SEOUL —
Các giới chức quốc phòng Nam Triều Tiên cho hay một kế hoạch khẩn cấp mới cùng với quân đội Hoa Kỳ sẽ giúp họ chống lại một cách quyết liệt và ngay tức khắc bất kỳ hành động khiêu khích mới nào từ phía Bắc Triều Tiên. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Kế hoạch Phối hợp Chống Khiêu khích ký hôm thứ sáu vừa rồi được đưa ra giữa một trong những thời kỳ mới nhất về căng thẳng cao trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi lệnh hưu chiến cách đây 60 năm kết thúc cuộc xung đột giữa miền Bắc và miền Nam.
Các giới chức Nam Triều Tiên nói kế hoạch mới không thay đổi việc kiểm soát hoạt động thời chiến của lực lượng Hoa Kỳ trên bán đảo. Tuy nhiên, kế hoạch này đặt Nam Triều Tiên vào vị thế dẫn đầu để đáp lại các hành động khiêu khích quy mô nhỏ của miền Bắc mà không chạm đến ngưỡng của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min-seok nói theo thỏa thuận mới, miền Nam có thể yêu cầu sự hỗ trợ của lực lượng Hoa Kỳ khi Bắc Triều Tiên có những hành vi phần nào mang tính khiêu khích.
Ông Kim nói nhiều bối cảnh khác nhau để đối phó với các hành vi khiêu khích phần nào đã được thiết lập cho một lời yêu cầu như thế. Ông cho biết điều này sẽ “giúp kiềm chế Bắc Triều Tiên để nước này không khiêu khích một cách bừa bãi.”
Lời thẩm định này được Ðại tá Lục quân Nam Triều Tiên Um Hyo-Shik, phát ngôn viên chính của ban Tham mưu Liên quân Nam Triều Tiên nhắc lại:
Vị đại tá này nói thỏa thuận mới có nghĩa là quân đội Nam Triều Tiên nay được tranh bị bằng mộtvị thế sẵn sàng chung tốt hơn để họ có thể “mau chóng và quyết liệt trừng trị mọi hành vi khiêu khích của Bắc Triều Tiên.”
Giới truyền thông Nam Triều Tiên loan tin Seoul và Washington đã đồng ý ký kế hoạch này hồi tháng 1, nhưng kế hoạch bị trì hoãn vì các giới chức Hoa Kỳ dường như không an tâm về việc phía Nam Triều Tiên có lập trường quá mạnh bạo có thể gây rủi ro cho các hành vi khiêu khích leo thang thành một cuộc chiến toàn diên cũng như có thể gây ra các vụ xung đột về nguyên tắc hành động theo lệnh hưu chiến do Bộ chỉ huy Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Nhà nghiên cứu kỳ cựu Yang Uk tại Diễn đàn An ninh của Quốc phòng Triều Tiên nói rằng trước khi có thỏa thuận này, Hoa Kỳ có thể từ chối không trợ giúp Nam Triều Tiên đáp lại những hành động khiêu khích chưa đi đến mức độ toàn diện.
Ông Yang nói nay thì Hoa Kỳ sẽ tự động đáp trả cùng với quân đội Nam Triều Tiên, nếu được yêu cầu.
Hành động khiêu khích mới đây nhất thuộc loại đó của miền Bắc đã xảy ra vào tháng 11 năm 2010, khi một hòn đảo biến giới của Nam Triều Tiên bị pháo kích, làm 2 thường dân và 2 binh sĩ thuỷ quân lục chiến thiệt mạng.
Sự cố đó diễn ra 6 tháng sau khi 46 thủy thủ tử nạn khi một tàu hải quân Nam Triều Tiên bị đánh chìm.
Hôm nay, Nam Triều Tiên đã thực hiện một cuộc thao dượt hải quân trong vùng Hoàng Hải để đánh dấu kỷ niệm ngày chiếc tàu bị đánh chìm.
Miền Nam đổ lỗi cho miền Bắc về vụ chiến hạm Cheonan bị đánh chìm. Một cuộc điều tra đa quốc đã đi đến kết luận là chiếc tàu chạy trong vùng ven biển này bị trúng một ngư lôi của Bắc Triều Tiên.
Bắc Triều Tiên đã bác bỏ việc can dự vào vụ đánh chìm tàu.
Hôm nay, nhật báo chính của đảng Lao Ðộng ở Bình Nhưỡng là tờ Rodong Sinmun, cáo buộc Hoa Kỳ là chuẩn bị chiến tranh bằng cách gọi Bắc Triều Tiên là một “tội phạm hạt nhân” để đánh lạc hướng công chúng.
Bình Nhưỡng đang bị áp đặt nhiều biện pháp chế tài quốc tế khác nhau vì theo đổi việc phát triển phi đạn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Hai nước Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh. Lệnh hưu chiến năm 1953, mà Nam Triều Tiên không phải là một nước đã ký, chấm dứt 3 năm xung đột gây tàn phá. Seoul và Bình Nhưỡng chưa hề ký một hòa ước và không có quan hệ ngoại giao.
Hoa Kỳ duy trì hơn 1 chục căn cứ và doanh trại quan trọng ở Nam Triều Tiên và có gần 30.000 nhân viên quân đội trú đóng ở nước này.
Kế hoạch Phối hợp Chống Khiêu khích ký hôm thứ sáu vừa rồi được đưa ra giữa một trong những thời kỳ mới nhất về căng thẳng cao trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi lệnh hưu chiến cách đây 60 năm kết thúc cuộc xung đột giữa miền Bắc và miền Nam.
Các giới chức Nam Triều Tiên nói kế hoạch mới không thay đổi việc kiểm soát hoạt động thời chiến của lực lượng Hoa Kỳ trên bán đảo. Tuy nhiên, kế hoạch này đặt Nam Triều Tiên vào vị thế dẫn đầu để đáp lại các hành động khiêu khích quy mô nhỏ của miền Bắc mà không chạm đến ngưỡng của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Kim Min-seok nói theo thỏa thuận mới, miền Nam có thể yêu cầu sự hỗ trợ của lực lượng Hoa Kỳ khi Bắc Triều Tiên có những hành vi phần nào mang tính khiêu khích.
Ông Kim nói nhiều bối cảnh khác nhau để đối phó với các hành vi khiêu khích phần nào đã được thiết lập cho một lời yêu cầu như thế. Ông cho biết điều này sẽ “giúp kiềm chế Bắc Triều Tiên để nước này không khiêu khích một cách bừa bãi.”
Lời thẩm định này được Ðại tá Lục quân Nam Triều Tiên Um Hyo-Shik, phát ngôn viên chính của ban Tham mưu Liên quân Nam Triều Tiên nhắc lại:
Vị đại tá này nói thỏa thuận mới có nghĩa là quân đội Nam Triều Tiên nay được tranh bị bằng mộtvị thế sẵn sàng chung tốt hơn để họ có thể “mau chóng và quyết liệt trừng trị mọi hành vi khiêu khích của Bắc Triều Tiên.”
Giới truyền thông Nam Triều Tiên loan tin Seoul và Washington đã đồng ý ký kế hoạch này hồi tháng 1, nhưng kế hoạch bị trì hoãn vì các giới chức Hoa Kỳ dường như không an tâm về việc phía Nam Triều Tiên có lập trường quá mạnh bạo có thể gây rủi ro cho các hành vi khiêu khích leo thang thành một cuộc chiến toàn diên cũng như có thể gây ra các vụ xung đột về nguyên tắc hành động theo lệnh hưu chiến do Bộ chỉ huy Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Nhà nghiên cứu kỳ cựu Yang Uk tại Diễn đàn An ninh của Quốc phòng Triều Tiên nói rằng trước khi có thỏa thuận này, Hoa Kỳ có thể từ chối không trợ giúp Nam Triều Tiên đáp lại những hành động khiêu khích chưa đi đến mức độ toàn diện.
Ông Yang nói nay thì Hoa Kỳ sẽ tự động đáp trả cùng với quân đội Nam Triều Tiên, nếu được yêu cầu.
Hành động khiêu khích mới đây nhất thuộc loại đó của miền Bắc đã xảy ra vào tháng 11 năm 2010, khi một hòn đảo biến giới của Nam Triều Tiên bị pháo kích, làm 2 thường dân và 2 binh sĩ thuỷ quân lục chiến thiệt mạng.
Sự cố đó diễn ra 6 tháng sau khi 46 thủy thủ tử nạn khi một tàu hải quân Nam Triều Tiên bị đánh chìm.
Hôm nay, Nam Triều Tiên đã thực hiện một cuộc thao dượt hải quân trong vùng Hoàng Hải để đánh dấu kỷ niệm ngày chiếc tàu bị đánh chìm.
Miền Nam đổ lỗi cho miền Bắc về vụ chiến hạm Cheonan bị đánh chìm. Một cuộc điều tra đa quốc đã đi đến kết luận là chiếc tàu chạy trong vùng ven biển này bị trúng một ngư lôi của Bắc Triều Tiên.
Bắc Triều Tiên đã bác bỏ việc can dự vào vụ đánh chìm tàu.
Hôm nay, nhật báo chính của đảng Lao Ðộng ở Bình Nhưỡng là tờ Rodong Sinmun, cáo buộc Hoa Kỳ là chuẩn bị chiến tranh bằng cách gọi Bắc Triều Tiên là một “tội phạm hạt nhân” để đánh lạc hướng công chúng.
Bình Nhưỡng đang bị áp đặt nhiều biện pháp chế tài quốc tế khác nhau vì theo đổi việc phát triển phi đạn đạn đạo và vũ khí hạt nhân, vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Hai nước Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh. Lệnh hưu chiến năm 1953, mà Nam Triều Tiên không phải là một nước đã ký, chấm dứt 3 năm xung đột gây tàn phá. Seoul và Bình Nhưỡng chưa hề ký một hòa ước và không có quan hệ ngoại giao.
Hoa Kỳ duy trì hơn 1 chục căn cứ và doanh trại quan trọng ở Nam Triều Tiên và có gần 30.000 nhân viên quân đội trú đóng ở nước này.