Đường dẫn truy cập

Ông Tập kêu gọi xây dựng ‘cầu nối’ giữa bối cảnh xung đột thương mại, ngoại giao


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (28/6) kêu gọi xây dựng “những cầu nối” trong nền kinh tế toàn cầu, giữa lúc Bắc Kinh vật lộn với những tranh chấp kinh tế và an ninh với các nước láng giềng và đối tác thương mại trên khắp thế giới.

Phát biểu tại hội nghị kỷ niệm các nguyên tắc chỉ đạo đối ngoại của Trung Quốc được xây dựng lần đầu tiên cách đây 70 năm, ông Tập nói Trung Quốc sẽ không bao giờ rời bỏ con đường phát triển hòa bình.

Nói với những người tham dự hội nghị, trong đó có cựu Tổng thống Myanmar Thein Sein và cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, ông Tập nói rằng Trung Quốc cũng sẽ không trở thành một quốc gia “độc tài” hà hiếp các quốc gia khác.

“Đối mặt với lịch sử hòa bình hay chiến tranh, thịnh vượng hay thống nhất hay đối đầu, hơn bao giờ hết, chúng ta cần phát huy tinh thần và nội hàm của Năm nguyên tắc chung sống hòa bình”, ông Tập nói.

Năm nguyên tắc này xuất hiện lần đầu tiên trong một hiệp ước năm 1954 đạt được với đối thủ khu vực là Ấn Độ về biên giới Himalaya của họ. Tuy vậy, các quan chức Ấn Độ vẫn vắng mặt ở hàng ghế đầu dành cho các vị khách danh dự.

Kể từ những năm 1950, Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc từ chỗ không được Liên Hiệp Quốc công nhận đã trở thành dấu ấn ngoại giao lớn nhất thế giới và là lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ hai.

Bắc Kinh giờ đây báo hiệu mong muốn được các nước khác coi họ là một đối thủ nặng ký về ngoại giao, ngay cả khi các nước khác cáo buộc họ cưỡng ép kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh.

Sau khi Trung Quốc làm trung gian cho việc giảm căng thẳng bất ngờ giữa Iran và Ả Rập Saudi vào năm ngoái, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị, nói nước này sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc giải quyết các vấn đề điểm nóng toàn cầu.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh không sẵn sàng lên án Nga xâm chiếm Ukraine và theo đuổi “mối quan hệ đối tác không giới hạn” với Moscow đã tạo ra những trở ngại cho tham vọng đó và khiến Trung Quốc bỏ qua hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine ở Thụy Sĩ hồi đầu tháng này.

Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, nơi Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền, cũng khiến các quan chức Mỹ phải nhắc nhở Bắc Kinh rằng các nghĩa vụ trong hiệp ước phòng thủ chung mà nước này có với Philippines là rất vững chắc.

Mối quan hệ thương mại của Trung Quốc với Liên minh châu Âu cũng trở nên căng thẳng khi khối 27 quốc gia có kế hoạch áp thuế bổ sung đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất, có khả năng mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thuế quan của phương Tây với Bắc Kinh, bắt đầu bằng thuế nhập khẩu ban đầu của Washington vào năm 2018.

EU cáo buộc Trung Quốc gây tràn ngập thị trường của họ với những chiếc xe điện giá rẻ do các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sản xuất, vốn được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp lớn của nhà nước.

“Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế, điều chúng ta cần không phải là tạo ra những hố sâu chia rẽ mà là xây dựng những cầu nối liên lạc, không phải vén lên bức màn sắt đối đầu mà là mở đường cho hợp tác”, ông Tập nói thêm.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG