Một chuyên gia phân tích tại Mỹ khuyến cáo các nước Đông Nam Á nên cẩn trọng và khước từ Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc.
Trong bài bình luận trên trang mạng The Diplomat hôm 5/9, nhà phân tích quân sự James R. Holmes, giáo sư ngành chiến lược của Đại học Hải quân Mỹ, nhấn mạnh bộ quy tắc ứng xử duy nhất đáng phải có là một bộ quy tắc mà qua đó Trung Quốc chịu từ bỏ bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn và các tuyên bố giành chủ quyền ở Biển Đông.
Vẫn theo giáo sư Holmes, bộ quy tắc cần có phải là một văn kiện thể hiện lời nói và việc làm của Bắc Kinh song hành với nhau bằng cách rút khỏi các địa điểm đã xâm phạm vào các khu đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, thôi cấm cản các hoạt động của hải quân của nước ngoài trong khu vực bản đồ lưỡi bò do chính Trung Quốc vẽ ra, cũng như nhất trí rằng mục đích của bất kỳ một bộ quy tắc ứng xử nào ở Biển Đông cũng phải kể đến Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
Chuyên gia nghiên cứu về chiến lược biển của Trung Quốc, Ấn Độ, và lịch sử ngoại giao quân sự của Hoa Kỳ, James Holmes, cho rằng ưng thuận một bộ quy tắc ứng xử thiếu cân nhắc các yếu tố này, các nước ASEAN sẽ phải chấp nhận thực trạng hiện nay bao gồm cả việc Trung Quốc chiếm giữ các khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác như trường hợp bãi cạn Scarborough và bãi đá Mischief của Philippines chẳng hạn.
Giáo sư Holmes cảnh báo với một bộ quy tắc không kèm theo những điều kiện như ông nêu ra sẽ giúp bảo đảm cho Trung Quốc có thể giữ được những gì họ đã thâu tóm được với chính sách lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay.
Nhà phân tích quân sự của Mỹ khuyến cáo các nước Đông Nam Á hãy hết sức đề phòng nếu không muốn phải trả giá dài dài trong tương lai.
Nguồn: The Diplomat
Trong bài bình luận trên trang mạng The Diplomat hôm 5/9, nhà phân tích quân sự James R. Holmes, giáo sư ngành chiến lược của Đại học Hải quân Mỹ, nhấn mạnh bộ quy tắc ứng xử duy nhất đáng phải có là một bộ quy tắc mà qua đó Trung Quốc chịu từ bỏ bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn và các tuyên bố giành chủ quyền ở Biển Đông.
Vẫn theo giáo sư Holmes, bộ quy tắc cần có phải là một văn kiện thể hiện lời nói và việc làm của Bắc Kinh song hành với nhau bằng cách rút khỏi các địa điểm đã xâm phạm vào các khu đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, thôi cấm cản các hoạt động của hải quân của nước ngoài trong khu vực bản đồ lưỡi bò do chính Trung Quốc vẽ ra, cũng như nhất trí rằng mục đích của bất kỳ một bộ quy tắc ứng xử nào ở Biển Đông cũng phải kể đến Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.
Chuyên gia nghiên cứu về chiến lược biển của Trung Quốc, Ấn Độ, và lịch sử ngoại giao quân sự của Hoa Kỳ, James Holmes, cho rằng ưng thuận một bộ quy tắc ứng xử thiếu cân nhắc các yếu tố này, các nước ASEAN sẽ phải chấp nhận thực trạng hiện nay bao gồm cả việc Trung Quốc chiếm giữ các khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác như trường hợp bãi cạn Scarborough và bãi đá Mischief của Philippines chẳng hạn.
Giáo sư Holmes cảnh báo với một bộ quy tắc không kèm theo những điều kiện như ông nêu ra sẽ giúp bảo đảm cho Trung Quốc có thể giữ được những gì họ đã thâu tóm được với chính sách lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay.
Nhà phân tích quân sự của Mỹ khuyến cáo các nước Đông Nam Á hãy hết sức đề phòng nếu không muốn phải trả giá dài dài trong tương lai.
Nguồn: The Diplomat