Vào lúc các nước ASEAN cố gắng có một tiếng nói chung khi đàm phán với Trung Quốc về bộ Quy tác Ứng xử ở Biển Đông (COC) Trung Quốc tỏ ra không mấy vội vã để có bộ quy tắc này.
Thái độ này của Trung Quốc tương phản với thái độ các nước ASEAN muốn mau chóng có được bộ quy tắc này.
.
Trước ngày họp giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng này, lập trường của Trung Quốc đang trình bày trên báo chí nhà nước được nhiều người cho là một chiến thuật trì hoãn.
Ông Tô Hiểu Huy, Phó ban Chiến lược Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc giải thích với VOA:
“Phía Trung Quốc đã nhận ra rằng họ có một số hiểu biết khác với các phía liên hệ, trong đó có ASEAN, về vấn đề COC ở Biển Đông. Trước tiên, Trung Quốc muốn COC Biển Đông có một khung cảnh tương đối tốt cho việc thảo luận và đàm phán các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong tương lai. Đây là lập trường cơ bản của Trung Quốc. Trong khi đó, các bên khác xem COC Biển Đông thực sự là một cách giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Đây là sự khác biệt về tư duy. Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi đạt một thỏa thuận về quy tắc ứng xử, tất cả các bên liên quan sẽ tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn, do đó tạo ra một mối quan hệ khu vực tốt, giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua đàm phán song phương.”
Ông La Viên, một học giả quân sự có lập trường diều hâu quen thuộc nói Hoa Kỳ có định kiến và gọi Philippines là “kẻ gây rối”:
“Philippines định dùng phương tiện quân sự để giải quyết vấn đề Biển Đông. Chuyện này đơn giản là bất khả. Philippines không thể thay đổi cán cân lực lượng với Trung Quốc, cho dù Philippines có mua bao nhiêu vũ khí đi chăng nữa. Chúng tôi hy vọng Philippines sẽ đi cùng một hướng với Trung Quốc và hợp tác để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán.”
Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông.
Thái độ này của Trung Quốc tương phản với thái độ các nước ASEAN muốn mau chóng có được bộ quy tắc này.
.
Trước ngày họp giữa các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng này, lập trường của Trung Quốc đang trình bày trên báo chí nhà nước được nhiều người cho là một chiến thuật trì hoãn.
Ông Tô Hiểu Huy, Phó ban Chiến lược Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc giải thích với VOA:
“Phía Trung Quốc đã nhận ra rằng họ có một số hiểu biết khác với các phía liên hệ, trong đó có ASEAN, về vấn đề COC ở Biển Đông. Trước tiên, Trung Quốc muốn COC Biển Đông có một khung cảnh tương đối tốt cho việc thảo luận và đàm phán các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong tương lai. Đây là lập trường cơ bản của Trung Quốc. Trong khi đó, các bên khác xem COC Biển Đông thực sự là một cách giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông. Đây là sự khác biệt về tư duy. Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi đạt một thỏa thuận về quy tắc ứng xử, tất cả các bên liên quan sẽ tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn, do đó tạo ra một mối quan hệ khu vực tốt, giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua đàm phán song phương.”
Ông La Viên, một học giả quân sự có lập trường diều hâu quen thuộc nói Hoa Kỳ có định kiến và gọi Philippines là “kẻ gây rối”:
“Philippines định dùng phương tiện quân sự để giải quyết vấn đề Biển Đông. Chuyện này đơn giản là bất khả. Philippines không thể thay đổi cán cân lực lượng với Trung Quốc, cho dù Philippines có mua bao nhiêu vũ khí đi chăng nữa. Chúng tôi hy vọng Philippines sẽ đi cùng một hướng với Trung Quốc và hợp tác để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình thông qua đàm phán.”
Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố trung lập trong tranh chấp Biển Đông.