SYDNEY —
Trong lúc chật vật ứng phó với làn sóng thuyền nhân rủ nhau tới Australia xin tị nạn, chính phủ ở Canberra đang xem xét tới việc siết chặt các luật lệ về cấp qui chế tị nạn. Những người chỉ trích nói rằng những sự thay đổi này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn để giới hữu trách bác bỏ đơn xin tị nạn của những người đến từ Iran, Afghanistan và Việt Nam. Thông tín viên Phil Mercer của đài VOA ở Sydney có bài tường thuật sau đây.
Chính phủ ở Canberra nhất mực cho rằng hầu hết những người dùng thuyền tới Australia xin tị nạn không phải là những người tị nạn mà thật ra là những người di dân vì lý do kinh tế.
Ngoại trưởng Bob Carr cho rằng qui trình để thẩm định tư cách tị nạn có khiếm khuyết và cần được sửa đổi để làm cho những người xin tị nạn khó đạt mục tiêu hơn.
Khi một người tị nạn tới Australia, đơn của họ sẽ được giới hữu trách di trú cứu xét trước tiên. Nếu đơn bị bác, hồ sơ sẽ được chuyển lên một cơ quan phúc thẩm độc lập có tên là Tòa Xét duyệt Tị nạn. Các giới chức chính phủ nói rằng Tòa này hồi gần đây đã đảo ngược khoảng 80% các quyết định của Bộ Di trú.
Giờ đây, Tòa Xét duyệt Tị nạn được yêu cầu xem xét tới những thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp khi thẩm định hồ sơ của những người xin tị nạn đến từ Iran, Afghanistan và Việt Nam.
Những người chỉ trích nói rằng chính phủ muốn làm cho việc trục xuất được dễ dàng hơn bằng cách tuyên bố ba quốc gia vừa kể là an toàn để những người xin tị nạn hồi hương. Nhưng Ngoại trưởng Bob Carr nói rằng cần có một lập trường cứng rắn hơn để chống lại những người di dân vì lý do kinh tế.
Ông Carr nói: "Có một số tàu thuyền mà một trăm phần trăm những người trên đó là những người rời bỏ những quốc gia mà họ là những người thuộc khối đa số về sắc tộc và tôn giáo và những động cơ của họ toàn là động cơ kinh tế."
Số người đến Australia xin tị nạn đã gia tăng không ngừng trong năm nay và dự kiến sẽ vượt qua con số kỷ lục là 14.415 người của năm 2011-2012.
Các cựu thành viên của Tòa Xét duyệt Tị nạn, trong đó có ông Bruce Haigh, một cựu nhân viên ngoại giao, bác bỏ những nhận định cho rằng hệ thống di trú của Australia quá dễ dãi và cần phải được sửa đổi. Ông Haigh cho rằng vị bộ trưởng ngoại giao đã vượt quá quyền hạn của mình.
Ông Haigh nói: "Ông ấy không thể chỉ thị cho một tòa án cứu xét tới những thông tin do một nguồn trong chính phủ cung cấp. Họ có thể được thỉnh cầu, họ có thể được thúc giục để cứu xét những thông tin này, nhưng họ không thể bị sai khiến. Chúng ta có thể nêu nghi vấn về những gì mà Bộ Ngoại giao đã được yêu cầu hoặc được giao trách nhiệm phải cung cấp những thông tin làm cho nó có vẻ là những thuyền nhân có thể quay về những nước này mà không bị bách hại."
Trong tuần qua, ít nhất 12 thuyền nhân, trong đó có một bé trai, đã chết đuối gần Đảo Christmas, lãnh thổ hẻo lánh của Australia trong Ấn Độ dương. Mấy mươi người đã được giới hữu trách Australia cứu sống.
Những người tranh đấu cho quyền lợi của người tị nạn nói rằng những biện pháp nghiêm khắc hơn đối với người tị nạn mà theo dự liệu sẽ được chính phủ của Đảng Lao động loan báo trong những ngày sắp tới đã làm cho số thuyền nhân tới Australia, thường là từ Indonesia, tăng vọt trong thời gian gần đây.
Các vị bộ trưởng ở Canberra nói rằng cần có những biện pháp nghiêm nhặt hơn để ngăn chặn làn sóng thuyền nhân và giảm bớt số người chết trên đường vượt biên.
Vấn đề di trú dự kiến là một vấn đề chính trong cuộc bầu cử cấp liên bang sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 9.
Chính phủ Australia cấp visa tị nạn cho khoảng 13.000 người mỗi năm dựa theo các hiệp ước quốc tế.
Chính phủ ở Canberra nhất mực cho rằng hầu hết những người dùng thuyền tới Australia xin tị nạn không phải là những người tị nạn mà thật ra là những người di dân vì lý do kinh tế.
Ngoại trưởng Bob Carr cho rằng qui trình để thẩm định tư cách tị nạn có khiếm khuyết và cần được sửa đổi để làm cho những người xin tị nạn khó đạt mục tiêu hơn.
Khi một người tị nạn tới Australia, đơn của họ sẽ được giới hữu trách di trú cứu xét trước tiên. Nếu đơn bị bác, hồ sơ sẽ được chuyển lên một cơ quan phúc thẩm độc lập có tên là Tòa Xét duyệt Tị nạn. Các giới chức chính phủ nói rằng Tòa này hồi gần đây đã đảo ngược khoảng 80% các quyết định của Bộ Di trú.
Giờ đây, Tòa Xét duyệt Tị nạn được yêu cầu xem xét tới những thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp khi thẩm định hồ sơ của những người xin tị nạn đến từ Iran, Afghanistan và Việt Nam.
Những người chỉ trích nói rằng chính phủ muốn làm cho việc trục xuất được dễ dàng hơn bằng cách tuyên bố ba quốc gia vừa kể là an toàn để những người xin tị nạn hồi hương. Nhưng Ngoại trưởng Bob Carr nói rằng cần có một lập trường cứng rắn hơn để chống lại những người di dân vì lý do kinh tế.
Ông Carr nói: "Có một số tàu thuyền mà một trăm phần trăm những người trên đó là những người rời bỏ những quốc gia mà họ là những người thuộc khối đa số về sắc tộc và tôn giáo và những động cơ của họ toàn là động cơ kinh tế."
Số người đến Australia xin tị nạn đã gia tăng không ngừng trong năm nay và dự kiến sẽ vượt qua con số kỷ lục là 14.415 người của năm 2011-2012.
Các cựu thành viên của Tòa Xét duyệt Tị nạn, trong đó có ông Bruce Haigh, một cựu nhân viên ngoại giao, bác bỏ những nhận định cho rằng hệ thống di trú của Australia quá dễ dãi và cần phải được sửa đổi. Ông Haigh cho rằng vị bộ trưởng ngoại giao đã vượt quá quyền hạn của mình.
Ông Haigh nói: "Ông ấy không thể chỉ thị cho một tòa án cứu xét tới những thông tin do một nguồn trong chính phủ cung cấp. Họ có thể được thỉnh cầu, họ có thể được thúc giục để cứu xét những thông tin này, nhưng họ không thể bị sai khiến. Chúng ta có thể nêu nghi vấn về những gì mà Bộ Ngoại giao đã được yêu cầu hoặc được giao trách nhiệm phải cung cấp những thông tin làm cho nó có vẻ là những thuyền nhân có thể quay về những nước này mà không bị bách hại."
Trong tuần qua, ít nhất 12 thuyền nhân, trong đó có một bé trai, đã chết đuối gần Đảo Christmas, lãnh thổ hẻo lánh của Australia trong Ấn Độ dương. Mấy mươi người đã được giới hữu trách Australia cứu sống.
Những người tranh đấu cho quyền lợi của người tị nạn nói rằng những biện pháp nghiêm khắc hơn đối với người tị nạn mà theo dự liệu sẽ được chính phủ của Đảng Lao động loan báo trong những ngày sắp tới đã làm cho số thuyền nhân tới Australia, thường là từ Indonesia, tăng vọt trong thời gian gần đây.
Các vị bộ trưởng ở Canberra nói rằng cần có những biện pháp nghiêm nhặt hơn để ngăn chặn làn sóng thuyền nhân và giảm bớt số người chết trên đường vượt biên.
Vấn đề di trú dự kiến là một vấn đề chính trong cuộc bầu cử cấp liên bang sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 9.
Chính phủ Australia cấp visa tị nạn cho khoảng 13.000 người mỗi năm dựa theo các hiệp ước quốc tế.