CAIRO —
Trong tuần này, Ai Cập cùng với các nước khác tại Trung Đông tăng cường công cuộc chủng ngừa bệnh bại liệt. Động thái này diễn ra vào lúc bệnh bại liệt bùng phát tại Syria đe dọa sự trở lại của căn bệnh hầu như đã được xoá sổ từ lâu. Từ Cairo thông tín viên Đài VOA Elizabeth Arrott gửi về bài tường trình như sau.
Ai Cập bắt đầu vòng chủng ngừa mới chống bệnh bại liệt, một trong số các nỗ lực toàn quốc ở các nước Trung Đông sau khi bệnh bại liệt phát tác trở lại tại Syria bị chiến tranh tàn phá.
Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc Philippe Duamelle tại Cairo nói “Virút không cần visa để vượt qua biên giới.”
“Bệnh bại liệt trở lại vùng này. Đây là một tin khủng khiếp đối với mọi người.”
Tại Cairo, các bậc cha mẹ lo âu mang con đến các bệnh xá của bộ y tế, vào lúc dịch bệnh bùng phát tại Syria dẫn đến một chiến dịch chính ngừa khẩn cấp tại Ai Cập. Ông Ahmed Fathi đứng xếp hàng tại một trung tâm ở mạn nam thủ đô ngay sau lúc chiến dịch bắt đầu.
Ông nói cũng như nhiều người khác ông rất lo ngại và đó là lý do tại sao ông mang con đến ngày đầu tiên. Ông muốn đảm bảo là không có chuyện như thế xảy ra tại Ai Cập.
Ai Cập có một chương trình chủng ngừa vững mạnh, và đã tuyên bố không có bệnh bại liệt vào năm 2006. Nhưng tại Syria, gần 3 năm chiến tranh đã làm gián đoạn những nỗ lực chủng ngừa, và sau 14 năm không có báo cáo về trường hợp bệnh bại liệt nào, bệnh này đã trở lại.
Chính phủ Syria cùng với những tổ chức y tế thế giới, đang làm việc để thiết lập những hành lang an toàn giúp cho các nhân viên y tế có thể tiếp xúc với trẻ em cần chủng ngừa gồm nhiều giai đoạn.
Những chiến dịch ồ ạt cũng đang được tiến hành tại Libăng, cùng với Ai Cập, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ là những nơi có những trung tâm tạm trú lớn của người tị nạn Syria. Ông Duamelle thuộc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc nói tất cả trẻ em trong vùng dưới 5 tuổi cần phải được chủng ngừa.
Nhưng vấn đề không phải chỉ là vụ bộc phát bệnh bại liệt tại Syria. Năm ngoái tại Ai Cập, chủng virút gây bệnh tại Syria cũng được phát hiện trong các cống rãnh tại Cairo.
Bộ trưởng Y tế Ai Cập Maha el Rabat, đi thăm nhiều bệnh xá khác nhau tại Cairo lên tiếng ủng hộ, cho rằng virút bệnh bại liệt đã đến nước này bằng nhiều cách.
Bà bộ trưởng nói rằng vì có rất nhiều người ra vào Ai Cập và còn có cả người tị nạn cũng như người dân của chúng tôi đi đến các nước khác và trở về do đó virút này đã được phát hiện.
Chủng virút phát xuất từ Pakistan, là một trong 3 quốc gia duy nhất trên thế giới bệnh bại liệt vẫn còn là một dịch bệnh. Hai nước kia là Afghanistan và Nigeria.
Một số lãnh tụ tôn giáo và các nhà lãnh đạo khác ở các nước này loan tin đồn việc chủng ngừa là một âm mưu của các cường quốc phương Tây nhằm làm hại và ngay cả triệt sản trẻ em Hồi Giáo đã khiến cho cha mẹ không chủng ngừa cho các con. Ông Duamelle thuộc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc nói giả thuyết về âm mưu này gây nhiều tai hại.
“Điều này hoàn toàn không đúng. Những chiến dịch chủng ngừa trên toàn thế giới được tổ chức để cứu tính mạng trẻ em.”
Nhưng trong số những người Hồi giáo bảo thủ tại Ai Cập, những nghi ngờ như vậy cũng bị bác bỏ.
Bà Hanna Ramadan mặc áo choàng trùm toàn thân, mang con đến một bệnh xá nằm trên một ngọn đồi tại Cairo, bày tỏ sự tin tưởng vào những nỗ lực ngăn chặn căn bệnh này. Bà nói bộ y tế rất cẩn thận về những chuyện như thế.
Chiến dịch do các tổ chức công và tư phát động, gồm có Tổ chức Y tế Thế giới và Rotary Quốc tế nhằm cung cấp 13 triệu liều thuộc chủng ngừa tại Ai Cập.
Ai Cập bắt đầu vòng chủng ngừa mới chống bệnh bại liệt, một trong số các nỗ lực toàn quốc ở các nước Trung Đông sau khi bệnh bại liệt phát tác trở lại tại Syria bị chiến tranh tàn phá.
Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc Philippe Duamelle tại Cairo nói “Virút không cần visa để vượt qua biên giới.”
“Bệnh bại liệt trở lại vùng này. Đây là một tin khủng khiếp đối với mọi người.”
Tại Cairo, các bậc cha mẹ lo âu mang con đến các bệnh xá của bộ y tế, vào lúc dịch bệnh bùng phát tại Syria dẫn đến một chiến dịch chính ngừa khẩn cấp tại Ai Cập. Ông Ahmed Fathi đứng xếp hàng tại một trung tâm ở mạn nam thủ đô ngay sau lúc chiến dịch bắt đầu.
Ông nói cũng như nhiều người khác ông rất lo ngại và đó là lý do tại sao ông mang con đến ngày đầu tiên. Ông muốn đảm bảo là không có chuyện như thế xảy ra tại Ai Cập.
Ai Cập có một chương trình chủng ngừa vững mạnh, và đã tuyên bố không có bệnh bại liệt vào năm 2006. Nhưng tại Syria, gần 3 năm chiến tranh đã làm gián đoạn những nỗ lực chủng ngừa, và sau 14 năm không có báo cáo về trường hợp bệnh bại liệt nào, bệnh này đã trở lại.
Chính phủ Syria cùng với những tổ chức y tế thế giới, đang làm việc để thiết lập những hành lang an toàn giúp cho các nhân viên y tế có thể tiếp xúc với trẻ em cần chủng ngừa gồm nhiều giai đoạn.
Những chiến dịch ồ ạt cũng đang được tiến hành tại Libăng, cùng với Ai Cập, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ là những nơi có những trung tâm tạm trú lớn của người tị nạn Syria. Ông Duamelle thuộc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc nói tất cả trẻ em trong vùng dưới 5 tuổi cần phải được chủng ngừa.
Nhưng vấn đề không phải chỉ là vụ bộc phát bệnh bại liệt tại Syria. Năm ngoái tại Ai Cập, chủng virút gây bệnh tại Syria cũng được phát hiện trong các cống rãnh tại Cairo.
Bộ trưởng Y tế Ai Cập Maha el Rabat, đi thăm nhiều bệnh xá khác nhau tại Cairo lên tiếng ủng hộ, cho rằng virút bệnh bại liệt đã đến nước này bằng nhiều cách.
Bà bộ trưởng nói rằng vì có rất nhiều người ra vào Ai Cập và còn có cả người tị nạn cũng như người dân của chúng tôi đi đến các nước khác và trở về do đó virút này đã được phát hiện.
Chủng virút phát xuất từ Pakistan, là một trong 3 quốc gia duy nhất trên thế giới bệnh bại liệt vẫn còn là một dịch bệnh. Hai nước kia là Afghanistan và Nigeria.
Một số lãnh tụ tôn giáo và các nhà lãnh đạo khác ở các nước này loan tin đồn việc chủng ngừa là một âm mưu của các cường quốc phương Tây nhằm làm hại và ngay cả triệt sản trẻ em Hồi Giáo đã khiến cho cha mẹ không chủng ngừa cho các con. Ông Duamelle thuộc Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc nói giả thuyết về âm mưu này gây nhiều tai hại.
“Điều này hoàn toàn không đúng. Những chiến dịch chủng ngừa trên toàn thế giới được tổ chức để cứu tính mạng trẻ em.”
Nhưng trong số những người Hồi giáo bảo thủ tại Ai Cập, những nghi ngờ như vậy cũng bị bác bỏ.
Bà Hanna Ramadan mặc áo choàng trùm toàn thân, mang con đến một bệnh xá nằm trên một ngọn đồi tại Cairo, bày tỏ sự tin tưởng vào những nỗ lực ngăn chặn căn bệnh này. Bà nói bộ y tế rất cẩn thận về những chuyện như thế.
Chiến dịch do các tổ chức công và tư phát động, gồm có Tổ chức Y tế Thế giới và Rotary Quốc tế nhằm cung cấp 13 triệu liều thuộc chủng ngừa tại Ai Cập.