Trong lúc đại diện các nước tiếp tục các cuộc thương thuyết về khí hậu biến đổi tại Copenhagen, đồng thời họ cũng chú ý tới Brussels, một thủ đô khác taị Châu Âu, nơi giới lãnh đạo Châu Âu họp với nhau vào thứ Năm và thứ Sáu để củng cố chính sách của họ về vấn đề tăng nhiệt toàn cầu. Từ Paris, thông tín viên Lisa Bryant của VOA gửi về bài trình tường sau đây.
Cuộc họp thượng đỉnh vào dịp cuối năm của các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU) dự kiến sẽ đề cập đến một số vấn đề, kể cả việc giám sát các hoạt động ngân hàng quốc tế và vấn đề Afghanistan. Tuy nhiên đứng đầu nghị trình vẫn là vấn đề khí hậu biến đổi.
Theo dự kiến, các nguyên thủ EU sẽ đồng ý về khoản tiền viện trợ ngắn hạn dành cho các nước đang phát triển để đối phó với vấn đề khí hậu. Ủy Ban Châu Âu, tức là cơ chế hành pháp của EU, đã kêu gọi khối Châu Âu dành ra 3 triệu đô la mỗi năm để viện trợ, trong khoảng thời gian giữa 2010 và 2012. Cho đến nay, Anh và Thụy Điển đã loan báo những cam kết giúp đỡ tự nguyện ngắn hạn. Phần đông các nước thành viên khác chưa làm điều đó.
Ông Jason Anderson, người đảm trách chính sách về khí hậu và năng lượng EU thuộc nhóm bảo vệ sinh vật hoang dã thế giới WWF, cho rằng điều quan trọng là những cam kết sẽ đem lại những ngân khoản mới, thay vì chỉ hoán đổi, sắp xếp lại số viện trợ có sẵn. Ông còn nói Châu Âu nên đồng ý về việc trợ giúp lâu dài cho những nước nghèo.
Ông Anderson cho biết: "Nói về dài hạn, tôi cho rằng họ cần nêu lên một tầm mức và sẵn sàng đưa ra một con số cụ thể về phần đóng góp hợp lý của Châu Âu trong tầm mức đó, trong khi công nhận vẫn còn có thể thương thảo, cho nên con số đó không nhất thiết phải là con số chung cuộc, nhưng nó phải phù hợp với tầm mức toàn diện."
Cho đến nay, các lãnh đạo Châu Âu đã đồng ý về con số tổng quát 150 tỉ viện trợ toàn cầu cần có, nhưng họ chưa xác định phần đóng góp của họ vào số viện trợ này.
Các nhóm môi trường cũng ủng hộ lời kêu gọi của Anh đề nghị EU cắt khí thải carbon 30% từ nay đến năm 2020, thay vì 20% như họ đã đồng ý.
Ông Anderson nói: "Có một số nghiên cứu cho thấy việc Châu Âu tiến tới cắt 30% như vừa kể sẽ mang lợi ích về kinh tế cho họ, kể cả những nước chưa tham gia sẽ không được lợi như vậy, cho dù sau này họ sẽ tham gia. Lý do là, mỗi khi cắt giảm khí thải, chúng ta sẽ đặt ra những phương sách sử dụng ít năng lượng hơn; năng lượng thì tốn kém, cho nên trên thực tế, làm như vậy giúp chúng ta tiết kiệm được tiền bạc."
Tuy nhiên, các lãnh đạo doanh nghiệp, cùng với một số thành viên như Ba Lan và Ý, cực lực chống lại việc cắt giảm khí thải nhiều hơn, họ lý giải rằng điều đó sẽ tác hại đến các nền kinh tế Châu Âu đang chậm chạp thoát ra khỏi cơn khủng hoảng tài chánh.
<!-- IMAGE -->
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1