SEOUL —
Nam Triều Tiên nói miền Bắc không trả lời đường dây nóng liên chính phủ mà Bình Nhưỡng đã nối lại hồi tuần trước trong một nỗ lực phối hợp các cuộc thương thuyết. Hành động rõ ràng như muốn từ chối liên lạc của Bắc Triều Tiên xoá tan những hy vọng vừa dâng lên trong mấy ngày gần đây là hai bên sắp đối thoại trực tiếp cấp cao với nhau. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài VOA có bài tường trình sau đây.
Các giới chức Nam Triều Tiên hôm nay họ đã gọi cho miền Bắc hai lần vào đường dây nóng vừa được Hội Chữ thập đỏ khôi phục lại ở làng đình chiến Bản Môn Ðiếm, nhưng không được trả lời.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên là liệu các cuộc nói chuyện trước đó được dự trù sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, thứ Tư, có được xem là bị bãi bỏ hoặc hoãn lại hay không, Bộ trưởng Thống nhất Nam Triều Tiên Ryoo Kihl-jae đáp rằng “các cuộc nói chuyện đó bị bãi bỏ.”
Bộ trưởng Ryoo - người được dự trù sẽ dẫn đầu phái đoàn của Seoul nếu Bình Nhưỡng cũng đồng ý phái một giới chức cấp nội các - nói rằng việc bãi bỏ các cuộc nói chuyện này có nghĩa là chính phủ không thể mang lại những kết quả mà người Nam Triều Tiên đã mong đợi.
Nhưng ông nói rằng diễn biến này nên được xem như là một phần của nỗi cam go trong việc hướng tới một chương mới trong các mối quan hệ liên Triều về hòa bình và hợp tác. Bộ trưởng Ryoo nói rằng Bắc Triều Tiên nên chứng tỏ thực tâm trong trong quan hệ giữ hai nước Triều Tiên trong tương lai.
Đường dây nóng Quân đội
Hôm thứ Ba, Bình Nhưỡng đã thông báo cho Seoul rằng Bắc Triều Tiên sẽ không cử phái đoàn. Hai bên không chấp nhận người đứng đầu phái đoàn của mỗi bên đề suất.
Bình Nhưỡng không đưa ra bình luận nào kể từ lúc Seoul loan báo rằng các cuộc nói chuyện bị hủy bỏ.
Tuần trước, Bắc Triều Tiên đã làm cho miền nam ngạc nhiên bằng việc đưa ra đề nghị đối thoại. Một cuộc họp ở cấp công tác đã nhanh chóng được sắp xếp ở Bản Môn Ðiếm. Cuộc họp dài 17 giờ đồng hồ, từ Chủ nhật đến sớm thứ Hai, và kết thúc bằng thỏa thuận để các giới chức cấp cao hơn họp lại chỉ hai ngày sau đó tại thủ đô của Nam Triều Tiên.
Trước đó đã có những hy vọng rằng các cuộc nói chuyện sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Bắc Triều Tiên kiên quyết tiếp tục phát triển phi đạn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, một hành động vi phạm các lệnh chế tài của quốc tế.
Nam Triều Tiên được đặt dưới sự bảo vệ của lực lượng hạt nhân Mỹ và hơn 28.000 binh sĩ của Hoa Kỳ đang đồn trú tại nước này.
Bán đảo Triều Tiên bị chia đôi ở vĩ tuyến thứ 38 kể từ khi Thế chiến thứ 2 chấm dứt, khi Nhật Bản – nước chiếm xâm chiếm Triều Tiên – bị đánh bại.
Cuộc nội chiến tàn khốc dài 3 năm hồi đầu thập niên 1950 đã chấm dứt trong thế bế tắc. Từ đó tới nay hai miền Triều Tiên vẫn chưa ký một hòa ước nào lẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.
Các giới chức Nam Triều Tiên hôm nay họ đã gọi cho miền Bắc hai lần vào đường dây nóng vừa được Hội Chữ thập đỏ khôi phục lại ở làng đình chiến Bản Môn Ðiếm, nhưng không được trả lời.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên là liệu các cuộc nói chuyện trước đó được dự trù sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, thứ Tư, có được xem là bị bãi bỏ hoặc hoãn lại hay không, Bộ trưởng Thống nhất Nam Triều Tiên Ryoo Kihl-jae đáp rằng “các cuộc nói chuyện đó bị bãi bỏ.”
Bộ trưởng Ryoo - người được dự trù sẽ dẫn đầu phái đoàn của Seoul nếu Bình Nhưỡng cũng đồng ý phái một giới chức cấp nội các - nói rằng việc bãi bỏ các cuộc nói chuyện này có nghĩa là chính phủ không thể mang lại những kết quả mà người Nam Triều Tiên đã mong đợi.
Nhưng ông nói rằng diễn biến này nên được xem như là một phần của nỗi cam go trong việc hướng tới một chương mới trong các mối quan hệ liên Triều về hòa bình và hợp tác. Bộ trưởng Ryoo nói rằng Bắc Triều Tiên nên chứng tỏ thực tâm trong trong quan hệ giữ hai nước Triều Tiên trong tương lai.
Ðường dây nóng nối hai miền Triều Tiên
Đường dây nóng của Hội Chữ Thập Đỏ tại làng Bàn Môn Điếm- Thiết lập năm 1971
- Bắc và Nam Triều Tiên tiếp xúc hai lần một ngày
- Bắc Triều Tiên cắt dây nhiều lần
- Mới đây cắt từ tháng 3-2013 tới tháng 8 tháng 6
- Bắc Triều Tiên không trả lời các cuộc gọi hôm 12 -6 - 2013.
Đường dây nóng Quân đội
- Được sử dụng để phối hợp sự đi lại của dân chúng tới Khu Công Nghiệp Kaesong.
- Kaesong hoạt động tại miền Bắc bằng tiền của Nam Triều Tiên.
- Bắc Triều Tiên cắt đường dây này năm 2009, khiến công nhân Nam Triều Tiên bị kẹt một thời gian ngắn ở Kaesong
Bình Nhưỡng không đưa ra bình luận nào kể từ lúc Seoul loan báo rằng các cuộc nói chuyện bị hủy bỏ.
Tuần trước, Bắc Triều Tiên đã làm cho miền nam ngạc nhiên bằng việc đưa ra đề nghị đối thoại. Một cuộc họp ở cấp công tác đã nhanh chóng được sắp xếp ở Bản Môn Ðiếm. Cuộc họp dài 17 giờ đồng hồ, từ Chủ nhật đến sớm thứ Hai, và kết thúc bằng thỏa thuận để các giới chức cấp cao hơn họp lại chỉ hai ngày sau đó tại thủ đô của Nam Triều Tiên.
Trước đó đã có những hy vọng rằng các cuộc nói chuyện sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Bắc Triều Tiên kiên quyết tiếp tục phát triển phi đạn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, một hành động vi phạm các lệnh chế tài của quốc tế.
Nam Triều Tiên được đặt dưới sự bảo vệ của lực lượng hạt nhân Mỹ và hơn 28.000 binh sĩ của Hoa Kỳ đang đồn trú tại nước này.
Bán đảo Triều Tiên bị chia đôi ở vĩ tuyến thứ 38 kể từ khi Thế chiến thứ 2 chấm dứt, khi Nhật Bản – nước chiếm xâm chiếm Triều Tiên – bị đánh bại.
Cuộc nội chiến tàn khốc dài 3 năm hồi đầu thập niên 1950 đã chấm dứt trong thế bế tắc. Từ đó tới nay hai miền Triều Tiên vẫn chưa ký một hòa ước nào lẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.