, bởi vì họ sợ rằng nó có thể gây trở ngại cho tiến trình dân chủ và mở đường cho một sự can thiệp quân sự nữa trong nền chính trị của quốc gia này.
Quốc hội Pakistan sẽ hoàn tất nhiệm kỳ hiến định 5 năm vào trung tuần tháng Ba và cuộc bầu cử toàn quốc mới hy vọng sẽ được tổ chức vào tháng Năm.
Nếu không có gián đoạn nào thì đây sẽ là lần đầu tiên một chính phủ được bầu theo đường lối dân chủ hoàn tất nhiệm kỳ của họ và chuyển quyền cho một chính phủ được bầu theo đường lối dân chủ nữa.
Trước đây, các chính phủ được bầu tại Pakistan không thể hoàn tất nhiệm kỳ của họ bởi vì họ bị giải tán vì một cuộc đảo chánh của quân đội hay bởi các vị Tổng thống thân quân đội.