Trong khi các nhà thương thuyết Iran và Tây phương tiến gần hơn đến một thỏa thuận hạn chế khả năng hạt nhân của Iran, vẫn còn các vấn đề then chốt cần phải giải quyết.
Dường như hồi đầu tháng 11 một thỏa thuận đã nằm trong tầm tay sau khi các nhà ngoại giao Tây phương, trong đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bay tới Geneva để gặp các giới chức Iran.
Các cuộc thương nghị nay dự trù sẽ tiếp tục vào ngày 20 tháng 11 ở Geneva. Các giới chức Iran và Tây phương đã tỏ ý cho thấy sắp đạt được một khung sườn hạn chế khả năng chế tạo một vũ khí hạt nhân của Iran.
Từ nhiều năm, cộng đồng quốc tế đã tìm cách thuyết phục Iran chấm dứt chương trình tinh chế uranium – nhưng không đạt được mấy kết quả. Uranium tinh chế ở độ thấp có thể được dùng cho các nhà máy điện hạt nhân dân sự, nhưng uranium tinh chế ở độ cao là một phần thiết yếu của một quả bom hạt nhân.
Vấn đề then chốt là tinh chế uranium
Ông Jim Walsh, chuyên gia về Iran của Viện Kỹ thuật Massachusetts, nói rằng cốt lõi của thỏa thuận là vấn đề tinh chế uranium.
Ông Walsh giải thích: “Không ai muốn Iran có sẵn một đống uranium được tinh chế ở mức 20% mà sau đó có thể mau chóng biến cải, và tinh chế thêm thành uranium có thể chế tạo bom. Vì thế nếu Iran không sản xuất thêm uranium tinh chế ở mức 20% và nếu họ phế thải khối lượng đã sản xuất rồi thì đó là một thắng lới lớn về cấm phổ biến hạt nhân.”
Ông Daryl Kimball, người đứng đầu Hội Kiểm soát Vũ khí, một công ty nghiên cứu tư nhân, nói việc tinh chế ở mức 20% đem lại cho Iran chất lượng cho lò phản ứng cao hơn mức bình thường nhưng không hẳn chất lượng có thể chế tạo vũ khí.
Ông Kimball nói: “Các quốc gia Tây phương cũng muốn ngăn chặn việc đưa thêm các máy ly tâm vào hai cơ sở tinh chế chính là Natanz và Fordow. Họ cũng muốn phế thải hay gửi ra khỏi nuớc chất liệu đã tinh chế ở mức 20% hiện có, cũng như có thể là một số uranium tinh chế ở mức thấp mà Iran đã tích lũy.”
Cảnh báo về sản xuất Plutonium
Ông Joel Rubin, chuyên gia về Iran của Quỹ Ploughshares, một hội chuyên về chính sách vũ khí hạt nhân, nói rằng một yêu sách khác của phương Tây là Iran phải ngưng xây dựng cơ sở sản xuất plutonium Arak. Plutonium là một thành tố chủ chốt của một vũ khí hạt nhân.
Ông Rubin phân tích: “Một cơ sở plutonium nằm trên mặt đất, khác với các cơ sở tinh chế uranium này. Do đó dễ theo dõi hơn và sẽ đòi hỏi một cơ sở tái chế biến chưa được xây dựng.”
Ông nói tiếp: “Và người ta ước đoán là cơ sở này sẽ không được hoàn tất mãi đến sớm nhất là một thời điểm nào đó trong năm 2014 và sau đó việc tái chế biến sẽ phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Nhưng đó là một mối quan ngại - vấn đề là vì sao Iran cần đến một cơ sở plutonium?
Cần phải có sự nới lỏng chế tài
Về phần mình, Iran đang trông đợi được nới lỏng đáng kể về các biện pháp chế tài quốc tế đang gây tê liệt kinh tế và khu vực tài chính, đẩy mạnh tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.
Ông Daryl Kimball thuộc Hội Kiểm soát Vũ khí nói các quốc gia Tây phương, nhóm gọi là P5 Cộng 1 sẵn sàng nới lỏng một vài biện pháp chế tài chừng nào Iran hoàn thành nghĩa vụ về phía mình.
Ông Kimball nói: “Nhóm P5 Cộng 1 được cho là đã đề nghị nới lỏng các biện pháp chế tài có liên quan đến việc mua bán bộ phận máy bay, linh kiện xe ô-tô, mua bán vàng và kim khí quý. Và nhóm P5 Cộng 1 cũng có thể cứu xét việc khai phóng các tài sản bị phong tỏa của Iran ở các ngân hàng trên khắp thế giới, các tài sản có được nhờ mua bán dầu trong nhiều năm qua.”
Ông Kimball giải thích: “Con số này tổng cộng lên tới hàng chục tỷ đôla và nhóm P5 Cộng 1 có thể dần dà khai phóng một số các ngân khoản trong khi Iran tiến hành các bước cụ thể hạn chế các chương trình của họ.”
Dường như hồi đầu tháng 11 một thỏa thuận đã nằm trong tầm tay sau khi các nhà ngoại giao Tây phương, trong đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bay tới Geneva để gặp các giới chức Iran.
Các cuộc thương nghị nay dự trù sẽ tiếp tục vào ngày 20 tháng 11 ở Geneva. Các giới chức Iran và Tây phương đã tỏ ý cho thấy sắp đạt được một khung sườn hạn chế khả năng chế tạo một vũ khí hạt nhân của Iran.
Từ nhiều năm, cộng đồng quốc tế đã tìm cách thuyết phục Iran chấm dứt chương trình tinh chế uranium – nhưng không đạt được mấy kết quả. Uranium tinh chế ở độ thấp có thể được dùng cho các nhà máy điện hạt nhân dân sự, nhưng uranium tinh chế ở độ cao là một phần thiết yếu của một quả bom hạt nhân.
Vấn đề then chốt là tinh chế uranium
Ông Jim Walsh, chuyên gia về Iran của Viện Kỹ thuật Massachusetts, nói rằng cốt lõi của thỏa thuận là vấn đề tinh chế uranium.
Ông Walsh giải thích: “Không ai muốn Iran có sẵn một đống uranium được tinh chế ở mức 20% mà sau đó có thể mau chóng biến cải, và tinh chế thêm thành uranium có thể chế tạo bom. Vì thế nếu Iran không sản xuất thêm uranium tinh chế ở mức 20% và nếu họ phế thải khối lượng đã sản xuất rồi thì đó là một thắng lới lớn về cấm phổ biến hạt nhân.”
Ông Daryl Kimball, người đứng đầu Hội Kiểm soát Vũ khí, một công ty nghiên cứu tư nhân, nói việc tinh chế ở mức 20% đem lại cho Iran chất lượng cho lò phản ứng cao hơn mức bình thường nhưng không hẳn chất lượng có thể chế tạo vũ khí.
Ông Kimball nói: “Các quốc gia Tây phương cũng muốn ngăn chặn việc đưa thêm các máy ly tâm vào hai cơ sở tinh chế chính là Natanz và Fordow. Họ cũng muốn phế thải hay gửi ra khỏi nuớc chất liệu đã tinh chế ở mức 20% hiện có, cũng như có thể là một số uranium tinh chế ở mức thấp mà Iran đã tích lũy.”
Cảnh báo về sản xuất Plutonium
Ông Joel Rubin, chuyên gia về Iran của Quỹ Ploughshares, một hội chuyên về chính sách vũ khí hạt nhân, nói rằng một yêu sách khác của phương Tây là Iran phải ngưng xây dựng cơ sở sản xuất plutonium Arak. Plutonium là một thành tố chủ chốt của một vũ khí hạt nhân.
Ông Rubin phân tích: “Một cơ sở plutonium nằm trên mặt đất, khác với các cơ sở tinh chế uranium này. Do đó dễ theo dõi hơn và sẽ đòi hỏi một cơ sở tái chế biến chưa được xây dựng.”
Ông nói tiếp: “Và người ta ước đoán là cơ sở này sẽ không được hoàn tất mãi đến sớm nhất là một thời điểm nào đó trong năm 2014 và sau đó việc tái chế biến sẽ phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Nhưng đó là một mối quan ngại - vấn đề là vì sao Iran cần đến một cơ sở plutonium?
Cần phải có sự nới lỏng chế tài
Về phần mình, Iran đang trông đợi được nới lỏng đáng kể về các biện pháp chế tài quốc tế đang gây tê liệt kinh tế và khu vực tài chính, đẩy mạnh tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.
Ông Daryl Kimball thuộc Hội Kiểm soát Vũ khí nói các quốc gia Tây phương, nhóm gọi là P5 Cộng 1 sẵn sàng nới lỏng một vài biện pháp chế tài chừng nào Iran hoàn thành nghĩa vụ về phía mình.
Ông Kimball nói: “Nhóm P5 Cộng 1 được cho là đã đề nghị nới lỏng các biện pháp chế tài có liên quan đến việc mua bán bộ phận máy bay, linh kiện xe ô-tô, mua bán vàng và kim khí quý. Và nhóm P5 Cộng 1 cũng có thể cứu xét việc khai phóng các tài sản bị phong tỏa của Iran ở các ngân hàng trên khắp thế giới, các tài sản có được nhờ mua bán dầu trong nhiều năm qua.”
Ông Kimball giải thích: “Con số này tổng cộng lên tới hàng chục tỷ đôla và nhóm P5 Cộng 1 có thể dần dà khai phóng một số các ngân khoản trong khi Iran tiến hành các bước cụ thể hạn chế các chương trình của họ.”