Cộng tác viên VOA ghi lại một số hình ảnh trong chuyến thăm làng lặn hải sâm Bình Châu.
Ban đầu, tôi cứ nghĩ chỉ riêng xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi mới có nhiều người đi lặn hải sâm ở vùng biển nước ngoài. Nhưng không, tôi đã nhầm.
Nghề lặn hải sâm có một ma lực khó tả, dù biết là nó nguy hiểm đến tính mạng nhưng người ta vẫn không bỏ nghề. Những cơn tai biến áp suất dẫn đến tàn tật vĩnh viễn và cái chết đã khá dày trong kỉ yếu nghề lặn Bình Châu.
Nếu như làng chài Lý Sơn luôn bất an bởi ngư dân luôn bị tàu TQ đâm chìm, thì làng chài Sa Kỳ lại luôn thấp thỏm bởi lựa chọn chẳng đặng đừng của họ. Đó là đánh bắt trộm ngoài khơi.
Palau năm 2015 đã nổi lửa đốt 4 tàu cá của Việt Nam sau khi bắt giữ các tàu này vì đánh bắt hải sản trái phép. Trên khoang của các tàu này chở đầy cá mập, tôm hùm và hải sâm đánh bắt được trước đó.
Giám đốc Điều hành Cơ quan Quản lý Tài nguyên Đại dương Quốc gia Liên bang Micronesia đưa ra nhận định thẳng thắn về sự giao tiếp của Việt Nam với nước ông trong cuộc phỏng vấn với VOA.
Tại một hội thảo được tổ chức vào đầu tháng 5, các nước bị ảnh hưởng bởi tình trạng tàu cá Việt Nam đánh bắt trái phép ngồi lại chia sẻ kinh nghiệm và bàn cách thức ứng phó. Sự phản hồi của Việt Nam là một trong những chủ đề thảo luận chính.
Trên hòn đảo Pohnpei thuộc Liên bang Micronesia, hải sâm được tiêu thụ như một loại thực phẩm và thường được đóng vào những chai nước tái chế và được bày bán ở các chợ.
Nhiều tàu cá chủ yếu từ Quảng Ngãi đã đổ tới đảo quốc nhỏ bé và biệt lập này ở trung Thái Bình Dương để bắt trộm hải sâm. Nhà chức trách ở đây ngày càng lo ngại về quy mô của tình trạng này.
Tải thêm