Bắc và Nam Triều Tiên đang thực hiện những công tác chuẩn bị cuối cùng cho hai ngày thương thuyết cấp cao, hiếm có bắt đầu vào ngày thứ Tư tại Seoul.
Hiện chưa rõ đại diện cấp nào hai chính phủ gởi đến bàn hội nghị, được xem như là có ý nghĩa nhất giữa hai nước Triều Tiên trong nhiều năm nay.
Trước đây, Nam là Bắc Triều Tiên đồng ý sẽ gọi cuộc họp này là cuộc họp cấp Bộ trưởng, nhưng Bình Nhưỡng đã đổi ý. Bây giờ cả hai bên cho biết là sẽ phái các giới chức chính phủ cao cấp, tuy hiện vẫn chưa biết rõ là ai. Hai nước thù nghịch này không có những cuộc thảo luận cấp bộ trưởng kể từ năm 2007.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye hôm nay nói bà hy vọng những cuộc thảo luận sẽ mang lại hòa bình lâu dài cho bán đảo Triều Tiên.
Bà Park nói: “Vào dịp có những cuộc thảo luận, tôi hy vọng hai nước Triều Tiên sẽ có bước tiến đầu tiên về phía hòa bình vĩnh cữu và xây dựng sự tin cậy lẫn nhau, Tôi cũng hy vọng miền Nam và miền Bắc sẽ đạt được những kết quả người dân mong muốn xuyên qua sự hợp tác cần thiết trên những vấn đề gai góc.”
Một cách chính thức, hai bên đã đưa ra được một nghị trình tương đối hạn hẹp cho các cuộc thảo luận.
Nghị trình này bao gồm tái tục hai dự án thương mại bị ngưng trệ là khu công nghiệp Kaesong, đã bị đóng cửa giữa lúc có những căng thẳng về quân sự cao độ vào tháng Tư vừa qua, và khu nghỉ mát Núi Kim Cương ở miền bắc. Các giới chức nói việc tổ chức những cuộc xum họp cho các gia đình Triều Tiên bị phân cách lâu nay cũng được đưa vào nghị trình thảo luận.
Các nhà phân tích nói những cuộc thảo luận có phần chắc sẽ đề cập đến vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bình Nhưỡng đã cương quyết nói họ không từ bỏ chương trình này, trong khi Hoa Kỳ cho biết việc từ bỏ chương trình hạt nhân là thiết yếu trong việc nối lại quan hệ của miền Bắc với cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai hoan nghênh thỏa thuận mở lại những cuộc họp. Phát ngôn viên Jen Psaki nói Washington luôn luôn ủng hộ việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Triều Tiên.
Tuy nhiên, bà cảnh báo là Hoa Kỳ sẽ không tái tục những cuộc thảo luận trực tiếp với Bình Nhưỡng trừ phi Bắc Triều Tiên cam kết tiến hành những bước tiến đến việc phi hạt nhân hóa nước này.
Hiện chưa rõ đại diện cấp nào hai chính phủ gởi đến bàn hội nghị, được xem như là có ý nghĩa nhất giữa hai nước Triều Tiên trong nhiều năm nay.
Trước đây, Nam là Bắc Triều Tiên đồng ý sẽ gọi cuộc họp này là cuộc họp cấp Bộ trưởng, nhưng Bình Nhưỡng đã đổi ý. Bây giờ cả hai bên cho biết là sẽ phái các giới chức chính phủ cao cấp, tuy hiện vẫn chưa biết rõ là ai. Hai nước thù nghịch này không có những cuộc thảo luận cấp bộ trưởng kể từ năm 2007.
Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye hôm nay nói bà hy vọng những cuộc thảo luận sẽ mang lại hòa bình lâu dài cho bán đảo Triều Tiên.
Bà Park nói: “Vào dịp có những cuộc thảo luận, tôi hy vọng hai nước Triều Tiên sẽ có bước tiến đầu tiên về phía hòa bình vĩnh cữu và xây dựng sự tin cậy lẫn nhau, Tôi cũng hy vọng miền Nam và miền Bắc sẽ đạt được những kết quả người dân mong muốn xuyên qua sự hợp tác cần thiết trên những vấn đề gai góc.”
Một cách chính thức, hai bên đã đưa ra được một nghị trình tương đối hạn hẹp cho các cuộc thảo luận.
Nghị trình này bao gồm tái tục hai dự án thương mại bị ngưng trệ là khu công nghiệp Kaesong, đã bị đóng cửa giữa lúc có những căng thẳng về quân sự cao độ vào tháng Tư vừa qua, và khu nghỉ mát Núi Kim Cương ở miền bắc. Các giới chức nói việc tổ chức những cuộc xum họp cho các gia đình Triều Tiên bị phân cách lâu nay cũng được đưa vào nghị trình thảo luận.
Các nhà phân tích nói những cuộc thảo luận có phần chắc sẽ đề cập đến vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bình Nhưỡng đã cương quyết nói họ không từ bỏ chương trình này, trong khi Hoa Kỳ cho biết việc từ bỏ chương trình hạt nhân là thiết yếu trong việc nối lại quan hệ của miền Bắc với cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai hoan nghênh thỏa thuận mở lại những cuộc họp. Phát ngôn viên Jen Psaki nói Washington luôn luôn ủng hộ việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Triều Tiên.
Tuy nhiên, bà cảnh báo là Hoa Kỳ sẽ không tái tục những cuộc thảo luận trực tiếp với Bình Nhưỡng trừ phi Bắc Triều Tiên cam kết tiến hành những bước tiến đến việc phi hạt nhân hóa nước này.