SEOUL —
Bắc Triều Tiên cho biết họ đã đặt các đơn vị hỏa tiễn của mình ở mức sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Thông báo này còn đưa ra những lời đe dọa mới về việc sẽ tấn công các căn cứ quân sự Mỹ và Nam Triều Tiên. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Chiều nay, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên và đài phát thanh nhà nước đã phát đi thông báo mới nhất của bộ tư lệnh tối cao quân đội, nói rằng mọi đơn vị pháo binh chiến trường trong đó có những đơn vị được vũ trang hỏa tiễn chiến lược và trọng pháo tầm xa hiện đang được đặt ở ‘tư thế sẵn sàng chiến đấu’ cao nhất.
Xướng ngôn viên đài phát thanh trung ương ở Bình Nhưỡng đọc thông báo của quân đội, tuyên bố rằng các đơn vị “sẽ nhắm vào tất cả các mục tiêu tại tất cả các căn cứ phòng thủ trên đất liền của Mỹ cũng như ở Hawaii và Guam”.
Theo tin được phát đi, các mục tiêu cũng gồm cả Nam Triều Tiên, với lời cảnh báo rằng phát đạn đầu tiên sẽ khiến “mọi thứ bị nổ tung và biến thành tro bụi”.
Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên cho biết đây là lần đầu tiên quân đội Bình Nhưỡng công khai đề cập tới cảnh báo sẵn sàng chiến đấu ở mức “Il-ho”, tức mức cao nhất.
Tuyên bố trên là mới nhất trong một loạt các lời lẽ hiếu chiến của miền Bắc, bao gồm cả lời đe dọa thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu vào Hoa Kỳ.
Mệnh lệnh cho các đơn vị hỏa tiễn được đưa ra nhiều ngày sau khi không quân Mỹ thực hiện các vụ xuất kích với chiến đấu cơ B-52 trên bán đảo Triều Tiên trong khuôn khổ cuộc diễn tập chung thường niên với các lực lượng Nam Triều Tiên. Và tuyên bố đó được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye nói đã đến lúc Bắc Triều Tiên phải thay đổi vì lợi ích của nước này.
Phát biểu tại nghĩa trang quốc gia ở Daejeon, Tổng thống Park nói rằng “cách thức duy nhất giúp Bắc Triều Tiên sống còn là nước này tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân, phi đạn, thái độ khiêu khích và đe dọa cũng như thay đổi để trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
Bài phát biểu là một phần của lễ kỷ niệm đánh dấu vụ chìm tàu chiến của Nam Triều Tiên làm 46 thủy thủ thiệt mạng hôm 26/3 năm 2010.
Nam Triều Tiên cùng các nước khác tham gia một cuộc điều tra đa quốc về vụ nổ tàu Cheonan trên Hoàng Hải đi đến kết luận rằng con tàu trúng ngư lôi của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã bác bỏ thực hiện vụ tấn công.
Trong bức thư gửi cho các binh sĩ Nam Triều Tiên nhân lễ kỷ niệm ngày chìm tàu Cheonan, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin ra lệnh cho quân đội tiếp tục cảnh giác ở mức cao để trả đũa tức thời nếu Bắc Triều Tiên lại thực hiện một vụ tấn công nữa.
Trong khi các lễ kỷ niệm trọng thể diễn ra ở miền Nam, các cuộc diễn tập quân sự rõ ràng đang diễn ra ở miền Bắc. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy một cuộc tấn công sắp xảy ra.
Ông Wee Yong-sub, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, nói rằng dường như có một cuộc diễn tập quân sự cấp nhà nước đang được tiến hành với các cuộc đổ bộ và các hoạt động chống đổ bộ do quân đội và hải quân Bắc Triều Tiên thực hiện.
Cuộc chiến kéo dài 3 năm giữa hai nước Triều Tiên hồi đầu những năm 50 đã kết thúc trong bế tắc. Hai bên chưa từng ký vào một hiệp định hòa bình.
Hai tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố rằng hiệp định đình chiến năm 1953 không có giá trị. Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc do Mỹ lãnh đạo nói rằng tài liệu này vẫn có hiệu lực và không một bên nào có thể bãi bỏ hiệp định đó.
Chiều nay, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên và đài phát thanh nhà nước đã phát đi thông báo mới nhất của bộ tư lệnh tối cao quân đội, nói rằng mọi đơn vị pháo binh chiến trường trong đó có những đơn vị được vũ trang hỏa tiễn chiến lược và trọng pháo tầm xa hiện đang được đặt ở ‘tư thế sẵn sàng chiến đấu’ cao nhất.
Xướng ngôn viên đài phát thanh trung ương ở Bình Nhưỡng đọc thông báo của quân đội, tuyên bố rằng các đơn vị “sẽ nhắm vào tất cả các mục tiêu tại tất cả các căn cứ phòng thủ trên đất liền của Mỹ cũng như ở Hawaii và Guam”.
Theo tin được phát đi, các mục tiêu cũng gồm cả Nam Triều Tiên, với lời cảnh báo rằng phát đạn đầu tiên sẽ khiến “mọi thứ bị nổ tung và biến thành tro bụi”.
Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên cho biết đây là lần đầu tiên quân đội Bình Nhưỡng công khai đề cập tới cảnh báo sẵn sàng chiến đấu ở mức “Il-ho”, tức mức cao nhất.
Tuyên bố trên là mới nhất trong một loạt các lời lẽ hiếu chiến của miền Bắc, bao gồm cả lời đe dọa thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu vào Hoa Kỳ.
Mệnh lệnh cho các đơn vị hỏa tiễn được đưa ra nhiều ngày sau khi không quân Mỹ thực hiện các vụ xuất kích với chiến đấu cơ B-52 trên bán đảo Triều Tiên trong khuôn khổ cuộc diễn tập chung thường niên với các lực lượng Nam Triều Tiên. Và tuyên bố đó được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye nói đã đến lúc Bắc Triều Tiên phải thay đổi vì lợi ích của nước này.
Phát biểu tại nghĩa trang quốc gia ở Daejeon, Tổng thống Park nói rằng “cách thức duy nhất giúp Bắc Triều Tiên sống còn là nước này tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân, phi đạn, thái độ khiêu khích và đe dọa cũng như thay đổi để trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
Bài phát biểu là một phần của lễ kỷ niệm đánh dấu vụ chìm tàu chiến của Nam Triều Tiên làm 46 thủy thủ thiệt mạng hôm 26/3 năm 2010.
Nam Triều Tiên cùng các nước khác tham gia một cuộc điều tra đa quốc về vụ nổ tàu Cheonan trên Hoàng Hải đi đến kết luận rằng con tàu trúng ngư lôi của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã bác bỏ thực hiện vụ tấn công.
Trong bức thư gửi cho các binh sĩ Nam Triều Tiên nhân lễ kỷ niệm ngày chìm tàu Cheonan, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin ra lệnh cho quân đội tiếp tục cảnh giác ở mức cao để trả đũa tức thời nếu Bắc Triều Tiên lại thực hiện một vụ tấn công nữa.
Trong khi các lễ kỷ niệm trọng thể diễn ra ở miền Nam, các cuộc diễn tập quân sự rõ ràng đang diễn ra ở miền Bắc. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy một cuộc tấn công sắp xảy ra.
Ông Wee Yong-sub, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên, nói rằng dường như có một cuộc diễn tập quân sự cấp nhà nước đang được tiến hành với các cuộc đổ bộ và các hoạt động chống đổ bộ do quân đội và hải quân Bắc Triều Tiên thực hiện.
Cuộc chiến kéo dài 3 năm giữa hai nước Triều Tiên hồi đầu những năm 50 đã kết thúc trong bế tắc. Hai bên chưa từng ký vào một hiệp định hòa bình.
Hai tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố rằng hiệp định đình chiến năm 1953 không có giá trị. Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc do Mỹ lãnh đạo nói rằng tài liệu này vẫn có hiệu lực và không một bên nào có thể bãi bỏ hiệp định đó.