CAIRO, AI CẬP —
Một phái đoàn cấp cao của Nga đến Ai Cập hôm nay trong chuyến thăm cho thấy có thể có sự chuyển biến trong các liên minh vào lúc căng thẳng giữa Ai Cập với Hoa Kỳ đang gia tăng. Nhưng một số chuyên gia tin rằng nếu Ai Cập mở rộng quan hệ với nước ngoài, thì sự kiện này sẽ đem lại lợi ích cho tất cả những bên có liên quan.
Sứ mạng của Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu của Nga ở Cairo là để tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh.
Chuyến thăm diễn ra vào lúc bang giao giữa Ai Cập và đồng minh lâu đời là Hoa Kỳ dường như đang ở ngã ba đường, với sự kiện Washington cắt đứt viện trợ sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Triển vọng Ai Cập chuyển quan hệ đồng minh đã gợi lại ký ức về cao điểm trong quan hệ giữa Moscow và Cairo.
Liên minh thời Chiến tranh Lạnh đã đem lại cho Ai Cập một sự tổng hợp ồ ạt về chiến cụ, cải tiến cơ sở hạ tầng, và Ðập Aswan, một bước nhảy vọt đối với quốc gia trước đây thèm khát năng lượng.
Nhưng vào thập niên 1970, trong cảnh nợ nần và một cuộc vận động hòa bình của Hoa Kỳ về quan hệ với Israel, Ai Cập đã xoay chiều.
Bang giao mới với Moscow diễn ra vào lúc nhiều người Ai Cập, trong một đợt sóng chủ nghĩa dân tộc mới, đang khó chịu vì bị coi là đối tác đàn em tội lỗi của Washington. Bà Mai Wahba, phát ngôn viên của tổ chức tranh đấu Tamarod, nói rằng không phải chỉ có Nga mà cả Trung Quốc và những nước khác đều có thể là các nước đồng minh.
Bà Wahba nói Ai Cập sẽ không ngả về bên này hay bên kia, mà “bất cứ ai tôn trọng ý muốn của quốc gia Ai Cập đều được chúng tôi tôn trọng.”
Nhưng sự rạn nứt với Hoa Kỳ có thể là giả dối. Washington vẫn tiếp tục hợp tác trong các lãnh vực chủ chốt, như chống khủng bố, và an ninh trên bán đảo Sinai.
Hơn nữa, theo chuyên gia phân tích chính trị Hisham Kassem, tin đồn về các thương vụ vũ khí hàng tỷ đôla với Nga là vô lý trong một nuớc vốn đã có nhiều vũ khí hơn nhu cầu của mình.
Ông Kassem nói: “Nếu một thương vụ như thế trôi chảđôny, và tôi chắc chắn là không có, thì sẽ có nghĩa là vũ khí trong các kho chứa. Không có ích lợi gì cho họ cả.”
Ông Kassem cũng bác bỏ tin nói về một căn cứ biển của Nga ở Ai Cập, trong trường hợp Moscow mất đi cảng duy nhất ở Ðịa Trung Hải tại Syria bị chiến tranh tàn phá. Ông nhận thấy rằng ngay cả người Mỹ cũng không có khả năng đạt được một thương vụ như thế.
Các giới chức Ai Cập cũng đang hạ giảm tầm quan trọng của mọi liên kết chiến lược. Ngoại trưởng Nabil Fahmy nhận định:
“Tôi thấy quan hệ với Nga mở rộng đang kể, và được bành trướng bằng mọi cách. Nhưng tôi không thấy họ là một sự chọn lựa so với bất cứ ai khác.”
Và một số người cho rằng đó là một điều tốt. Sau đây là ý kiến của ông Kassem:
“Ðiều đó có thể rất có ích cho tất cả mọi người, kể cả Hoa Kỳ, nếu như Ai Cập đóng vai trò của mình trong ngoại giao trở lại. Một tình huống như vụ khủng hoảng ở Syria có thể sẽ được xử lý tốt hơn nhiều, thay vì nhận thấy mình là không xứng hợp và không có khả năng đóng góp bằng bất cứ cách nào.”
Ông Kassem tin rằng một nước Ai Cập với các quan hệ khu vực và quốc tế rộng lớn hơn sẽ giúp nước này lấy lại vị thế của mình như một nước đóng vai trò quan trọng và hữu ích trong khu vực.
Sứ mạng của Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu của Nga ở Cairo là để tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và an ninh.
Chuyến thăm diễn ra vào lúc bang giao giữa Ai Cập và đồng minh lâu đời là Hoa Kỳ dường như đang ở ngã ba đường, với sự kiện Washington cắt đứt viện trợ sau khi quân đội lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi.
Triển vọng Ai Cập chuyển quan hệ đồng minh đã gợi lại ký ức về cao điểm trong quan hệ giữa Moscow và Cairo.
Liên minh thời Chiến tranh Lạnh đã đem lại cho Ai Cập một sự tổng hợp ồ ạt về chiến cụ, cải tiến cơ sở hạ tầng, và Ðập Aswan, một bước nhảy vọt đối với quốc gia trước đây thèm khát năng lượng.
Nhưng vào thập niên 1970, trong cảnh nợ nần và một cuộc vận động hòa bình của Hoa Kỳ về quan hệ với Israel, Ai Cập đã xoay chiều.
Bang giao mới với Moscow diễn ra vào lúc nhiều người Ai Cập, trong một đợt sóng chủ nghĩa dân tộc mới, đang khó chịu vì bị coi là đối tác đàn em tội lỗi của Washington. Bà Mai Wahba, phát ngôn viên của tổ chức tranh đấu Tamarod, nói rằng không phải chỉ có Nga mà cả Trung Quốc và những nước khác đều có thể là các nước đồng minh.
Bà Wahba nói Ai Cập sẽ không ngả về bên này hay bên kia, mà “bất cứ ai tôn trọng ý muốn của quốc gia Ai Cập đều được chúng tôi tôn trọng.”
Nhưng sự rạn nứt với Hoa Kỳ có thể là giả dối. Washington vẫn tiếp tục hợp tác trong các lãnh vực chủ chốt, như chống khủng bố, và an ninh trên bán đảo Sinai.
Hơn nữa, theo chuyên gia phân tích chính trị Hisham Kassem, tin đồn về các thương vụ vũ khí hàng tỷ đôla với Nga là vô lý trong một nuớc vốn đã có nhiều vũ khí hơn nhu cầu của mình.
Ông Kassem nói: “Nếu một thương vụ như thế trôi chảđôny, và tôi chắc chắn là không có, thì sẽ có nghĩa là vũ khí trong các kho chứa. Không có ích lợi gì cho họ cả.”
Ông Kassem cũng bác bỏ tin nói về một căn cứ biển của Nga ở Ai Cập, trong trường hợp Moscow mất đi cảng duy nhất ở Ðịa Trung Hải tại Syria bị chiến tranh tàn phá. Ông nhận thấy rằng ngay cả người Mỹ cũng không có khả năng đạt được một thương vụ như thế.
Các giới chức Ai Cập cũng đang hạ giảm tầm quan trọng của mọi liên kết chiến lược. Ngoại trưởng Nabil Fahmy nhận định:
“Tôi thấy quan hệ với Nga mở rộng đang kể, và được bành trướng bằng mọi cách. Nhưng tôi không thấy họ là một sự chọn lựa so với bất cứ ai khác.”
Và một số người cho rằng đó là một điều tốt. Sau đây là ý kiến của ông Kassem:
“Ðiều đó có thể rất có ích cho tất cả mọi người, kể cả Hoa Kỳ, nếu như Ai Cập đóng vai trò của mình trong ngoại giao trở lại. Một tình huống như vụ khủng hoảng ở Syria có thể sẽ được xử lý tốt hơn nhiều, thay vì nhận thấy mình là không xứng hợp và không có khả năng đóng góp bằng bất cứ cách nào.”
Ông Kassem tin rằng một nước Ai Cập với các quan hệ khu vực và quốc tế rộng lớn hơn sẽ giúp nước này lấy lại vị thế của mình như một nước đóng vai trò quan trọng và hữu ích trong khu vực.