Những tổ chức nhân quyền cho hay hàng chục ngàn người Bắc Triều Tiên phải sống trong các trại lao động cưỡng bách để chịu cải tạo chính trị. Trong những trại tù này những cảnh tra tấn, đói khát, bệnh tật là những chuyện rất bình thường. Những người dân Bắc Triều Tiên đào thốt sang tỵ nạn ở Nam Triều Tiên cho biết có khi cả nhà phải vào tù chỉ vì lỡ ngân nga một bài hát phổ thông của Nam Tiều Tiên. Giờ đây một cuốn phim mới đang đem những câu chuyện của người dân Bắc Triều Tiên trốn thốt khỏi những trại tù như vậy lên màn ảnh. Mời quí vị theo dõi bài tường thuật của thơng tín viên Kurt Achin của đài VOA sau đây.
Sống trong xứ sở cộng sản Bắc Triều Tiên thì suốt ngày người dân sẽ nghe những lời ca ngợi lãnh đạo, đại để như:
"Không ai trên thế giới lại từng tận tụy cả đời cho chính nghĩa của nhân dân trong quá nhiều năm và phải kinh qua khơng biết bao nhiêu gian khổ như lãnh tụ của chúng ta đã từng làm…"
Những lời tuyên truyền của Bắc triều Tiên được thuật lại trong một cuốn phim mới nêu bật những hành động tàn ác vi phạm nhân quyền tại quốc gia này.
Cuốn phim Kimjongilia nhắm giới thiệu với khán giả tồn cầu những câu chuyện của những người dân Bắc Triều Tiên đã thực sự phải chịu nhận những hình phạt dã man trong các trại lao động cải tạo trước khi trốn thốt ra khỏi quê hương của họ.
Một người trong câu chuyện kể lại rằng "tôi bị treo ngược trong suốt 14 tiếng đồng hồ, chúng tôi không biết là lúc nào sẽ bị đánh đập. Chúng tôi sống trong sợ hãi triền miên."
Kimjongilia là tên tiếng Anh của một lòai hoa lai giống mà Bắc Triều Tiên lấy tên của lãnh tụ của họ mà đặt cho nó. Bình Nhưỡng nói rằng lòai hoa này là biểu tượng cho "hòa bình, lòng yêu thương, công lý và sự khôn ngoan" của chính lãnh tụ Kim Jong Il cũng như của thân phụ ông, ông Kim Il Sung.
Đạo diễn phim Kimjongilia, bà Nancy Heikin cho biết sự chọn lựa tựa đề cuốn phim cũng mang tính cách mỉa mai trớ trêu như việc bà sử dụng những hình ảnh của Bắc Triều Tiên. Bà nói: "thực tế tồn trái ngược hẳn với những gì họ nói. Tôi nêu lên cho thấy một bên là tuyên truyền của chế độ, còn đây là những hình ảnh thực sự, đây là hình ảnh mà họ muốn tô vẽ về điều mà họ gọi là một nơi chốn tuyệt diệu, còn đây là lời khai của những người đã từng sống ở những nơi chốn đó."
Một người Bắc Triều Tiên đào tỵ lên tiếng trong cuốn phim: "Trong tôi chất chứa đầy những thù ghét Bắc Triều Tiên, chế độ đã sát hại gia đình tôi."
Những hình ảnh thực được ghi trong những thước phim rất hiếm hoi, vì thế đạo diễn Heikin đã thêm vào một số những hình ảnh nghệ thuật, như múa minh họa chẳng hạn.
Bà cho biết từ nhiều năm bà đã muốn làm cuốn phim này để bày tỏ phẫn nộ về những nơi mà bà gọi là "trại tập trung" ở Bắc Triều Tiên. Bà nói: "Và tôi cũng cho rằng chẳng có thể qui lỗi cho ai ngòai Kim Jong Il và cái chế độ đó, tôi cho rằng cho dù người ta muốn sử dụng chính trị để bẻ cong sự việc, và bất kể là quí vị nghĩ gì về sự chia cắt của Triều Tiên năm 1945 và những rối loạn tang thương của cuộc chiến, sự thực về trại tập trung khơng là lỗi lầm của ai ngoại trừ chế độ Bắc Triều Tiên."
Tất cả những người đào tỵ trong cuốn phim "Kimjongilia" giờ đây đều sống ở Nam Triều Tiên, hầu hết đã liều mạng bất chấp hiểm nguy lén trốn sang Trung Quốc trước. Những câu chuyện riêng tư của chính cá nhân họ về nạn buôn người để bán vào nghề mại dâm, tra tấn và cái chết của những người thân yêu đã dệt thành một bối cảnh đen tối cho nơi mà Bắc Triều Tiên tự gọi là thiên đường.
Đạo diễn Heikin cho biết "Nếu bị lôi cuốn vào câu chuyện thì quí vị có thể hiểu được. Cuốn phim không những chỉ là một cú giáng mạnh vào tâm não vì nó kinh hòang. Nhưng nó còn tạo được nguồn cảm hứng trong một cách thế rất là kỳ diệu."
Bà nói rằng thuật lại câu chuyện của những người dân Bắc Triều Tiên bình thường đã trở thành một đam mê, và sau "Kimjongilia" bà có thể sẽ còn sản xuất tiếp những cuốn phim khác trong tương lai.
Đọc nhiều nhất
1